Phân tích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

0
2960
phan-tich-ro-bin-son-ngoai-dao-hoang-ava

Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của tác giả Đê-ni-ơn Đi-phô là một trong các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào học tập và giảng dạy thuộc chương trình văn học Ngữ Văn 9. Nhằm giúp các bạn học sinh hiểu sâu về tác phẩm này, HOCMAI đã tổng hợp cũng như lập ra dàn ý chi tiết tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang dưới đây.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích con chó Bấc

Phân tích bố của Xi-mông

Phân tích tôi và chúng ta

 

I. Thông tin về tác giả

Tiểu sử cuộc đời

– Tên thật: Đe-ni-ơn Đi-phô 

– Sinh năm: 1660; mất năm: 1731

– Quê quán: thủ đô Luân-đôn, Anh. 

– Ông sinh ra trong một gia đình theo Thanh giáo.

– Ông được gia đình chạy chọt để vào học tại một trường dòng, với hy vọng sau này sẽ trở thành mục sư. Không lâu sau, ông từ bỏ ước nguyện của gia đình, bước vào con đường kinh doanh.

– Đe-ni-ơn Đi-phô đã trải nghiệm nhiều nghề: lúc buôn rượu vang, thuốc lá; lúc làm chủ xưởng, …; đặt chân tới nhiều nơi như Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đức,… Khi thua lỗ, ông thậm chí phải trốn sang lục địa khác để tránh chủ nợ. 

– Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn khá muộn, khoảng gần sáu mươi tuổi. 

– Ông được nước Anh công nhận là một đại diện ưu tú của Văn học Anh trong giai đoạn thế kỉ XVIII. Ông cũng là nhà báo, học giả kinh tế xuất sắc.

Các tác phẩm nổi tiếng: 

– Đê-ni-ơn Đi-phô đã cống hiến cho nền văn học Anh hàng trăm ấn phẩm bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, tác phẩm châm biếm cũng như các đề xuất, cải cách.

– Các tác phẩm nổi tiếng của Đi phô bao gồm: Rô-bin-xơn Cru-xô sáng tác năm 1719, Thủ lĩnh Singleton viết năm 1720, Moll Flanders xuất bản năm 1722, hay Đại tá Jack viết năm 1722,… 

– Bạn đọc Việt Nam sẽ quen thuộc với tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô”. Đây là tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của ông. 

– Với nghề kinh doanh, ông viết những bài tiểu luận, đề xuất về phát triển kinh tế, mở rộng thương mại hay lịch sử phát triển thương mại,… Ông còn xuất bản tạp chí.

Phong cách sáng tác:

– Nhờ vào việc đi nhiều nơi, làm nhiều việc và thu thập kinh nghiệm phong phú, ông có quan điểm sống và lối viết đặc biệt. Ông sử dụng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, tham gia đầy tích cực vào các hoạt động chính trị của thời đại mình. 

– Với gia tài tác phẩm châm biếm đồ sộ, ông trở nên nổi tiếng với tác phẩm châm biếm xuất sắc tên “Ca ngợi đài bêu”, sáng tác năm 1703.

 

II. Thông tin về tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

– Văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” được trích từ tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”, sáng tác năm 1719. 

– Tiểu thuyết nổi tiếng này được Đi-phô phóng tác lại theo một sự việc có thật thời bấy giờ. Một thủy thủ tên Alexander Selkirk đã bị đắm tàu, rồi lạc trên hòn đảo hoang ngoài khơi Chile. Năm 1709, Alexander Selkirk được đoàn thám hiểm của Woodes Rogers cứu về, với tình trạng gần như trở thành một dã nhân. 

– Khác với câu chuyện có thật này, nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô trong truyện được xây dựng đầy nghị lực, dũng cảm, với sức mạnh lao động chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt. Đi-phô đã cho người đọc thấy những lời tự thuật đầy yêu đời cùng ý chí tồn tại sắt đá trong suốt 25 năm của một người đàn ông, mà cụ thể là Rô-bin-xơn. 

– Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang miêu tả ngoại hình của Rô-bin-xơn sau nhiều năm sống trên đảo, bên cạnh đó còn lột tả vẻ đẹp trong con người anh dù phải sống nơi đảo hoang không dấu chân người.

2. Bố cục Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

– Phần 1 (Từ đầu…. tới “của chúng tôi dưới đây”): Lời tự thuật của Rô-bin-xơn khi nhắc về ngoại hình của mình

– Phần 2 (tiếp theo ……. tới “chẳng khác gì áo quần của tôi”): Trang phục mà Rô-bin-xơn mặc trên người.

