Kết bài Khi con tu hú hay nhất

0
2782
ket-bai-khi-con-tu-hu

Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu là một bức tranh thiên nhiên mùa hè vô cùng hấp dẫn có khả năng đánh thức mọi giác quan của người đọc khi có đầy đủ màu sắc rực rỡ, hương vị thơm nồng và âm thanh vút cao – những đặc trưng chỉ có nơi làng quê Việt Nam. Nhằm giúp các em có nhiều hơn các cách kết bài phổ biến cho tác phẩm này, mời các em cùng Hocmai tìm hiểu thêm những gợi ý kết bài Khi con tu hú hay và ấn tượng dưới đây nhé!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Khi con tu hú

Mở bài khi con tu hú

Kết bài Quê hương

 

Mẫu 1 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Đặc sắc nghệ thuật lớn nhất của bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu được tạo nên từ những rung động cảm xúc tột đỉnh của tác giả, cùng với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật vừa chân thực, mạnh mẽ cuộn trào cảm xúc nhưng cũng rất tinh tế. Dù chỉ xuất hiện  trong một khoảnh khắc ngắn ngủi trong bài thơ, thế nhưng tiếng chim tu hú gọi hè đã đánh thức tất cả cảnh và tình trong mùa hè năm ấy, mùa hè mà người chiến sĩ cách mạng bị thực dân giam giữ nơi ngục tù.

Mẫu 2 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Tiếng chim tu hú trong tác phẩm “Khi con tu hú” của Tố Hữu dù chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, song mức tác động của tiếng kêu ấy mạnh mẽ đến nỗi làm dậy cả một mùa hè rực rỡ đầy trớ trêu trong tác giả, một mùa hè mà ông đã phải trải qua cảm giác bức bối, ngột ngạt chỉ chực chờ phá tan xiềng xích đang kìm giữ ông trong nhà tù thực dân.

Mẫu 3 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Tác phẩm “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã thay ông nói lên nỗi lòng của ông khi đó – người chiến sĩ cách mạng cộng sản không may bị thực dân Pháp bắt giam: ngột ngạt, bức bối, tù túng đến uất nghẹn. Tiếng chim tu hú khi ấy như một hồi chuông đánh thức cả tâm trí và trái tim ông, giúp ông càng thêm vững tin vào lý tưởng cách mạng, vào hy vọng và khao khát tự do cháy bỏng của mình.

Mẫu 4 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Kết thúc bài thơ, tiếng chim tu hú ấy vẫn “cứ kêu”, như giục giã, như hối thúc thêm những rung động mạnh mẽ trong tác giả. Thông qua bài thơ “Khi con tu hú”, tác giả Tố Hữu đã cho độc giả thêm hiểu sâu sắc hơn sự khao khát tự do và nét đẹp trong tâm hồn ông khi ấy, một nội tâm văn thơ phong phú, mãnh liệt đến cháy bỏng với một tình yêu quê hương gắn bó đầy thiết tha.

Mẫu 5 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” được nhà thơ Tố Hữu chắt lọc và sử dụng những hình ảnh đầy chất thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi hình gợi cảm. Nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển tự nhiên thể hiện trọn vẹn nhất những cảm xúc thiết tha sâu lắng đầy sục sôi trong tim của người chiến sĩ cộng sản khi ấy.

Mẫu 6 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” không chỉ là khúc ca tâm tình thiết tha của tác giả Tố Hữu với quê hương đất nước đang phải mang xiềng xích của thực dân mà còn là niềm khao khát bầu trời tự do đầy cháy bỏng như chim tu hú đang tự do ngoài kia.

Mẫu 7 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Với nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát đầy nhịp nhàng, uyển chuyển, cùng ngôn từ giàu sức gợi hình gợi cảm, bài thơ “Khi con tu hú” còn là vẻ đẹp chân thực của người chiến sĩ cách mạng cộng sản Tố Hữu luôn khao khát tự do để phục vụ hết mình cho lý tưởng cách mạng, cho cộng sản, cho nhân dân đồng bào.

Mẫu 8 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” là một bài thơ lục bát ngắn gọn nhưng rất giàu cảm xúc và nhịp thơ nhịp nhàng, cho chúng ta thấy tinh thần và tâm hồn khao khát tự do mãnh liệt của tác giả Tố Hữu khi ông bị bắt giam tại ngục tù Thừa Phủ năm 1939. Bài thơ như một bức tranh chân dung tự họa đầy sức hấp dẫn, rạng ngời và rực rỡ như mùa hè năm ấy, là hình ảnh đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam đương thời.

