[Ngữ văn 9]: Hình ảnh người lao động mới qua hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và “Đoàn thuyền đánh cá”

0
45734

“Lặng lẽ Sa Pa” và “Đoàn thuyền đánh cá” là hai tác phẩm khắc họa chân dung người lao động mới tiêu biểu mà học sinh được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Đề tài về người lao động trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. 

Nhiều bạn học sinh còn gặp khó khăn và e ngại khi bắt gặp đề liên hệ, so sánh các tác phẩm văn học, đồng thời đây cũng là dạng đề học sinh rất dễ mất điểm. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách triển khai bài làm với đề bài “Hình ảnh người lao động qua hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và “Đoàn thuyền đánh cá” một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn giải đề “Hình ảnh người lao động mới qua hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và “Đoàn thuyền đánh cá”

Để bài làm thể hiện được mạch tư duy logic rõ ràng, tránh trùng lặp ý, cô Phượng hướng dẫn học sinh triển khai theo hướng như sau:

Hình ảnh người lao động mới trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

(Lưu ý, nên phân tích theo diễn biến thời gian ra đời tác phẩm, văn bản nào được sáng tác trước chúng ta trình bày trước, như vậy sẽ đảm bảo được mạch thời gian cho bài viết).

Với tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”, hình tượng người lao động mới được thể hiện qua vẻ đẹp của đoàn thuyền và vẻ đẹp của chủ nhân con thuyền, và khái quát về nghệ thuật. 

Hệ thống kiến thức tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá - Novateen

Hình ảnh người lao động mới trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”

Với tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hình tượng người lao động mới được khắc họa trọng tâm qua nhân vật anh thanh niên và vẻ đẹp của những con người lao động khác; cuối cùng là bước khái quát lại về nghệ thuật. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

4 điểm cần lưu ý khi cảm nhận truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

So sánh chân dung người lao động mới ở hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” và “Lặng lẽ Sa Pa”

Điểm giống nhau:
Về nội dung: 

Thứ nhất, họ đều là những con người lao động vô danh, đủ mọi thành phần lứa tuổi (có già có trẻ, có nam có nữ, những người lao động trí óc hay dựa trên kinh nghiệm hoặc lao động bằng chân tay,…).

Thứ hai, công việc, điều kiện làm việc của đầy gian khó, thử thách thế nhưng họ luôn mang trong mình nguồn năng lượng tích cực. Đó là sự nhiệt tình, niềm hăng say, mang hết sức lực để cống hiến cho Tổ quốc. 

Cuối cùng, họ sống có lý tưởng và tràn đầy lạc quan, tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc, trong lao động. 

Như vậy, họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. 

Nét tương đồng tiếp theo mà học sinh cần chỉ ra là yếu tố về nghệ thuật. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, cô Phượng cho biết rất nhiều bạn học sinh thường bỏ qua phần này hoặc phân tích thiếu ý dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Nét tương đồng về nghệ thuật học sinh cần chỉ ra khi làm bài về hai tác phẩm này là sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và bình luận. 

>>> Xem thêm mẹo tư duy nhanh cho phần mở bài nghị luận văn học hấp dẫn hơn

Điểm khác nhau:

Về nội dung, hai tác phẩm cho chúng ta thấy hai môi trường sống khác nhau:

tác phẩm thơ là vùng biển, với truyện là vùng rừng. Tuy nhiên, dù là vùng biển hay vùng rừng thì con người Việt Nam thời kỳ ấy vẫn chung một ý chí, một lòng, một mục đích niềm tin xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Vẻ đẹp con người trong “Đoàn thuyền đánh cá” đó là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong sự hoành tráng rộn ràng; Với “Lặng lẽ Sa Pa”, con người hiện lên với vẻ đẹp của sự thầm lặng, cống hiến.

Hai yếu tố trái ngược nhau nhưng dù với thái độ sống, hoàn cảnh sống như thế nào thì ở họ vẫn nổi lên vẻ đẹp của con người lao động mới, đó là sự khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng, tích cực lao động sản xuất, luôn hướng về ngày mai tươi mới. 

Về nghệ thuật, tác phẩm thơ thiên về cảm xúc, giọng điệu khỏe khoắn hào hùng kết hợp tài tình các biện pháp tu từ; Tác phẩm truyện thiên về tình huống truyện, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng.

Một số lưu ý khi làm bài

Cô Phượng lưu ý với các bạn học sinh khi làm bài cần chú ý trình bày rõ ràng, viết đúng chính tả, đặc biệt tên tác phẩm phải để trong dấu ngoặc kép. 

Học sinh trình bày bài viết tách theo các đoạn nhỏ tương ứng với mỗi luận điểm, luận cứ, tránh viết quá dài dòng, không tách đoạn, gây rối mắt cho người đọc. 

Về nội dung trình bày, vì dạng so sánh văn học chúng ta rất dễ viết trùng lặp ý nếu không biết cách sắp xếp, bởi vậy cần rèn luyện tư duy các luận điểm khoa học, bám sát yêu cầu đề bài. Việc sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc chính là vũ khí giúp bài làm của chúng ta dễ gây ấn tượng với người đọc. 

Trên đây là những hướng dẫn của cô Phượng về việc so sánh hình tượng người lao động mới ở hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” và “Lặng lẽ Sa Pa”. Dạng liên hệ, so sánh các tác phẩm văn học trong những năm gần đây là xu hướng ra đề mới. Vì vậy các bạn học sinh lưu ý nắm các yêu cầu và luyện tập đề thật nhiều để thành thạo cách làm bài. 

>> Quý phụ huynh để lại thông tin để được hướng dẫn đăng ký HỌC THỬ miễn phí môn Ngữ văn lớp 6-9 tại đây: https://hocmai.link/Tron-bo-kienthuc-Nguvan-6-9

Đồng thời, các em học sinh đang chuẩn bị lên lớp 7-9 có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2021 – 2022 để trang bị sớm, đầy đủ, toàn diện kiến thức giúp tự tin bứt phá trong năm học mới, xây dựng nền tảng cơ bản, giúp giảm áp lực khi bước vào kì học mới. Chương trình trang bị TOÀN DIỆN kiến thức với đầy đủ tất cả các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD. Với hệ thống bài giảng phù hợp với năng lực của từng học sinh và lộ trình học bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đều có nhiều năm kinh nghiệm và có những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh. Quý phụ huynh – học sinh đừng bỏ lỡ!