– Phần 3 (Từ “Quanh người tôi” tới “bên khẩu súng của tôi”): Những trang bị mà Rô-bin-xơn cầm theo

– Phần 4 (còn lại): Diện mạo khi trên đảo của Rô-bin-xơn

3. Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang 

“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là câu chuyện kể về chàng Rô-bin-xơn, một người ham thú phiêu lưu, trong một lần đi buôn bán đã bị đắm tàu và trở thành người sống duy nhất trong đoàn. Anh lạc vào một hoang đảo và phải sinh tồn tại đây một mình. Dù rất khó khăn, mệt mỏi, cô độc, Rô-bin-xơn đã xoay sở để có cho mình một cuộc sống vui thú, giữ vững tính người và luôn mong được trở về quê hương.

Sau ngót mười lăm năm sống tại đảo hoang, Rô-bin-xơn đã vẽ lại bức chân dung của mình, cũng như tiết lộ về những khó khăn mình gặp phải khi sống một mình trên đảo. Trong anh có những vẻ đẹp của tinh thần lao động, sự yêu đời, lạc quan và ý chí sống mạnh mẽ. 

Năm thứ mười tám, khi biết được mình không phải cư dân duy nhất trên đảo, anh đã xoay xở cứu một người gốc Phi, tên Friday (do anh đặt). Hai người còn cứu thêm 2 người Tây Ban Nha, thủy thủ đoàn và đóng thuyền trở về Anh; kết thúc hành trình cô độc suốt 28 năm. Anh sống hạnh phúc cùng vợ và 3 con tới cuối đời. 

 

III. Phân tích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

1. Lời tự họa chân dung bản thân của Rô-bin-xơn 

Thứ tự lời khắc họa chân dung của Rô-bin-xơn

– Mười lăm năm sinh sống tại đảo hoang khiến bản thân Rô-bin-xơn có những thay đổi rõ rệt. Anh tự cảm nhận chân dung mình đi dạo tại quê hương – nước Anh với vẻ kỳ lạ quái đản, hài hước. 

– Rô-bin-xơn tự họa chân dung với những nét phác đầu tiên về trang phục mặc trên người với trật tự từ trên xuống dưới, tới trang bị, rồi mới tới diện mạo của anh. Khi họa chân dung, trật tự của bức họa phải là gương mặt đi đầu, rồi mới tới trang phục và các phụ kiện khác. Ấy vậy mà với Rô-bin-xơn, gương mặt, diện mạo của chàng lại được đặt ở cuối cùng. 

– Có thể lý giải do Rô-bin-xơn chỉ có một mình, không có gì để soi rọi và cũng không có ai miêu tả diện mạo cho chàng. Ngôi kể thứ nhất cũng giới hạn những gì chàng có thể miêu tả cho người đọc. 

Cách ăn mặc của Rô-bin-xơn thực sự rất kì khôi:

– Thời gian cùng thời tiết khắc nghiệt ở nơi này đã làm cho giày mũ cùng quần áo khi anh mới lên hoang đảo rách tan hết, chẳng dùng được nữa. Sau mười lăm năm, giờ đây những trang phục kì lạ của Rô-bin-xơn được khắc họa rõ rệt khi tất cả quần áo, mũ, ủng đều được làm từ da dê. Không phải là da dê được chế tác đẹp đẽ mà là da dê lột ra rồi xâu lại rồi dùng làm đồ vắt trên người. 

– Xuất thân từ một nước nằm tại khu vực ôn đới bắc bán cầu, nhiệt độ xích đạo quả rất khắc nghiệt với Rô-bin-xơn. Do vậy Rô-bin-xơn bắt buộc phải sử dụng chúng để chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt trên đảo hoang, vốn nằm ở vùng cận xích đạo.

– Chiếc mũ da dê thòng xuống che hết cổ chàng, vừa để chắn nắng mà cũng để che mưa. Nơi rừng thiêng nước độc này, chẳng có gì kinh khủng bằng bị nước vào người. Không chỉ vậy, chàng còn che thêm chiếc dù bằng da dê trên đầu nhằm chắn nắng, ngăn cho đồ đạc bạc màu nữa. 

⇒ Qua trang phục có phần kì khôi, lạ lùng của Rô-bin-xơn, người đọc có thể thấy được sự thiếu thốn cùng khí hậu khắc nghiệt ở đảo. Ấy vậy mà chàng vẫn xoay sở lấy được da dê để chế tác thành quần áo, chứng tỏ Rô-bin-xơn là một người tháo vát, đầy ý chí và nghị lực sống.