Mẫu 9 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Với tài hoa khai thác và sử dụng ngôn từ đầy tính tạo hình và gợi cảm sâu sắc, thông qua tác phẩm “Khi con tu hú”, tác giả Tố Hữu đã khẳng định tài năng của ông: vừa cầm được bút vừa cầm được súng, sẵn sàng góp tình yêu và sức trẻ của mình cho lý tưởng cách mạng cộng sản.

Mẫu 10 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” kết thúc bằng tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài như tiếng lòng tác giả khi ấy: khao khát mãnh liệt “Muốn đạp tan phòng” ngục tù đang giam giữ chân để được tự do, khát khao được cống hiến hết mình cho cách mạng, cho nhân dân!

Mẫu 11 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Dù được ra đời trong giai đoạn phong trào Thơ mới hoạt động mạnh mẽ, song bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu vẫn mang đậm tính dân tộc thể hiện qua thể thơ lục bát trong bài. Kết hợp linh hoạt sáng tạo với giọng thơ tự nhiên, nhịp nhàng gần gũi… đã giúp cho bài thơ đạt được hiệu quả cảm xúc cao nhất: bộc lộ nỗi uất ức, bức bối tột độ khi tác giả bị giam giữ, cũng thể hiện trọn vẹn sự khao khát tự do cháy bỏng của tác giả, khát vọng được trở về với cuộc sống tự do ngoài kia.

Mẫu 12 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” đã hội tụ những điểm độc đáo nhất, đó là thể thơ lục bát đậm tính dân tộc, giọng thơ tự nhiên, nhịp nhàng giàu cảm xúc,… để tạo nên hiệu quả cảm xúc nhất quán trong bài thơ: một tâm trạng ngột ngạt bức bối trong ngục tù, một tình yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt và một tâm hồn tràn đầy sức sống chực chờ “đạp tan phòng” để đạt được khát vọng tự do.

Mẫu 13 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Thông qua bài thơ lục bát “Khi con tu hú”, chúng ta – những độc giả thế hệ sau càng thêm hơn nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu khi ấy. Ở ông ta nhìn và cảm nhận được một thế giới nội tâm vô cùng phong phú, màu sắc, đầy rung động mãnh liệt với nhịp đập, hơi thở của cuộc sống, quê hương cũng như niềm tin và khát khao cháy bỏng của tác giả. 

Mẫu 14 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Tố Hữu – nhà thơ của trái tim rung cảm mãnh liệt, của khát vọng tự do cháy bỏng. Qua bài thơ “Khi con tu hú”, ta thấy được lời bộc lộ tình cảm cảm xúc đầy của tác giả khi ấy: dồn nén đến mức bị ngột ngạt, uất ức, cầm tù, càng khiến cho khao khát “đạp tan phòng” của ông thêm mạnh mẽ để được tự do với lý tưởng cách mạng của mình.

Mẫu 15 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” là một bài thơ lục bát ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc của Tố Hữu, từ bức bối, ngột ngạt với hàng loạt câu từ cảm thán “ôi”, “mất thôi”, cho đến sự bừng tỉnh lý trí và cháy lên khao khát tự do mãnh liệt qua từng ngày giờ trong bốn bức tường nhà tù để có được tự do, giải phóng chính mình.

Mẫu 16 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng hoạt động vô cùng sôi nổi trong suốt cuộc đời cách mạng của mình. Có lẽ vì vậy mà các tác phẩm sáng tác của ông luôn có một sức hấp dẫn đầy sức sống và xuyên suốt tinh thần cống hiến trong tình yêu dân tộc, đất nước. Và bài thơ lục bát “Khi con tu hú” (1939) đã thay ông chứng minh điều đó!

Mẫu 17 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” thật sự là một sự kết hợp hoàn hảo giữa “cảnh” và “tình”. Bên cạnh bức tranh phong cảnh thiên nhiên mùa hè đầy rực rỡ sinh động, tác giả đã gửi gắp và bộc lộ hết tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của tác người chiến sĩ cách mạng cộng sản Tố Hữu dù ông đang bị bắt giam tại nhà tù Thừa Phủ.

Mẫu 18 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Tiếng chim tu hú – tiếng gọi của tự do ấy tha thiết làm sao, thúc giục nóng bỏng làm sao! Nó như đang lên một nỗi niềm khao khát tột độ bên trong người thanh niên cộng sản trẻ Tố Hữu ấy. Đi từ tiếng gọi mùa rộn rã cho đến tiếng gọi thúc giục con người hành động, bài thơ “Khi con tu hú” đã được triển khai theo hướng đi từ bóng tối tù ngục đến ánh sáng của tự do.

