Đề cương ôn thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

0
2295

Để giúp các em học sinh khối 6 ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới, HOCMAI đã tổng hợp để gửi tới tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức chi tiết nhất. Bài viết bao gồm phần tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm đã học cũng như một số bộ đề có hướng dẫn giải để giúp các em tham khảo cũng như ôn luyện. 

⇒ Tham khảo thêm:

I – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 KHTN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề 1: Khái quát khoa học tự nhiên

1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

– Khái niệm khoa học tự nhiên

– Vai trò của khoa học tự nhiên

2. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

– Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

  • Vật lí học
  • Hoá học
  • Sinh học hay sinh vật học
  • Khoa học Trái Đất
  • Thiên văn học

– Vật sống và vật không sống

  • Vật sống có biểu hiện sống như việc trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, phát triển, sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản.
  • Vật không sống là vật không có biểu hiện sự sống.

3. Quy định an toàn khi thực hành và một số dụng cụ đo

– Quy định an toàn khi học ở trong phòng thực hành

– Ký hiệu cảnh báo ở trong phòng thực hành:

  • Ký hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, có viền đỏ, nền trắng.
  • Ký hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: Hình tam giác đều, có viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
  • Ký hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra: Hình vuông, có viền đen, nền đỏ cam.
  • Ký hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: Hình chữ nhật, có nền xanh hoặc đỏ.

– Giới thiệu về một số dụng cụ đo

– Kính lúp và kính hiển vi quang học

Chủ đề 2: Các phép đo

1. Đo chiều dài

– Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

  • Đơn vị đo chiều dài ở trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), có kí hiệu là m.
  • Để đo chiều dài của một vật, người ta có thể sử dụng thước.

– Thực hành đo chiều dài

2. Đo khối lượng

– Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

  • Đơn vị đo khối lượng ở trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), có kí hiệu là kg.
  • Để đo khối lượng người ta sử dụng cân.

– Thực hành đo khối lượng

3. Đo thời gian

– Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

  • Đơn vị đo thời gian ở trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), có kí hiệu là s.
  • Để đo thời gian người ta sử dụng đồng hồ.

4. Đo nhiệt độ

– Nhiệt độ và nhiệt kế

– Các thang nhiệt độ

– Thực hành đo nhiệt độ

Chủ đề 3: Các thể của chất

Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

– Sự đa dạng của chất

  • Những gì tồn tại xung quanh chúng ta được gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hay nhiều chất tạo nên. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể và mỗi vật thể cũng có thể được tạo nên từ nhiều chất khác nhau.
  • Có các loại vật thể sau: Vật thể nhân tạo, vật thể tự nhiên, vật hữu sinh (vật sống), vật vô sinh (vật không sống).

– Các thể cơ bản của chất: Chất tồn tại trong ba thể: rắn, lỏng, khí (hơi).

– Tính chất của chất

  • Tính chất vật lí
  • Tính chất hóa học

– Sự chuyển thể của chất: Trong tự nhiên và trong những hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang một thể khác như: sự nóng chảy, ngưng tụ, bay hơi, đông đặc và sự sôi.

Chủ đề 4: Oxygen và không khí

– Oxygen:

  • Một số tính chất của oxygen
  • Tầm quan trọng của oxygen

– Không khí và các biện pháp bảo vệ không khí:

  • Thành phần không khí
  • Vai trò của không khí trong tự nhiên
  • Ô nhiễm không khí
  • Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ctst-1

Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng

1. Một số vật liệu thông dụng

– Vật liệu: là chất hay hỗn hợp một số chất được chúng ta sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình chế tạo hoặc sản xuất để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

– Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu điện tử, vật liệu cơ khí, vật liệu sinh học, vật liệu composite, vật liệu silicate, vật liệu nano,…

– Mỗi loại vật liệu đều sẽ có những tính chất riêng.

– Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo với sự phát triển bền vững

2. Nhiên liệu và an ninh năng lượng

– Một số nhiên liệu thông dụng như: xăng, dầu, gas,….

– Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng tỏa nhiệt và cháy.

– Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

– Sử dụng nhiên liệu đảm đảm sự phát triển bền vững – an ninh năng lượng

3. Một số nguyên liệu

– Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lý và cần được chuyển hóa để tạo sản phẩm.

– Các nguyên liệu khác nhau sẽ có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng cháy, hòa tan, bay hơi, phân hủy, ăn mòn,… 

– Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và đảm đảm sự phát triển bền vững.

