Kết bài Cố Hương hay nhất

0
645
ket-bai-co-huong

Phân tích tác phẩm cố hương của nhà văn Lỗ Tấn, chúng ta càng hiểu thêm về thực trạng xã hội Trung Hoa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Với phần mở bài, thân bài hoàn chỉnh thì một kết bài Cố hương hay sẽ khiến bài văn của các em học sinh hoàn hảo hơn. Cùng tham khảo ngay 12 kết bài cố hương hay, độc đáo và đặc sắc dưới đây. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích bài Cố hương

Soạn bài Cố hương

Mở bài Cố Hương

Kết bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

 

Kết bài Cố hương mẫu số 1

Qua truyện ngắn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, chúng ta đã thấy được bút pháp nghệ thuật độc đáo của thiên tài văn học Trung Quốc. Một câu chuyện sử dụng đan xen rất nhiều biện pháp từ thực tại đến hồi ức rồi so sánh và đối chiếu để tạo lên một mạch liên kết cho câu chuyện. Bên cạnh đó, bút pháp miêu tả tâm lí, chân dung nhân vật chi tiết mà tinh tế đã khắc họa chi tiết nhất về các nhân vật trong truyện để người đọc có cái nhìn thực tế hơn về một tầng lớp xã hội thời kỳ đó. Cố hương không chỉ phơi bày cho chúng ta cái nhìn chân thực về cuộc sống mà còn đưa ra những nhận định về con đường đổi thay trong tương lai.

 

Kết bài Cố hương mẫu số 2

Qua truyện ngắn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, bạn đọc có thể thấy được sự phê phán xã hội phong kiến cũ cũng như đặt vấn đề về con đường đổi mới của người dân lao động cũng như toàn thể xã hội. Qua cách miêu tả sự thay đổi của quê hương và những con người nơi đây, Lỗ Tấn đã cho người đọc thấy được nỗi buồn, sự bâng khuâng cùng nỗi đau trước hiện thực xã hội đã tàn phá những điều tốt đẹp nhất của quê hương mình.

 

Kết bài Cố hương mẫu số 3

Qua truyện ngắn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, chúng ta thấy được tình yêu quê hương tha thiết của người con đã rời xa quê sau 20 năm trở về. Qua đó, chúng ta càng hiểu thêm được tình yêu quê hương đôi khi không phải là gắn bó trên mảnh đất đấy mà là tìm con đường đổi thay, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho quê hương của mình. 

 

Kết bài Cố hương mẫu số 4

Không chỉ là một nhà văn hiện thực, Lỗ Tấn còn là một nhà cách mạng, nên ngoài việc phơi bày những hiện thực cần thay đổi của đất nước, ông không khỏi hy vọng và mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Thông qua ba nhân vật Nhuận Thổ, Thủy Sinh và Hoàng, tác giả gửi gắm ước mơ rằng thế hệ sau không bao giờ bị ép buộc phải làm việ, không muốn họ phải lớn lên và ngốc nghếch như nhân vật Nhuận Thổ. Rõ ràng, người dân Trung Quốc cần một cuộc sống mới và một con đường tương lai mới tốt đẹp hơn.

 

Kết bài Cố hương mẫu số 5

Qua truyện ngắn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, ông đã gửi gắm cho chúng ta một thông điệp vô cùng nhân văn và ý nghĩa, đó là “ Trên mặt đất vốn dĩ không có đường. Đường là do con người giẫm nát cỏ ở chỗ chưa có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có… Trong cuộc sống, bất kể là gặp bao nhiêu gian nan trắc trở, chúng ta cần kiên định, bền gan vững chí để mở đường đi tới tương lai tươi sáng” 

 

Kết bài Cố hương mẫu số 6

Tóm lại, thông qua câu chuyện về thăm quê hương sau 20 năm xa cách của nhân vật “ tôi” và những rung cảm về sự đổi thay của quê hương, con người nơi đây, đặc biệt là nhân vật bạn thân từ bé của “ tôi” – Nhuận Thổ. Qua đó, tác giả đã tố cáo một xã hội phong kiến thối nát cũng như đặt ra những vấn về về con đường đổi mới, hướng đi của người dân lao động cũng như của toàn xã hội trước sự đổi thay từng ngày của xã hội. Đọc Cố hương, chúng ta lại càng trân trọng hơn nữa tình yêu quê hương  và nỗi băn khoăn của tác giả về con đường giải phóng người lao động. 

