Lịch sử THCS: Tinh giản khoảng 40 – 50% kiến thức và hướng dẫn ôn tập cho học sinh

0
12045

Cô Lê Thị Thu Hương – Giáo viên môn Lịch sử tại HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh phương hướng học và ôn thi đối với môn Lịch sử khối THCS dựa theo chương trình giảm tải do Bộ GD&ĐT đã công bố.

>>> Xem thêm: Nội dung chương trình giảm tải chương trình học kỳ II các môn học 

Theo cô Lê Thị Thu Hương việc điều chỉnh khung chương trình học kỳ II năm học 2019 – 2020 là rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh khi học sinh vẫn phải nghỉ học dài ngày để tránh dịch. Về nội dung điều chỉnh môn Lịch sử các lớp 6,7,8,9 của khối THCS phù hợp, các bài học ở học kì II đã được hướng dẫn thực hiện giản lược nhưng vẫn đảm bảo kiến thức phổ thông nhất. Một số bài học được gộp lại thành chủ đề đảm bảo kiến thức lịch sử vẫn có sự liên kết, thuận lợi cho người học.

Về cơ bản nội dung chương trình Lịch sử cấp THCS đã giản lược nhiều, so với nội dung học trên lớp bình thường như các năm, học kì II năm học 2019 -2020, với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đã giảm khoảng 40-50% khối lượng kiến thức.

CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI TỪNG LỚP

Nội dung môn Lịch sử khối lớp 6:

Hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã hướng dẫn chủ yếu dạy và học thành 2 chủ đề, 1 bài đã giản lược kiến thức, 1 bài ôn tập học sinh tự học.

Chủ đề thứ nhất: Từ bài 17 đến bài 23, nội dung các bài này đã tích hợp thành chủ đề: Các cuộc đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc (từ năm 40 đến thế kỉ IX). Nội dung chủ yếu cần giải quyết 2 vấn đề lớn:

(1) Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu.

Phần này tập trung vào 2 nội dung:

–  Về chính trị: trực tiếp cai trị, chia quận huyện.

–  Về văn hóa: thực hiện đồng hóa về văn hóa.

(2) Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX

Phần này nội dung tập trung vào Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng (năm 40) và Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân. Giáo viên nên tổ chức dạy học với việc hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê (tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa).

Chủ đề thứ hai: Tích hợp hai bài 26 và 27  thành chủ đề: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X . Tập trung dạy và học vào 2 nội dung sau:

– Họ Khúc dựng quyền tự chủ.

– Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Một bài giản lược kiến thức : Bài 24. Nước Cham – pa từ thế kỉ II đến thế kỷ X.

Mục 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham – pa từ thế kỉ II đến thế kỷ X

(Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực văn hóa).

Bài 28: Ôn tập. Đây là bài giáo viên khuyến khích học sinh tự học để ôn lại kiến thức của dân tộc từ cội nguồn đến thế kỉ X.

Nội dung môn Lịch sử khối lớp 7:

Nội dung kiến thức của lớp 7 học kì II cung cấp cho người học kiến thức lịch sử dân tộc suốt từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, và văn hóa- xã hội.

Trọng tâm kiến thức sau khi giảm tải tập trung vào các nội dung:

  1. Về các cuộc khởi nghĩa:

– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427): Tập trung làm rõ vai trò của Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa; Các sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thông qua việc hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn.

– Phong trào nông dân Tây Sơn: tập trung làm rõ nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn; Các sự kiện chính của các mục II, III, IV ( từ tr.122 đến tr.130 SGK LS lớp 7) hướng dẫn học sinh lập niên biểu.

  1. Về tình hình chính trị:

Tập trung giới thiệu về sự thành lập nhà Nguyễn.

  1. Về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học – kĩ thuật:

– Kinh tế: khái quát các nét chính về kinh tế từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.

–  Văn hóa: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII).

– Giáo dục và khoa học – kĩ thuật: hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu (từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX)

Cô Lê Thị Thu Hương đánh giá khối lượng kiến thức môn Lịch sử THCS giảm tải khoảng 40 – 50%

Nội dung môn Lịch sử khối lớp 8:

Kiến thức của chương trình lớp 8 học kì II tập trung vào nội dung kiến thức lịch sử  Việt Nam từ năm 1858 đến những năm đầu thế kỷ XX.

Sau khi giảm tải cần tập trung vào các nội dung trọng tâm vào các chủ đề sau:

  1. 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884

– Tập trung vào các sự chính qua các mốc thời gian. Nêu được thái độ của nhân dân và thái độ của triều đình đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp qua các sự kiện tiêu biểu.

  1. 2. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX

  – Tập trung làm rõ phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu.

– Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913): Hướng dẫn học sinh lập niên biểu các sự kiện tiêu biểu, cần giải thích thật ngắn gọn tính chất của phong trào này với các cuộc khởi nghĩa nằm trong phong trào Cần Vương.

  1. Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918

– Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam và nêu ngắn gọn các chính sách khai thác.

– Phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất: tập trung vào hai xu hướng cứu nước chính: bạo động và cải cách gắn với hai nhà yêu nước Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Nội dung môn Lịch sử khối lớp 9:

Nội dung kiến thức lịch sử lớp 9 học kì II liên quan đến kiến thức lịch sử từ những năm 20 của thế kỷ XX đến năm 2000.

Sau khi giảm tải, kiến thức trọng tâm cần làm rõ các vấn đề sau:

  1. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời: tập trung hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923 đến năm 1925.
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: (tập trung vào hoàn cảnh lích sử, nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên, ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng).
  3. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1935: Tập trung vào các sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930 -1931 (thời gian, địa điểm, ý nghĩa).
  4. Cách mạng Việt Nam từ năm 1936 đến năm 1945:

Tập trung đến các nội dung từ năm 1941-1945 ( Mặt trận Việt Minh ra đời, vai trò, ý nghĩa; Các sự kiện chính trong diễn biến của Cách mạng tháng Tám diễn ra trên phạm vi cả nước; ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám).

  1. 5. Cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm trước ngày Toàn quốc kháng chiến: tích hợp thành mục: “Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ độc lập dân tộc”.

Tập trung làm rõ nội dung: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám; nêu sự kiện bầu Quốc hội đầu tiên trong cả nước (6/1/1946); Sự kiện Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2 (23/9/1946) và chính sách hòa hoãn của Chính phủ ta với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung chống Pháp ở Nam Bộ.

  1. Cách mạng Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954:

– Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc và nội dung đường lói kháng chiến chống Pháp xâm lược.

– Các cuộc chiến đấu và các chiến dịch từ năm 1946  đến năm 1954.

+ Chiến đấu trong đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: Chỉ nêu ý nghĩa.

+ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950: nhấn mạnh đến  kết quả, ý nghĩa của mỗi chiến dịch.

+ Sự kiện chính của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

– Về chính trị, ngoại giao:

+ Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng  (2/1951): nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa.

+ Hiệp định Giơ-ne-vơ:  tập trung vào nội dung và ý nghĩa của bản Hiệp định.

– Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954).

  1. Cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

– Nêu khái quát ngắn gọn tình hình cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.

– Cách mạng miền Nam (1954 -1975).

+ Phong trào Đồng khởi: Kết quả, ý nghĩa.

+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam: nhấn mạnh âm mưu, thủ đoạn của Mĩ; thống kê các sự kiện tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt”.

+  Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam: nhấn mạnh âm mưu, thủ đoạn của Mĩ; thống kê các sự kiện tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ”.

+  Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 -1973) của Mĩ: nhấn mạnh âm mưu, thủ đoạn của Mĩ; thống kê các sự kiện tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống  “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 -1973).

+ Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:

– Khái quát chủ trương giải phóng miền Nam và lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

– Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam: Chỉ nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định.

  1. Cách mạng Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000.

– Chủ trương và biện pháp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

– Nội dung đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 và khái quát những thành tựu tiêu biểu trong kế hoạch 5 năm (1986 -1990).

Xem thêm:

>>> Phân tích nội dung giảm tải môn Toán khối THCS học kỳ II năm học 2019-2020

>>> Phân tích nội dung giảm tải môn Ngữ văn khối THCS học kỳ II năm học 2019-2020

>>> Lưu ý quan trọng để học tốt môn Hóa học lớp 8, 9 theo chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tư vấn lộ trình học, các lưu ý cho học sinh trong thời gian học kì II 

Nhằm giúp học sinh có phương hướng và kế hoạch học tập cụ thể đối với môn Lịch sử dựa theo chương trình giảm tải của Bộ GD&DDT, cô Lê Thị Thu Hương đã đưa ra những tư vấn và lưu ý dành cho học sinh:

– Đây là giai đoạn củng cố và nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học các bộ môn nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.

– Học sinh nên chuẩn bị tâm thể thoải mái khi học, nêu cao tính tự học, tự nghiên cứu, tự đọc, tự xem tài liệu tham khảo.

– Đọc SGK theo các bài, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm.

– Xem phim tài liệu trên các kênh chính thống các nội dung có liên quan đến nội dung lịch sử.

– Làm các bài tập do giáo viên giao.

– Xem các bài dạy trên ti vi, trên trang của hocmai.vn

– Làm các câu hỏi trắc nghiệm trên các tài liệu khác để củng cố kiến thức.

Như vậy, trong thời gian tạm nghỉ học như hiện nay, học sinh hãy tận dụng khoảng thời gian này để làm cơ hội tự học tại nhà, đảm bảo mạch kiến thức bằng việc học qua truyền hình hoặc học trực tuyến. Theo đó phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt học kỳ II của HOCMAI, gồm các môn học dành cho học sinh từ lớp 6 – 9. Chương trình giúp học sinh nắm chắc kiến thức nền tảng, thành thạo các kỹ năng làm bài thông qua việc luyện tập các dạng bài, chuyên đề thường gặp trong các bài kiểm tra, bài thi, giúp bứt phá điểm số cuối năm.

Mọi thông tin thắc mắc về chương trình vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được giải đáp miễn phí!