Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh chi tiết ngữ văn 9

0
15018
soan-bai-phong-cach-ho-chi-minh

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà đầy đủ dành cho các em học sinh. Hướng dẫn chi tiết soạn bài “Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà dưới đây giúp các em học sinh có cái nhìn toàn cảnh về tác phẩm, những ý chính để dễ dàng triển khai trong quá trình làm bài tập và trả lời chi tiết các câu hỏi trong chương trình SGK Ngữ văn 9

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh về tác giả

-Phong cách Hồ Chí Minh được viết bởi tác giả Lê Anh Trà (1927-1999). Ông sinh ra và lớn lên tại Phổ Minh, Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi. 

-Ông là Đảng viên ưu tú, nhà văn nhà quân sự tài giỏi và được phong hàm giáo sư vào năm 1991. Trong những năm chống Pháp, tác giả Lê Anh Trà là chủ tịch liên đoàn Văn hóa Cứu quốc ở Quảng Ngãi. 

-Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như “ Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà thơ triết lý ( 1957) , tác phẩm “ Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” (1982). Đặc biệt không thể không nhắc đến bài viết “ Phong cách Hồ Chí Minh” đã đưa ông đến gần với độc giả hơn. 

2. Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh về tác phẩm

Xuất xứ tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh là một đoạn trích trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong quyển “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” xuất bản năm 1990, thuộc thể loại văn bản nhật dụng. 

Bố cục: Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh có hai cách chia bố cục, hai cách chia đều đúng và tùy thuộc vào mạch truyền đạt của giáo viên.  

Bố cục 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến đoạn … rất hiện đại: Thời gian Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. 
  • Phần 2: Tiếp theo đến đoạn … hạ tắm ao: Miêu tả vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Phân tích ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. 

Bố cục 2 phần: 

  • Phần 1: Từ đầu đến đoạn … nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại: Diễn tả sự tiếp thu văn hoá, tinh hoa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Phần 2: Đoạn còn lại : Lý giải vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. 

 

Giá trị nội dung: 

Bài văn “ Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà” nổi bật với hai giá trị nội dung sâu sắc: 

Phong cách Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự thanh cao nhưng vẫn vô cùng giản dị. Các lập luận chặt chẽ của tác giả Lê Anh Trà cùng với những dẫn chứng cụ thể, xác thực đã miêu tả chân thật nhất về phong cách Hồ Chí Minh giản dị nhưng vẫn vô cùng thanh cao. 

Bài văn không hề dài nhưng người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ nhất về lối sống của Bác và để lại trong lòng bạn đọc sự ngưỡng mộ đối với vị lãnh tụ  đáng kính này. Nội dung bài viết còn là bài học giá trị cho thế hệ trẻ, những người đã, đang và sẽ tiếp thu những giá trị văn hóa thế giới khi đất nước đang trong đà hội nhập. 

Giá trị nghệ thuật: 

Bên cạnh giá trị nội dung nhân văn, giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng là yếu tố tạo lên sự thành công của tác phẩm. Tác giả Lê Anh Trà đã kết hợp giữa kể chuyện và bình luận để tạo ra một tác phẩm vô cùng lôi cuốn người đọc. Các chi tiết trong tác phẩm cũng được lựa chọn chi tiết và có chọn lọc, đó phải là những chi tiết mang tính trọng tâm nhất, không lan man. 

Bên cạnh đó việc sử dụng thơ ca, dùng từ hán việt  và nghệ thuật đối lập để tạo lên sự gần gũi, lôi cuốn cho tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh. 

3. Tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời gian khổ, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và thông thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung, Nga … Tuy thời gian bôn ba ở nước ngoài không ngắn, tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng không hề ảnh hưởng đến tính cách của một người Việt Nam chất phác, giản dị. Từ cuộc sống hàng ngày đến phong cách làm việc, nếp sống giản dị và thanh đạm của chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng khác gì những bậc danh nho ngày xưa. Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề được thần thánh hóa lên hay tạo ra sự khác biệt giữa mọi người mà đó là một cách sống cao đẹp, một cách tu dưỡng tinh thần của Bác.

 

Hướng dẫn đọc hiểu 

Câu 1 sách giáo khoa trang Ngữ văn 9 tập 1 – trang 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn kiến thức sâu rộng như vậy bởi vì: 

Ngay từ đầu tác phẩm, chúng ta đã được biết đến vốn kiến thức sâu rộng của chủ tich Hồ Chí Minh. Bác không chỉ hiểu biết về các dân tộc khác nhau trên thế giới mà Bác còn nắm vững văn hóa từ Đông sang Tây, từ các nước Châu Á láng giềng cho đến các nước bạn Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi… 

Để có được vốn kiến thức sâu rộng đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải: 

  • Học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, việc học của Bác chưa từng dừng lại cho dù Bác đi đến bất cứ nơi đâu
  • Đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, làm đủ mọi loại công việc khác nhau đã giúp Bác có được những bài học về văn hoá, dân tộc, bài học từ thực tiễn lao động. 
  • Luôn học ngoại ngữ của các quốc gia Bác đã đặt chân đến 
  • Học tập nhưng không bị đồng hóa văn hóa, Bác luôn lựa chọn học tập, nghiên cứu văn hóa tinh hoa mà không bị đồng hóa một cách thụ động. Để rồi dù đi xa quê hương nhiều năm, Bác Hồ vẫn giữ vững được tâm tính của người Việt yêu quê hương, đất nước. 

