[NGỮ VĂN 9]: 4 điểm cần lưu ý khi cảm nhận truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

0
6693

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Thành Long về vùng núi rừng phía Tây Bắc. Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa và những con người lao động thầm lặng nơi đây được ông thể hiện qua giọng văn thấm đẫm chất thơ.

Trong bài giảng dưới đây, thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cần nhớ khi triển khai các bài cảm nhận về tác phẩm này.

Nguyễn Thành Long – nhà văn ngợi ca người lao động trong thời đại mới

Theo thầy Phi Hùng, đối với tác giả Nguyễn Thành Long học sinh cần nhớ được 3 điểm để đưa vào bài viết.

+ Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê tại Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.

+ Phong cách nghệ thuật: sở trường của ông ở thể loại truyện ngắn và ký, chất giọng nhẹ nhàng, trong sáng, thấm đẫm chất thơ.

+ Nội dung chủ yếu trong các tác phẩm: ca ngợi sự nhiệt thành của những con người lao động trong thời đại mới. Cốt truyện đa phần đơn giản nhưng trong đó ẩn chứa những triết lý của cuộc đời.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Hoàn cảnh ra đời

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của nhà văn. Lào Cai là vùng núi rừng hoang vu, trùng điệp của Tây Bắc Tổ quốc, trong đó có thị trấn Sapa – địa danh du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng.

Đây là thời điểm nhân dân miền Bắc đang nỗ lực lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời chi viện, trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.

Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng  một mình trên núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những công việc lặng thầm.

Truyện ngắn được trích trong tập truyện Giữa trong xanh” (1972).

Ý nghĩa nhan đề

Tên gọi “Lặng lẽ Sa Pa” được đặt theo cách đảo ngữ nên nhấn vào vẻ lặng lẽ, thơ mộng, bình yên của Sa Pa đồng thời cũng là nét hoang sơ, vắng vẻ của núi rừng Tây Bắc thực sự đáng sợ thử thách ý chí, lòng can đảm của con người.

Nhan đề thể hiện sự khám phá của tác giả đằng sau vẻ lặng lẽ đó là rất nhiều con người đang làm việc, lao động, cống hiến cho quê hương đất nước một cách âm thầm, lặng lẽ. Đó là sự đối  lập giữa lặng lẽ – âm vang; giữa nghỉ ngơi – làm việc; giữa hưởng thụ – cống hiến. Qua đó nhà văn ca ngợi những con người lao động bình dị đang ngày đêm hăng say làm việc để cống hiến cho cuộc đời.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long (Ảnh minh họa).

Đặc sắc nghệ thuật

– Sáng tạo tình huống truyện độc đáo, thú vị

– Nhân vật được tái hiện từ nhiều góc nhìn khác nhau qua nhiều nhân vật khác nhau.

– Có sự kết hợp yếu tố tự sự, nghị luận, biểu cảm, chất trữ tình đậm nét.

Tình huống truyện giản đơn mà sâu sắc

Xuyên suốt tác phẩm là cuộc gặp gỡ tình cờ của 4 người bao gồm: anh thanh niên, cô kỹ sư, bác lái xe, bác họa sĩ.

– Những người tham gia mang những đặc điểm riêng:

+ Bác lái xe: 40 năm cầm lái trên những cung đường Tây Bắc của Tổ quốc, tính tình vui vẻ, tốt bụng với mọi người.

+ Ông họa sĩ: người nghệ sĩ rất từng trải, khao khát tìm kiếm, chiêm nghiệm những vẻ đẹp của cuộc đời để đưa vào tranh.

+ Cô kĩ sư: vừa mới ra trường đã lên công tác ở miền núi cao Lai Châu, đây là chuyến đi đầu tiên của cô, cô là người Hà Nội, bỏ lại sau lưng cả gia đình, thành phố và tình yêu. Cô đang trong tâm trạng “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.

+ Anh thanh niên: nhân vật trung tâm của tác phẩm. Anh có lý tưởng, suy nghĩ, tình cảm đẹp và phong cách sống đẹp.

Tham khảo thêm:

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

So sánh hình ảnh người lao động trong Lặng lẽ Sa Pa và Đoàn thuyền đánh cá

– Tác dụng:

+ Tình huống truyện làm sáng lên vẻ đẹp của anh thanh niên – nhân vật trung tâm của truyện.

+ Ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động.

– Địa điểm gặp gỡ:

+ Sa Pa: thiên nhiên tươi đẹp, nơi con người nghỉ ngơi.

+ Đỉnh Yên Sơn (cao hơn 2.600m): hoang vu, khắc nghiệt.

=> Ở nơi nghỉ ngơi nhưng vẫn có những con người hăng say làm việc.

=> Giữa tất cả sự vắng vẻ, khắc nghiệt nhưng con người mang phẩm chất đẹp vẫn tồn tại trong cuộc sống thường ngày.

– Thời gian gặp gỡ: cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, ngắn ngủi chỉ 30 phút.

=> Anh thanh niên chỉ là một trong vô vàn những con người tốt đẹp trong xã hội mà ta sẽ gặp trong cuộc hành trình dài, rộng của cuộc đời.

Những nhân vật không tên

Trong truyện ngắn, tác giả không đặt cho các nhân vật những cái tên cụ thể mà gọi chung chung “anh thanh niên, cô kĩ sư, bác lái xe, ông họa sĩ…”. Qua đó Nguyễn Thành Long muốn nhấn mạnh, trên khắp đất nước này vẫn có những con người lao động đang ngày ngày thầm lặng cống hiến. Đó không phải là một ai đó cụ thể mà có rất nhiều người đang ngày ngày cống hiến như vậy và các nhân vật trong câu chuyện này là một trong những đại diện cho những gương mặt ấy.

Như vậy, trong bài giảng trên thầy Nguyễn Phi Hùng đã phân tích 4 điểm học sinh cần nhớ khi viết bài cảm nhận về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Các em có thể đăng ký nhận bài giảng môn Ngữ văn miễn phí của thầy Hùng TẠI ĐÂY

Bên cạnh đó, HOCMAI hiện đang triển khai chương trình Học tốt dành cho học sinh từ lớp 6 – 9 bao gồm khóa Trang bị kiến thức chuyên đề, hướng dẫn phân tích, Soạn văn 9, 8, 7,… và Ôn luyện. Khi đăng ký tham gia chương trình, học sinh sẽ được thỏa sức học với kho hơn 8.000 câu hỏi và tài liệu miễn phí.

Đối với những phần kiến thức còn chưa hiểu, các em có thể đặt câu hỏi ngay dưới mỗi bài giảng và được các biên tập viên giải đáp nhanh chóng thông qua dịch vụ Hỏi đáp 24/7. Phụ huynh nắm sát tình hình học tập của con qua điểm của các bài kiểm tra định kỳ được gửi thường xuyên qua học bạ điện tử.

THÔNG TIN CHI TIẾT PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH XEM TẠI ĐÂY