Mẫu 19 – Kết bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Đọc lên bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, ta càng hiểu hơn tinh thần, trái tim và nỗi khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang phải chịu cảnh bị nhốt trong ngục tù không có ánh sáng. Qua đó ta càng thêm trân trọng hơn những con người đã sống trọn vẹn vì lý tưởng cách mạng thành công, để ngày hôm nay ta được thừa hưởng những giây phút tự do hòa bình.

Mẫu 20 – Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Chỉ với sáu câu thơ lục bát đầu, bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã sống dậy cả một bức tranh thiên nhiên yên bình đầy màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa hè làng quê Việt Nam. Qua bức tranh đó ta càng cảm nhận được rõ hơn bao giờ khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ trong nhà tù Thừa Phủ.

Mẫu 21 – Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam vào mùa hè ấy đã trở thành bức nền để làm nổi bật hơn tâm hồn và nội tâm phong phú đầy màu sắc và rung cảm của nhà thơ với cuộc sống cũng như khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi ấy.

Mẫu 22 – Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Với bức tranh thiên nhiên về làng quê Việt Nam ngày ấy, tác giả Tố Hữu đã phản ánh một hiện thực đầy khổ cực của chính mình và dân tộc ta khi bị thực dân đàn áp, đồng thời nói lên khát khao tự do mãnh liệt của người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu khi ấy.

Mẫu 23 – Kết bài cảm nhận về 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sắc màu và rực rỡ của làng quê Việt Nam qua bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã giúp ta cảm nhận thật sâu sắc về tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của ông, để rồi từ đó ông thổi vào trong từng câu thơ là một khao khát được tự do đến mãnh liệt, cháy bỏng từng phút giây.

Mẫu 24 – Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện lên thật sắc nét qua 6 câu thơ lục bát đầy đầy màu sắc và hương vị đặc trưng, thế nhưng tất cả đều là bức tranh được nhà thơ Tố Hữu miêu tả lại, hiện lại trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong cảnh lao tù bức bối. Bức tranh ấy càng đẹp và hấp dẫn bao nhiêu, càng làm nổi bật niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi của nhà thơ bấy nhiêu. Qua đây ta cũng thấy được nội tâm của nhà thơ Tố Hữu vô cùng phong phú, nhạy cảm rung động trước từng hơi thở của cuộc sống, của đất nước quê hương.

Mẫu 25 – Kết bài cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những tác phẩm nằm trong tập thơ “Từ ấy” của ông, là một bài thơ đánh dấu mở đầu cho chặng đường sáng tác thơ ca trữ tình của Tố Hữu. Được giác ngộ cách mạng ngay từ rất sớm, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà thơ xuyên suốt một tình yêu quê hương đất nước say đắm, chất thơ giàu trữ tình mà sôi sục, đầy sức sống và tươi đẹp, bộc lộ một cái tôi đặc trưng không thể lẫn đâu được. 

Mẫu 26 – Kết bài phân tích 4 câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nếu tiếng chim tu hú ở 6 câu thơ đầu tín hiệu thông báo chuyển sang mùa hè rực rỡ, thì với 4 câu thơ cuối tiếng chim tu hú đã biến thành lời nhắc nhở thời gian không thể dừng lại chờ đợi bất cứ ai, từ đó đánh thức trong tâm thức người chiến sĩ cộng sản ấy một khao khát tự do cháy bỏng, một khao khát “muốn đạp tan phòng”, đạp tan xiềng xích chính mình và dân tộc trước cảnh thực dân xâm lược và áp bức giày vò.

Mẫu 27 – Kết bài phân tích 4 câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

4 câu thơ cuối của “Khi con tu hú” không chỉ là tiếng kêu báo hiệu mùa hè đã đến, mà còn là tiếng tiếng đời, là tiếng gọi của cuộc sống, của lý tưởng cách mạng đang sục sôi trong người thanh niên trẻ tuổi “say mùi hương chân lí”.

 

Trên đây là những gợi ý cho cách kết bài Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu, một bài thơ đầy màu sắc và khao khát tự do. Hi vọng rằng những gợi ý trên đây đã giúp các em học sinh có được những ý tưởng sáng tạo cho bài văn của các em thêm hấp dẫn và giàu cảm xúc khi làm các bài tập soạn văn 8. Chúc các em thành công!