Lớp học không khoảng cách: Bài 07 – Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ – Tiếng Việt lớp 5

0
2302

Bài đọc giúp học sinh hiểu thêm về lịch sử nước nhà, về những vị anh hùng dân tộc thông qua hình ảnh Thái sư Trần Thủ Độ. 

Lớp học không khoảng cách: Bài 03 – Don’t ride your bike too fast! – Tiếng Anh lớp 5

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trải qua 4000 năm hào hùng với rất nhiều vị anh hùng dân tộc. Từ những câu chuyện thời Con Rồng Cháu Tiên, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền đến những trang sử hiện đại ghi danh Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… Rất nhiều, rất nhiều những con người đã cùng nhau tạo nên lịch sử, tạo nên đất nước Việt Nam tươi đẹp ngày hôm nay.  

Trong bài giảng này, các em học sinh sẽ có cơ hội được tìm lại cội nguồn dân tộc, hiểu hơn về một trong những người anh hùng như thế.  Đó chính là Thái sư Trần Thủ Độ qua đoạn trích từ “Đại Việt sử kí toàn thư”.

Cô Thu Hoa (HOCMAI) đang đọc diễn cảm bài “Thái sư Trần Thủ Độ” trong bài giảng.

I – Luyện đọc và giải nghĩa từ khó

1. Luyện đọc.

       Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.

        Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:

– Ngươi có phụ nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, ngươi phải chặt một ngón chân để phân biệt.

      Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

      Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

     Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!

     Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

     Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

    Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

– Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

– Quả thật có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)

2. Giải nghĩa từ khó

  • Chuyên quyền: Giành hết quyền lực
  • Xằng: Không đúng sự thật
  • Hạ thần: Cách xưng hô của bề dưới với bề trên trong xã hội xưa.

II – Tìm hiểu nội dung bài

Câu 1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

Khi xin riêng chức câu đương qua Linh Từ Quốc Mẫu, vợ Trần Thủ Độ, thì ông bảo “chặt một ngón chân”. Đây là hình phạt xử lý rất nghiêm minh, dù cho đây chỉ là một chức quan nhỏ.

Thái sư Trần Thủ Độ có hình phạt xử lý rất nghiêm minh đối với người muốn xin ông chức quan qua Linh Từ Quốc Mẫu

Câu 2. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

Người quân hiệu => Ngăn không cho kiệu Linh Từ Quốc Mẫu (vợ thái sư) đi qua => Bị gọi đến => Trần Thủ Độ cho cơ hội trình bày rõ mọi chuyện. 

Khi đã hiểu mọi chuyện, thái sư không trách cứ mà còn thưởng vàng lụa

Ông rất công tâm với người có công với đất nước, biết giữ phép tắc, luật lệ của đất nước đã đề ra.

Câu 3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

Trần Thủ Độ bị tâu với vua là chuyên quyền => Ông nhận lỗi về mình và ban thưởng cho người nói thật (người quan kia). 

Ông là người liêm khiết, tự nhận trách nhiệm về mình. Không phải vị quan nào cũng có thể như vậy.

Trần Thủ Độ là Trần Thủ Độ là người nghiêm minh, thanh liêm, nghiêm khắc với bản thân, đề cao kỉ cương phép nước.

Câu 4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

Trần Thủ Độ là người nghiêm minh, thanh liêm. 

Ông không vì tình riêng bao chê, xử lý những người khác.

Ông là người nghiêm khắc với bản thân, đề cao kỉ cương phép nước. 

Trong lịch sử Việt Nam phải có những người như Trần Thủ Độ, trải qua từng thời kì thì chúng ta mới có một đất nước như ngày hôm nay, sánh ngang hàng với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng hi vọng. Qua bài học, học sinh có hiểu biết thêm về lịch sử của nước nhà về những vị anh hùng của dân tộc.

Ngoài những bài giảng trong chương trình Học online cùng HOCMAI, cha mẹ có thể tham khảo Giải pháp học tốt Học kì II do HOCMAI xây dựng. Chương trình được xây dựng nhằm giúp các con có quá trình học tập tại nhà được thuận tiện, liền mạch hơn. Hiện nay, hệ thống đã có hơn 5000+ bài luyện tập thường gặp, hay xuất hiện trong đề kiểm tra, nội dung bám sát với khung chương trình của Bộ Giáo dục. Cha mẹ cũng có thể kiểm soát được việc học của con thông việc nhận được email thông báo kết quả học tập, lịch sử học tập, học bạ điện tử từ hệ thống và con sẽ được giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng với dịch vụ hỗ trợ 247…

Còn chần chừ gì nữa, cha mẹ hãy đăng ký ngay để nhận về nhiều ưu đãi bất ngờ nhé!

Xem thêm:

Học online cùng HOCMAI: Bài 01 – Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

Lớp học không khoảng cách: Bài 05 – Cách nối các vế câu ghép – Tiếng Việt lớp 5