Đề cương ôn thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức chi tiết nhất

0
3881
de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ket-noi-tri-thuc

Để giúp học sinh ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới, HOCMAI đã tổng hợp để gửi tới các em Đề cương ôn thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức chi tiết nhất. Bài viết gồm phần tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học cũng như một số bộ đề có hướng dẫn giải để các em tham khảo cũng như ôn luyện. 

⇒ Tham khảo thêm:

I – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 KHTN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

– Đơn vị đo độ dài: kilômét (km), đềximét (dm), mét (m), xentimét (cm), milimét (mm).

– Đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, kilôgram (kg), miligam (mg), gam (g), héctôgam (lạng).

– Đơn vị đo thời gian: giờ (h), phút (min), giây (s), ngày, tháng, năm, thế kỷ,…

– Đơn vị đo nhiệt độ: °C

CHỦ ĐỀ 2: CÁC CHẤT QUANH TA

– 3 thể của chất: thể lỏng, thể rắn và thể khí

– Tính chất vật lí của chất: Thể (rắn, lỏng, khí); 

  • Hình dạng, màu sắc, mùi, vị, kích thước, khối lượng riêng; 
  • Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác; 
  • Tính nóng chảy, sôi của một chất; 
  • Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

– Tính chất hóa học của chất: 

  • Có sự tạo thành chất mới; 
  • Chất bị phân hủy; 
  • Chất bị đốt cháy

– Sự chuyển thể của chất: sự nóng chảy, sự hóa hơi, sự đông đặc, sự ngưng tụ

– Oxygen là một chất khí, không màu, không mùi, không vị, khối lượng nặng hơn không khí, tan ít trong nước. Chất khí Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.

– Không khí là một hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 78% nitrogen, 21% oxygen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NHIÊN VẬT LIỆU – LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM

A. MỘT SỐ NHIÊN VẬT LIỆU

1. Một số vật liệu thông dụng

Vật liệu

Tính chất

Ứng dụng

Nhựa Dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường Dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày
Kim loại Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt. Các kim loại khác nhau còn có những tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, tính bền Dùng để làm xoong, nồi, dây dẫn điện, vỏ tàu, vỏ máy bay,…
Cao su Có tính đàn hồi, có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước Dùng làm lốp xe, gang tay cách điện, vỏ dây điện,…
Thủy tinh Bền với môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất, trong suốt, cho ánh sáng truyền qua Dùng làm đồ gia dụng, dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Gốm Vật liệu cứng, bền với môi trường, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao Dùng làm ngói, bát, cốc, đĩa,…
Gỗ Bền, chắc, dễ tạo hình Dùng làm cửa, sàn gỗ, đồ nội thất

 

2. Một số nhiên liệu thông dụng

Nhiên liệu

Tính chất

Ứng dụng

Than + Cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt 

+ Trong điều kiện thiếu không khí sinh ra khí độc (carbon monoxide) 

+ Dùng để đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ 

+ Nhiên liệu trong công nghiệp

Xăng dầu Chất lỏng, dễ bắt cháy (xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu) Khí hóa lỏng dùng để đun nấu; xăng, dầu dùng để chạy các động cơ như xe máy, ô tô, tàu thủy

 

3. Một số nguyên liệu thông dụng

Nguyên liệu

Thông tin

Quặng – Là các loại đất, đá chứa khoáng chất như các kim loại, đá quý… với hàm lượng lớn 

– Được khai thác từ các mỏ quặng để sản xuất kim loại, phân bón, đồ gốm sứ…

Đá vôi – Đá vôi có ở trong các núi đá vôi, có thành phần chính là calcium carbonate 

– Do bị lẫn tạp chất nên đá vôi thường có màu sắc khác nhau: trắng, xám, vàng…

– Tính chất: tương đối cứng, không tan trong nước nhưng tan trong acid tạo bọt khí 

– Ứng dụng: giá thành rẻ, khá phổ biến, được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi…

 

B. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

1. Các lương thực – thực phẩm thông dụng 

– Lương thực (thành phần chủ yếu là tính bột): gạo, ngô, khoai, sắn… 

– Thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa…được dùng để làm món ăn 

2. Vai trò của lương thực, thực phẩm

– Cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể con người như: tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng,… 

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ket-noi-tri-thuc-1

3. Tính chất của lương thực – thực phẩm

– Lương thực – thực phẩm được chia 2 dạng: 

  • Lương thực – thực phẩm tươi sống: cá, tôm, cua, rau, củ… 
  • Lương thực – thực phẩm đã qua chế biến: cơm, cá rán, thức ăn đóng hộp. 

– Lương thực – thực phẩm rất dễ hỏng trong không khí do nấm và vi khuẩn phân hủy nếu không bảo quản đúng cách. 

– Một số cách bảo quản lương thực – thực phẩm thông thường: đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, ướp muối hoặc đường.

