Lớp học không khoảng cách: Bài 09 – Bảng đơn vị đo thời gian – Cộng, trừ số đo thời gian – Toán lớp 5

0
7382

Cô Mai Quỳnh (HOCMAI) nhắc lại những đơn vị đo thời gian quan trọng và các bước làm phép tính cộng, trừ đơn vị đo thời gian hiệu quả.

Lớp học không khoảng cách: Bài 03 – Don’t ride your bike too fast! – Tiếng Anh lớp 5

I – Bảng đơn vị đo thời gian

1.Các đơn vị đo thời gian

 

2.Quy đổi đơn vị đo thời gian từ tháng sang ngày

 

3.Quy đổi đơn vị đo thời gian từ giờ sang phút và ngược lại

 

4.Bài tập

Câu 1. Đổi các số đo thời gian sau:

6 năm = …72…… tháng (1 năm có 12 tháng. Thì 6 năm có 6 x 12 = 72 tháng)

4 năm 2 tháng = …50……… tháng (4 năm có 4 x 12 = 48 tháng. Cộng thêm 2 tháng được 50 tháng)

3 năm rưỡi = ……42…..tháng (3 năm có 3 x 12 = 36 tháng. Rưỡi là nửa năm, bằng 6 tháng. Vậy, kết quả là 36 + 6 = 42 tháng)

0,5 ngày = …12……giờ (1 ngày có 24 giờ. Nửa ngày có 24 : 2 = 12 giờ)

3 ngày = …72…….. Giờ (3 ngày có 3 x 24 = 72 giờ)

1 ngày 30 phút = …24,5……. Giờ (1 ngày bằng 24 giờ. 30 phút = 30 : 60 giờ = 0,5 giờ. Kết quả là 24 + 0,5 = 24,5 giờ)

Câu 2. Đối các số đo thời gian sau:

12 phút = ……….giờ (Đổi thành 12/60 giờ = 1/5 giờ = 0,2 giờ)

15 phút = ………..giây (1 phút = 60 giây nên 15 phút = 15 x 60 = 900 giây)

30 phút = ………..giờ (Đổi 30 phút = 30/60 giờ = 1/2  giờ = 0,5 giờ)

Câu 3. Cho biết các năm phát minh sau đây thuộc thế kỉ nào?

Kính viễn vọng phát minh năm 1671

Bút chì được phát minh năm 1794

Xe đạp được phát minh năm 1869

Giấy năm 105

HDG

Từ năm 0 tới năm 100 thuộc thế kỉ thứ nhất

Từ năm 101 tới năm 200 thuộc thế kỉ thứ hai

Từ năm 1601 tới năm 1700 thuộc thế kỉ thứ XVII. Vậy Kính viễn vọng được phát minh năm 1671 thuộc thế kỉ XVII

Từ năm 1700 tới năm 1800 thuộc thế kỉ thứ XVIII. Vậy bút chì được phát minh năm 1794 thuộc thế kỉ thứ XVIII

Từ năm 1801 tới năm 1900 thuộc thế kỉ thứ XIX. Vậy xe đạp được phát minh năm 1869 thuộc thế kỉ thứ XIX

Từ năm 101 tới năm 200 thuộc thế kỉ thứ II. Vậy giấy năm 105 thuộc thế kỉ thứ II

Cô Mai Quỳnh (HOCMAI) nhắc lại các đơn vị đo thời gian cơ bản

II – Cộng trừ số đo thời gian

1.Phép cộng số đo thời gian

VD: 

4 giờ 45 phút = (4 + 45/60) giờ = 19/4 giờ

2 giờ 24 phút + 3 giờ 12 phút = (2 + 3) giờ (24 + 12) phút = 5 giờ 36 phút

2.Phép trừ số đo thời gian

VD:

2 giờ 10 phút – 1 giờ 5 phút = (2 – 1) giờ (10 – 5) phút = 1 giờ 5 phút

1 giờ 30 phút – 45 phút = (60 + 30) phút – 45 phút = 45 phút

3.Bài tập

Câu 1. Tính

7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng

= (7 + 5) năm (9 + 6) tháng = 12 năm 15 tháng = 13 năm 3 tháng

3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút

= (3 + 6) giờ (5 + 32) phút = 9 giờ 37 phút

12 giờ 18 phút + 8 giờ + 42 phút

= (12 + 8) giờ (18 + 42) phút = 20 giờ 60 phút = 21 giờ

Câu 2. Tính

23 phút 25 giây – 15 phút 12 giây

(23 – 15) phút (25 – 12) giây = 8 phút 13 giây

54 phút 21 giây – 21 phút 34 giây

= (54 – 21) phút (21 – 34) giây = (53 – 21) phút (60 + 21 – 34) giây = 32 phút 47 giây

22 giờ 15 phút – 12 giờ 35 phút

= (21 – 12) giờ (60 + 15 – 35) phút = 9 giờ 40 phút

Câu 3. Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian?

Giải

Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết số thời gian là:

35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút

Đáp số: 2 giờ 55 phút

Câu 4. Một người đi từ A lúc 6 giờ 45 phút và đến B lúc 8 giờ 30 phút. Giữa đường người đó nghỉ 15 phút. Hỏi nếu không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian?

Giải

Người đó đi từ A đến B trong khoảng thời gian là:

8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút

Nếu không tính thời gian nghỉ thì người đó đi quãng đường AB hết thời gian là:

1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút

Đáp số: 1 giờ 30 phút

Phần kiến thức đơn vị đo thời gian và cộng trừ số đo thời gian là một chủ điểm quan trọng. Ngoài việc sử dụng để giải các bài tập thì đơn vị đo thời gian còn có tính ứng dụng cao trong cuộc sống thường ngày. Bằng hướng dẫn chi tiết từ cô Mai Quỳnh, giáo viên môn Toán của Hệ thống Giáo dục HOCMAI, các em dễ dàng hiểu và biết cách làm bài tập nhanh chóng.

Ngoài ra để con chủ động bổ sung kiến thức kịp thời, cha mẹ hãy tham khảo và đăng ký Giải pháp Học Tốt học kỳ II. Với hệ thống bài giảng đầy đủ, đội ngũ giáo viên giỏi, có phương pháp giảng dạy dễ hiểu, đảm bảo con sẽ nắm chắc kiến thức học kỳ tới. Trong quá trình học và làm bài, mọi thắc mắc của con sẽ được giải đáp nhanh chóng nhờ dịch vụ 247. Bên cạnh đó, HOCMAI còn xây dựng hàng loạt dịch vụ khép kín (email thống báo kết quả, lịch sử học tập, học bạ online,…) giúp cha mẹ nắm chắc tình hình học của con.

Trong mùa dịch này, Giải pháp Học Tốt chính là phương pháp ôn tập hiệu quả cho con Tiểu học cả nước.

Xem thêm:
Toán | Tìm hai số khi biết tổng và ẩn hiệu | HM6 | HOCMAI  

Lớp học không khoảng cách: Bài 05 – Cách nối các vế câu ghép – Tiếng Việt lớp 5

Học online cùng HOCMAI: Bài 01 – Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

Lớp học không khoảng cách: Bài 05 – Cách nối các vế câu ghép – Tiếng Việt lớp 5