 

Kết bài Cố hương mẫu số 7

Tóm lại, truyện ngắn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn vô cùng đặc sắc bởi cách sử dụng nghệ thuật miêu tả với nhiều chi tiết gợi tả hình ảnh cùng lối diễn đạt vô cùng cuốn hút của tác giả. Cố hương là câu chuyện cảm động kể về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “ tôi”. Ở đây, nhân vật “ tôi” đã có những rung cảm sâu sắc và xót xa trước sự thay đổi của quê hương và những con người nơi đây. Qua câu chuyện, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến cũng như đặt ra những vấn đề để thay đổi quê hương, đất nước. 

 

 Kết bài Cố hương mẫu số 8

Kết cấu đầu cuối ấn tượng của truyện ngắn Cố hương phù hợp với sự suy tư và diễn biến cảm xúc mà tác giả Lỗ Tấn muốn thể hiện qua điểm nhìn của nhân vật “ tôi”. Từ nỗi buồn phảng phất trên đường trở về quê hương cho đến niềm hy vọng về một tương lai, một con đường sáng trên đường rời quê. Dụng ý của Lỗ Tấn khi viết vậy để  thể hiện tình cảm của nhân vật tôi một cách chân thực và sinh động nhất. Truyện ngắn cố hương có tính chất hồi ký với phương thức tự sự là chính, kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm tạo thêm màu sắc cho câu chuyện. 

 

Kết bài Cố hương mẫu số 9

Qua truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn, chúng ta càng cảm thông cho những nhân vật như Nhuận Thổ, những con người bị cuộc sống, hoàn cảnh xã hội o ép và dần dần thay đổi bản tính của mình. Thậm chí khi nói chuyện với người bạn thân thời thơ ấu, những con người ấy cũng phải cân nhắc đến vai vế trong xã hội. Đây cũng là cách mà Lỗ Tấn phê phán chế độ thời bấy giờ đã làm thay đổi bản chất con người và đặt ra vấn đề con người phải làm gì để tìm ra ánh sáng cho quê hương, đất nước. 

 

Kết bài Cố hương mẫu số 10

Truyện ngắn Cố hương thông qua miêu tả một chuyến về quê hương của nhân vật “ tôi đã cho người đọc thấy được những rung cảm mạnh mẽ trước sự thay đổi của quê hương và con người nơi đây. Lỗ Tấn đã từng nói “ Người ta có quyền buồn nhưng không được bi quan”, cố hương chính là minh chứng cho lời của tác giả. Tác giả có thể buồn, đau xót cho những con người bị thực dân phong kiến làm thay đổi bản chất nhưng vẫn không ngừng hi vọng về một tương lai thay đổi tốt đẹp của quê hương, đất nước. 

 

Kết bài Cố hương mẫu số 11

Có lẽ đọc truyện Cố hương của Lỗ Tấn, ít nhiều trong chúng ta cũng dấy lên tình yêu quê hương tha thiết. Có lẽ yêu quê hương không hẳn là bạn luôn gắn bó với quê hương mà yêu quê hương là luôn muốn tìm ra con đường để quê hương ngày càng tốt lên. Trong Cố hương của Lỗ Tấn cũng vậy, nhân vật tôi bên cạnh sự xót xa khi nhìn thấy những thay đổi của quê hương vẫn luôn hi vọng về một tương lai thay đổi nơi đây tốt đẹp hơn.

Kết bài Cố hương mẫu số 12

Qua truyện ngắn cố hương của tác giả Lỗ Tấn đã giúp khơi gợi lên những tình cảm tốt đẹp với quê hương. Bên cạnh đó là sự tố cáo, phê phán chế độ phong kiến cũ đã mài mòn đi nhân cách của con người. Lỗ Tấn là một nhà văn cách mạng và ông đã dùng vũ khí ngôn từ để cảnh tỉnh những con người đang trong tình trạng ngu muội và hèn nhát và đồng thời đặt ra vấn đề con đường tương lai của người nông dân hay của toàn xã hội. 

 

Kết bài là phần tổng kết lại toàn bộ những phân tích, lập luận của các em học sinh trong một bài văn. Một kết bài giống như một nốt nhạc trầm bổng kết thúc toàn bộ một bản nhạc hoàn hảo. Hy vọng với những gợi ý Kết bài Cố hương trên, các em học sinh có thể tham khảo kho tài liệu Soạn văn 9 và tự viết một kết bài cho bài văn của mình.