CHỦ ĐỀ 4: HỖN HỢP – TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

A. HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT

1. Hỗn hợp

– Khái niệm: Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần

Ví dụ: nước đường, bột canh, nước muối sinh lí

– Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó

2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

– Hỗn hợp đồng nhất là không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần

Ví dụ: hình 10.2 hỗn hợp nước muối

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ket-noi-tri-thuc-2

– Hỗn hợp không đồng nhất là xuất hiện ranh giới giữa các thành phần

Ví dụ: hình 10.3 hỗn hợp dầu ăn và nước

3. Chất tinh khiết

– Khái niệm: Chất tinh khiết là không lẫn chất nào khác

Ví dụ: nước cất (nước tinh khiết), bình khí oxygen…

4. Huyền phù, nhũ tương

– Huyền phù: là các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

Ví dụ: nước phù sa, nước cam…

– Nhũ tương: là chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác

Ví dụ: nước sốt, hỗn hợp dầu ăn và nước, mĩ phẩm…

5. Dung dịch

– Khái niệm: Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau

– Dung môi là chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn

Ví dụ: Hòa tan muối ăn vào trong nước ta được dung dịch muối ăn. Trong đó

  • Muối là chất tan
  • Nước là dung môi hòa tan muối
  • Nước muối là dung dịch
  • Nhiều chất lỏng khác như acetone, athanol… được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm

6. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

a) Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

– Trong thực thế có những chất rắn tan được trong nước và có những chất rắn không tan trong

nước

Ví dụ:

  • Chất rắn tan trong nước: muối ăn, đường ăn, viên C sủi…
  • Chất rắn không tan trong nước: sắt, nhôm, đồng…

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

– Lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước

  • Nhiệt độ càng cao, lượng chất rắn hòa tan càng nhiều
  • Nước (dung môi) càng nhiều, lượng chất rắn hòa tan càng cao

– Để chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn thì nên khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn

B. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

– Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất, có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách đơn giản như: lọc, cô cạn, chiết.

1. Cô cạn

– Nguyên lí: Sử dụng cách cô cạn để tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó

Ví dụ: Cô cạn dung dịch muối thu được hạt muối

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ket-noi-tri-thuc-3

2. Lọc

– Nguyên lí: Sử dụng cách lọc để tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng (dùng phễu lọc và giấy lọc)

Ví dụ: Lọc hỗn hợp cát và nước

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ket-noi-tri-thuc-4

3. Chiết

– Nguyên lí: Người ta tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết

Ví dụ: Tách hỗn hợp chất lỏng dầu ăn và nước

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-6-ket-noi-tri-thuc-5

CHỦ ĐỀ 5: TẾ BÀO

A. TẾ BÀO

1. Tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, vì vậy tế bào được xem là “đơn vị cơ bản của sự sống”.

2. Hình dạng và kích thước của tế bào

– Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi.

– Các loại tế bào khác nhau về hình dạng và kích thước.

– Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cầu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào lót xoang mũi); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),…

– Kích thước trung bình của tế bào khoảng 0,5-100 µm.

3. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

– Tế bào có ba thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào/vùng nhân. Trong đó, màng tế bào là thành phần thiết yếu xác định sự tồn tại của tế bào.

– Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào; chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào; nhân tế bào (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ) chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

– Có hai loại tế bào: tế bào nhân sơ (chưa có màng nhân cũng như hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc) và tế bào nhân thực (có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc).

– Tế bào thực vật khác tế bào động vật là có thành tế bào (giữ hình dạng tế bào ổn định), lục lạp (chứa sắc tố quang hợp thực hiện chức năng quang hợp) và không bào lớn.

4. Sinh sản của tế bào

– Sự sinh sản của tế bào trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn lớn lên và giai đoạn phân chia.

– Các tế bào con có kích thước nhỏ, nhờ quá trình trao đổi chất mà chúng lớn dần thành những tế bào trưởng thành.

– Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thì sinh sản (từ một tế bào mẹ thành hai tế bào con).

– Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.

B. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

1. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

– Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản…

– Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic, …) vi khuẩn Escherchia coli (E. coli), vi khuẩn lao, …

– Cơ thể đa bào có cấu tạo phức tạp. Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp (ở thực vật), tiêu hoá (ở động vật), hô hấp,… nhờ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các loại tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút, … Cơ thể động vật được cấu tạo từ các loại tế bào như: tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì,… Một số cơ thể đa bào: cây phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng,…

2. Tổ chức cơ thể đa bào

– Ở sinh vật đa bào, cơ thể được tổ chức theo các cấp độ từ thấp đến cao tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.

– Mô bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.

– Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể. Cơ quan thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Cơ quan động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng, …

– Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. Ở cơ thể thực vật, các hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ. Ở cơ thể động vật gồm một số hệ cơ quan như: hệ vận động (xương, cơ); hệ tuần hoàn (tim, mạch máu, máu); hệ hô hấp (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi); …

– Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.

II – ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 KHTN LỚP 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Dưới đây là 10 đề ôn thi học kì I Khoa học Tự nhiên lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức do HOCMAI tổng hợp (Có hướng dẫn giải chi tiết) gửi tới các em học sinh ôn luyện. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các em hãy tải xuống và photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức chi tiết nhất do HOCMAI tổng hợp và biên soạn. Các em học sinh hãy tham khảo, ôn tập kiến thức thật kỹ, luyện tập làm đề thật nhiều để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới nhé!