Những đồ đạc lỉnh kỉnh Rô-bin-xơn mang theo khi đi trên đảo:

– Rô-bin-xơn bước đi nghênh ngang như một chúa đảo. Nhưng ít ai biết anh đã phải mang theo những đồ gì để giữ an toàn cho bản thân cũng như lường trước các tình huống bất ngờ xảy ra.

– Giắt trên thắt lưng của chàng là một dây đeo bằng da dê với hai quai dùng để bỏ đồ khi đi ra ngoài. Tại quê hương, đó là nơi dùng để các quý ngài bỏ kiếm cùng dao găm, tuy vậy tại nơi này, Rô-bin-xơn chỉ có một mình nên đó là nơi để một cái cưa nhỏ cùng một cái rừu nhỏ. 

– Rô-bin-xơn không có kẻ thù phải chống chọi, nhưng cuộc sống trên đảo lại đầy những nơi chưa khám phá, và chỉ có một mình nên những dụng cụ lao động như vậy là hết sức cần thiết, phải được để ở nơi có thể với tới ngay. Chàng cần chúng để cưa gỗ, rào giậu,… 

– Chàng vẫn cẩn thận mang thêm hai túi đựng thuốc súng cùng đạn ghém sau lưng, cùng khẩu súng. Khi có bất kỳ nguy hiểm gì, chàng có thể sẵn sàng đối mặt. 

⇒ Những trang bị lỉnh kỉnh mà Rô-bin-xơn mang theo đều phản ánh một cuộc sống vất vả, đầy hiểm nguy. Dù không có kẻ thù, Rô-bin-xơn vẫn phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên mang lại. 

Diện mạo của Rô-bin-xơn sau khi ở đảo mười lăm năm:

– Chàng chỉ miêu tả thoáng qua về nước da không nổi đèn chớp dù đã ở vùng đảo hoang cận xích đạo tới mười lăm năm, sau đó quay lại đặc tả bộ ria mép của mình. 

– Người đọc không biết được thêm những đặc điểm khác cùng ngũ quan trên khuôn mặt chàng, như mắt, mũi, miệng, tóc,.. Đây có thể do Rô-bin-xơn không thể thấy được những phần đó, mà bộ ria mép là thứ duy nhất chàng nhìn thấy được. 

– Bộ ria mép của chàng có chiều dài cùng hình dáng kì quái lạ lùng, dọa cho mọi người phải khiếp sợ. Nhưng chàng thỉnh thoảng vẫn tỉa tót cho nó, chăm chút cho hình hài con người, không để mình trở thành một dã nhân. 

⇒ Rô-bin-xơn vẫn giữ tinh thần lạc quan, thậm chí còn chăm chút cho bản thân, giữ lại hình hài, diện mạo một con người dù chỉ đơn độc một mình ngoài đảo hoang.

2. Những vẻ đẹp được truyền tải từ Rô-bin-xơn:

Vẻ đẹp từ tinh thần lạc quan, nghị lực sống mạnh mẽ của Rô-bin-xơn

– Khi một người rơi vào hoàn cảnh đơn độc tại một hòn đảo hoang, rất dễ bị khủng hoảng tinh thần cũng như mắc phải những vấn đề về thể chất. Nhưng Rô-bin-xơn không như vậy, tinh thần của chàng như sắt đá, ý chí sống mạnh mẽ và đầy nghị lực. 

– Rô-bin-xơn đã tự mình sáng tạo trong chính cuộc sống lao động, thể hiện qua việc mày mò trồng lúa mạch, ngô, săn bắt, rồi nuôi dê để lấy thịt và da. Chàng không để mình thiếu thứ gì, kể cả chỗ ở lẫn phương tiện đi lại. 

– Cuộc sống gay go là vậy, nhưng khi khắc họa chân dung của chính bản thân, chàng không hề than phiền sầu khổ. Chàng dùng nụ cười hóm hỉnh khi nhắc tới những thứ trang phục kỳ quặc mà theo chàng: “nếu ai đó ở nước Anh gặp tôi, chắc tôi sẽ làm họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc”

– Những trang phục tự tạo bằng da dê để chống lại hoàn cảnh khắc nghiệt thể hiện ra ý chí cùng óc sáng tạo của Rô-bin-xơn. Chàng muốn có một cuộc sống như một con người, dù chỉ sống đơn côi trên đảo. Đi kèm với trang phục kì dị là đồ nghề lỉnh kỉnh, trông quả là lố lăng. Nhưng bức chân dung của chàng lại hiện lên như một vị chúa đảo đang du hành trên đảo quốc của mình.

–  Ý chí sống cùng tinh thần lạc quan của anh chàng Rô-bin-xơn còn được thể hiện qua chi tiết về bộ ria mép. Rô-bin-xơn đã chăm chút, tỉa tót cho bộ ria của mình; thậm chí còn tạo hình cho nó thành một dáng độc đáo. Chàng nhắc tới bộ ria của mình một cách hài hước, thậm chí còn so sánh với cái móc để treo mũ. 