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 8

Biểu hiện lối sống bình dị của chủ tịch Hồ Chí Minh

Lối sống bình dị của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương để lớp người sau học tập, phát huy. Lối sống đó thể hiện rõ ràng nhất qua phục trang, nơi ở và chuyện ăn uống hàng ngày của Bác. 

  • Nơi ở: Dù ở cương vị lãnh đạo, chủ tịch Hồ Chí Minh không lựa chọn ở trong những ngôi nhà xa hoa. Bác luôn lựa chọn ở trong ngôi nhà sàn độc đáo, đồ đạc trong nhà cũng hết sức đơn xơ và mộc mạc. Ngôi nhà Bác ở bình thường như bất kỳ ngôi nhà nào của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ xây dựng Tổ quốc.
  • Phục trang: Không phải là những bộ comple như những nguyên thủ quốc gia khác. Bác luôn lựa chọn những bộ trang phục giản dị như áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép cao su… Hình ảnh giản dị của Bác luôn in hằn trong tâm trí của mỗi người con Việt Nam. Khi nhắc đến Bác là hình ảnh người cha già bình dị đó lại hiện lên vô cùng rõ nét. 
  • Ăn uống: Bác luôn yêu thích những mon ăn đạm bạc mang hương vị quê hương. Đó là cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà pháo hay cháo hoa.

Có lẽ, không có vị nguyên thủ quốc gia nào lại có một cuộc sống giản đơn, không hề xa hoa như Bác. Lối sống đó chính là nét đẹp của văn hóa dân tộc, luôn gắn liền với nhân dân và vì dân hi sinh hết mình. 

 

Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 8

Lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa sự giản dị và thanh cao

Vẻ đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là sự kết hợp giữa sự giản dị và thanh cao. Đó là một lối sống đẹp về tâm hồn, không phải sự khắc khổ nghèo khó hay sự thần thánh hóa bản thân. Bác sống một cuộc đời đơn giản và tự nhiên từ nơi ở cho đến vấn đề ăn uống thường ngày. Lối sống của Bác giống như một quan niệm về thẩm mỹ, đem lại sự tự tại giống như những bậc hiền triết quay về với cuộc sống điền viên. 

Câu 4 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 8

Cảm nhận về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh 

Chủ tích Hồ Chí Minh hay còn được nhân dân Việt Nam gọi thân thương là Bác Hồ. Người đã dành cả cuộc đời của mình để đi tìm con đường sáng cho dân tộc. Con người của Bác là sự kết hợp vô cùng đặc biệt giữa vẻ đẹp truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại. Việc học tập không ngừng và tiếp thu những tri thức chọn lọc có ích chính là chìa khóa giúp Bác từng bước đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nước nhà. 

Là một vị lãnh tụ vĩ đạị, kiến thức uyên thâm nhưng Bác chưa bao giờ tự cao và vẫn không ngừng học tập. Trong đời sống hàng ngày của Bác, vẻ đẹp thanh cao, giản dị lại càng rõ nét hơn. Từ nơi ăn chốn ở, cho đến những bộ quần áo thường ngày, Bác luôn lựa chọn sự đơn giản, không cầu kỳ và chân chất nhất. Phong cách Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn là một tấm gương để thế hệ mai sau học tập và noi theo. 

 

Hướng dẫn phần luyện tập 

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 8

Câu chuyện 1: Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ

Câu chuyện được kể lại bởi Bà Nguyễn Thị Liên, làm việc tại Văn phòng Phủ chủ tịch. Bà kể rằng quần áo của Bác rách không thay luôn mà phải vá đi vá lại, đến cả chiếc áo gối của Bác khi bị rách cũng phải vá lại để dùng, Bác không cho bỏ đi. Bà còn kể rằng khi ở chiến khu Việt Bắc, trong một lần đi công tác về muộn, khi nấu cháo cho Bác, Bác dặn lấy cơm nguội để nấu vừa nhanh chín lại tiết kiệm được gạo. Lúc ấy ai cũng cảm động vì sự giản dị, tiết kiệm của Bác. 

Câu chuyện 2:  Đôi dép cao su 

Đôi dép của Bác Hồ được làm từ lốp xe ô tô quân sự của thực dân Pháp. Đôi dép đã theo Bác đi khắp mọi nơi, từ Hà Nội cho đến chiến khu Việt Bắc. Đôi dép đó đã theo Bác rất nhiều năm, đến mức các chiến sĩ còn khuyên Bác đổi đôi khác nhưng Bác bảo “ còn đi được” . Có một lần trong chuyến đi công tác tại Ấn Độ, mọi người dấu đôi dép của Bác đi thay bằng một đôi giày mới. Khi đó Bác nói rằng “ nước ta còn chưa độc lập hoàn toàn, dân còn đói khổ, Bác đi dép cao su và đi đôi tất mới là đủ lịch sự rồi”. Nghe Bác nói vậy, các chiến sĩ trả dép lại cho Bác. Và trong suốt thời gian ở Ấn Độ, nhiều người quan tâm đến đôi dép của Bác khiến các chiến sĩ phải chú trọng canh trừng “ đôi dép kỳ diệu đó”. Còn rất nhiều mẩu chuyện nhỏ liên quan đến đôi dép của Bác và những bài học giản dị, tiết kiệm từ Bác mà chúng ta được nghe kể lại từ những người phục vụ quanh Bác. 

 

Tham khảo thêm:

Các tác phẩm ôn thi vào 10