4. Một số lương thực – thực phẩm

– Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate ở trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (chất đạm), calcium, phosphorus, sắt, lipit (chất béo), các vitamin nhóm B (như B1, B2, …) và các khoáng chất.

– Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất béo (lipid), Chất bột (carbohydrate), chất đạm (protein),… mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp những chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Chủ đề 6: Chất tinh khiết, hỗn hợp. Phương pháp tách chất

1. Chất tinh khiết – hỗn hợp

– Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

– Hỗn hợp được tạo ra khi 02 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

– Hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất

– Chất rắn tan và không tan ở trong nước

– Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng chất rắn hòa tan trong nước

– Chất khí tan trong nước

– Dung dịch – dung môi – chất tan

– Huyền phù

– Nhũ tương

– Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương

2. Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

– Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

– Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

– Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi nếu gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng

Chủ đề 7: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống

– Tế bào là đơn vị cơ sở để cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.

– Tế bào được cấu tạo từ 03 thành phần chính là:

  • Màng tế bào: Có chức năng bảo vệ và kiểm soát những chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
  • Chất tế bào: Là nơi diễn ra những hoạt động sống của tế bào
  • Nhân tế bào/vùng nhân: Là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển tất cả hoạt động sống của tế bào

– Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên tới một kích thước nhất định.

Chủ đề 8: Từ tế bào đến cơ thể

1. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

– Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo bởi từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được những chức năng của một cơ thể sống.

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-canh-dieu-1

– Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo bởi nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-canh-dieu-2

2. Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Tế bào → mô → cơ quan → cơ thể

a) Từ tế bào → mô

– Mô là tập hợp một nhóm tế bào có sự giống nhau về hình dạng và chúng cùng thực hiện một chức năng nhất định.

– Ví dụ: mô giậu, mô thần kinh, ….

b) Từ mô đến cơ quan

– Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

– Ví dụ: lá, dạ dày,….

c) Từ cơ quan đến cơ thể

– Hệ cơ quan là tập hợp các cơ quan có cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. Ví dụ: hệ chồi, hệ thần kinh,….

– Cơ thể đa bào được cấu tạo bởi nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo nên hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống. Ví dụ: con mèo, con chó,…

Chủ đề 9: Đa dạng của thế giới sống

1. Phân loại thế giới sống

– Các bậc phân loại sinh vật được sắp xếp thấp đến cao:

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ctst-2

– Sinh vật được chia thành 5 giới gồm: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.

– Khóa lưỡng phân:

  • Khóa lưỡng phân là cách để phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng làm hai nhóm.
  • Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó để phân chia chúng thành hai nhóm cho tới khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.

2. Virus

– Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành 02 nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.

– Virus có 3 hình dạng chính:

  • Dạng xoắn (virus khảm thuốc lá, virus dại,…)
  • Dạng hình khối (virus viêm kết mạc, virus cúm,…)
  • Dạng hỗn hợp (phage)

– Virus vừa có lợi và vừa có hại

  • Có lợi: Sản xuất các loại chế phẩm sinh học (thuốc kháng sinh, vaccine,…)
  • Có hại: Gây ra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây hại cho con người và những loài sinh vật khác

3. Vi khuẩn

– Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, chúng có kích thước hiển vi.

– Đa số vi khuẩn có hình cầu, hình xoắn, hình que, hình dấu phẩy,…

– Vi khuẩn có cấu tạo bởi những thành phần chính là: màng tế bào, thành tế bào, chất tế bào và vùng nhân.

Một số vi khuẩn có thể có thêm lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển.

– Vi khuẩn vừa có lợi vừa có hại

  • Có lợi: Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải hữu cơ và xác sinh vật làm sạch môi trường,…
  • Có hại: Vi khuẩn gây bệnh cho con người và các loài động thực vật,…

II – ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 KHTN LỚP 6 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Dưới đây là 10 đề ôn thi học kì I Khoa học Tự nhiên lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo do HOCMAI tổng hợp (Có hướng dẫn giải chi tiết) gửi tới các em học sinh ôn luyện. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các em hãy tải xuống và photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo được tổng hợp và biên soạn bởi HOCMAI. Các em học sinh hãy tham khảo, ôn tập thật chắc kiến thức, luyện tập làm đề thật nhiều để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi HK1 sắp tới nhé!