– Dù sống một mình, Rô-bin-xơn vẫn để ý tới diện mạo của bản thân, thể hiện qua việc giữ gìn da dẻ, cạo râu, chú ý tới sức khỏe bằng cách làm ra những trang phục chống lại thời tiết. 

⇒ Đi-phô muốn khẳng định con người so sánh với thiên nhiên rộng lớn, hoang dã thì vẫn không hề bị khuất phục mà luôn cố gắng để làm chủ lấy bản thân. Bản thân Rô-bin-xơn có đầy đủ những nét đẹp ấy, là một người đáng trân trọng. 

phan-tich-ro-bin-xon-ngoai-dao-hoang

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Vẻ đẹp từ niềm tin yêu cuộc sống, lòng luôn hướng về quê hương.

– Rô-bin-xơn không may rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phải đơn độc nơi đảo hoang đầy thiếu thốn. Tuy vậy, chàng không chán nản, tuyệt vọng mà luôn tin yêu cuộc sống. Chàng nỗ lực kiến tạo cuộc sống của mình, làm nó ngày càng tốt hơn, tận dụng mọi thứ tự nhiên cung cấp và có sẵn để phục vụ cho bản thân. 

– Ở trên đảo, Rô-bin-xơn sống một cuộc sống của con người ngay trên đảo hoang và không nguôi hy vọng sẽ trở về với xã hội loài người.

– Chính ý chí, nghị lực lớn lao ấy đã giúp cho chàng cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, sống được trên đảo hoang tới hơn 28 năm; để rồi cuối cùng được trở về với đất mẹ. 

– Rô-bin-xơn không để thiên nhiên khuất phục mà lại chinh phục được thiên nhiên. Từ anh toát ra vẻ đẹp của niềm tin yêu cuộc sống, trân trọng cuộc đời của chính mình và tình yêu quê hương mãnh liệt.

– Chàng thường nhắc tới quê hương, không che dấu nỗi nhớ quê và sự cô đơn của mình, thậm chí còn tưởng tượng bản thân mặc bộ đồ hiện thời đi trên Yoóc Sai, một con đường tại đất nước cũ. 

– Rô-bin-xơn có khao khát được trở về nhà, được đoàn tụ cùng gia đình, được trò chuyện cùng với con người thật sự chứ không phải trái bóng sơn màu của mình. Đây cũng là một tín hiệu cho thấy niềm tin yêu vào cuộc sống của chàng. 

⇒ Qua chàng Rô-bin-xơn, Đe-ni-ơn Đi-phô muốn đưa một thông điệp sâu sắc tới người đọc: Khi đi trên con đường trưởng thành, đôi khi ta sẽ gặp phải những tình huống đầy éo le, khó khăn ngặt nghèo. Hãy giữ cho mình một tinh thần vững vàng, ý chí quyết tâm nghị lực để cải tạo, thay đổi hoàn cảnh, sống lạc quan trước mọi thử thách. Không được khuất phục, đầu hàng trước sự khó khăn của cuộc sống. 

 

IV. Tổng kết

1. Giá trị nội dung của tác phẩm

Nhà văn Đi-phô đã ca ngợi Rô-bin-xơn như một tấm gương sáng, một mẫu người lý tưởng đầy hoài bão và nghị lực phi thường. Dù rơi vào hoàn cảnh éo le, chàng vẫn không đầu hàng số phận mà vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống của bản thân. 

Qua đó, nhà văn muốn khẳng định một lý tưởng: Con người cần có bản lĩnh, có trí tuệ và sức mạnh để cải tạo và thay đổi ngoại cảnh, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Trước cảnh ngộ khắc nghiệt, hãy sống lạc quan, yêu đời.

2. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất đầy nghệ thuật, miêu tả nhân vật với chiều sâu và độ am hiểu cao. 

– Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật.

– Ngôn ngữ miêu tả tự nhiên, hài hước lém lỉnh, giúp đoạn trích mang không khí lạc quan bất chấp sự khó khăn mà nhân vật chính gặp phải.

Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, một trích đoạn trong tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô” của Đê-ni-ơn Đi-phô. HOCMAI hy vọng rằng các bạn học sinh có thể nắm được dàn ý của văn bản trên chính xác. Nhằm phục vụ cho quá trình ôn tập và học hiệu quả, HOCMAI đã tổng hợp các bài soạn văn, phân tích chi tiết trong Soạn Văn 9, rất mong các bạn tham khảo.