Soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi chi tiết Ngữ Văn 9

0
471
soan-bai-thu-dien-chuc-mung-va-tham-hoi

Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi là một kiểu văn bản thường gặp trong cuộc sống. Đến với bài viết hôm nay, HOCMAI sẽ giới thiệu cho các em những thông tin cần nắm và hướng dẫn chi tiết để các em học sinh chuẩn bị được phần Soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi của mình tốt nhất.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Những trường hợp cần viết Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Trả lời câu hỏi | Trang 202 SGK Ngữ Văn 9 – Tập 2

a) Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?

b) Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể nữa cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) hỏi thăm

c) Cho biết tác dụng và mục đích của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có điểm khác nhau như thế nào?

Gợi ý:

a) 

Các trường hợp cần phải gửi thư (điện) chúc mừng:

  • Khi người nhận có những sự kiện đáng vui mừng, phấn khởi, mang ý nghĩa ví dụ như: được trao tặng huân chương; được trao nhận các học hàm, học vị cao; đạt được các thành tích cao trong học tập và công việc,…
  • Khi người viết gặp phải những khó khăn, trở ngại nào đó khiến họ không thể đến trực tiếp tận nơi để bày tỏ niềm vui với người nhận.

Trường hợp cần viết thư (điện) thăm hỏi:

  • Khi người nhận gặp phải những điều không mong muốn, rủi ro như: ốm đau, bệnh tật, người thân qua đời, gặp phải tổn thất do thiên tai,…
  • Người viết vì có khó khăn, bất tiện nào đó, không thể đến trực tiếp tận nơi để chia sẻ, thăm hỏi.

b) Một số trường hợp cụ thể:

– Gửi thư | điện chúc mừng: 

  • Mừng sinh nhật của bạn; 
  • Mừng đám cưới bạn thân; 
  • Chúc mừng người nhận được tặng thưởng, lên chức; 
  • Chúc mừng bạn bè hoặc người thân đi thi đạt được giải cao,…

– Gửi thư | điện thăm hỏi: 

  • Chia buồn khi bạn thi trượt tốt nghiệp; 
  • Người thân, bạn bè bị bệnh; 
  • Người thân của gia đình bạn bè mất,…

c) Sự khác nhau giữa mục đích và tác dụng của 2 kiểu thư điện trên:

Tiêu chí

Thư (điện) chúc mừng

Thư (điện) thăm hỏi

Mục đích Khích lệ, biểu dương những thành tích, sự thành công,… của người nhận. An ủi, động viên để người nhận cố gắng vượt qua những khó khăn hoặc rủi ro đang gặp phải trong cuộc sống.
Tác dụng Giúp bày tỏ niềm vui của người viết và tăng thêm niềm vui của người nhận. Giúp bày tỏ sự tiếc thương, sự chia sẻ của người viết và giúp người nhận vơi bớt sự lo lắng, nỗi buồn và có thêm quyết tâm, nghị lực để vượt qua các khó khăn, thử thách.

II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Câu 1 | Trang 202 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc các bức thư (điện) sau đây và trả lời các câu hỏi: 

soan-bai-thu-dien-chuc-mung-va-tham-hoi-1

Câu hỏi:

a) Nội dung của hai kiểu thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm có điểm gì giống và khác nhau?

b) Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi qua những ví dụ trên?

c) Lời văn của cả hai kiểu thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi được biểu hiện như thế nào?

d) Lời văn của cả hai kiểu thư điện chúc mừng và thư điện thăm hỏi có điểm gì giống nhau?

Gợi ý:

a)

– Điểm giống nhau:

  • Đều nêu lên lý do gửi thư (điện) và thể hiện sự quan tâm, tình cảm của người gửi đối với người nhận.
  • Đều có những nội dung gồm: họ tên, địa chỉ của người gửi, địa chỉ của người nhận.

– Điểm khác nhau: Về mục đích gửi:

  • Thư, điện chúc mừng: Bày tỏ niềm vui và thể hiện sự chúc mừng.
  • Thứ, điện thăm hỏi: Bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông của người gửi đối với người nhận.

b) Độ dài: Tuy rất ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo trọn vẹn, đầy đủ của nội dung.

c) Tình cảm được thể hiện: Đều là tình cảm chân thành của người gửi đối với người nhận.

d) Điểm giống nhau về lời văn: Ngắn gọn nhưng đầy đủ, chính xác.

Câu 2 | Trang 203 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Thử cụ thể hóa các nội dung dưới đây bằng cách diễn đạt khác nhau. 

– Lý do cần phải viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.

– Cảm xúc và suy nghĩ của người viết đối với tin vui hoặc điều không may, nỗi bất hạnh của người nhận.

– Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.

– Lời thăm hỏi, động viên, chia buồn của người gửi.

Gợi ý:

Cụ thể hóa:

a) Đối với kiểu thư (điện) chúc mừng:

Lý do:

  • Nhân dịp …
  • Nhận được tin bạn| anh| chị| em đạt được …
  • Qua … mình cảm thấy rất vui khi biết được …

Cảm xúc, suy nghĩ của người gửi:

  • Tôi| tớ| em… rất rất vui mừng…
  • Tôi| tớ| em… cảm thấy rất tự hào …
  • Tôi xin thân ái gửi tới … những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
  • Tôi cực vui khi biết …

Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi:

  •  Em| tôi| tớ xin chúc … dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
  • Tôi| em| tớ mong rằng … và đạt được thêm nhiều… trong tương lai.
  • Em| tớ xin chúc anh| chị| cậu… luôn luôn mạnh khỏe, học tập thật tốt và đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa trong học tập, công việc và cuộc sống.

b) Đối với kiểu Thư (điện) thăm hỏi

Lý do:

  • Nhờ phương tiện thông tin đại chúng … tôi| em| tớ được biết …
  • Nhận được tin … tôi| em| tớ xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới …
  • Được biết trong cơn bão| lũ| động đất, …chiều qua, gia đình bạn| anh| chị … đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề …

Cảm xúc và suy nghĩ của người viết:

  • Tôi vô cùng thương tiếc khi biết …
  • Mình| anh| em| tôi hết sức lo lắng| thương tiếc…

Lời thăm hỏi:

  •  Em| mình … xin được chia sẻ nỗi buồn và mong bạn| anh| chị cùng gia đình mạnh mẽ và cố gắng để vượt qua mất mát này.
  • Tôi| mình … xin được bày tỏ sự cảm thông và mong rằng …vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Câu 3 | Trang 203 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Nội dung chính và cách thức diễn đạt của của Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?

Gợi ý:

  • Nội dung thư (điện) cần phải nêu rõ được lý do, lời chúc mừng| lời thăm hỏi và mong muốn người nhận sẽ phải có những điều tốt lành.
  • Cách thức diễn đạt: Cần ngắn gọn và súc tích với tình cảm chân thành.

 

III. Luyện tập soạn bài viết Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Câu 1 | Trang 204 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Hoàn chỉnh lần lượt cả ba bức thư (điện) tại câu 1 – mục II theo mẫu

Gợi ý:

a)

Họ tên và địa chỉ người nhận: Võ Thị A – TP. Hà Nội

Nội dung: Nhân dịp xuân Nhâm Mùi, chúng em xin kính chúc cô và toàn thể gia đình nhiều niềm vui, dồi dào sức khỏe và thành đạt.

Họ tên và địa chỉ người gửi: Tập thể lớp 9A trường THCS Võ Thị Sáu.

b)

Họ tên và địa chỉ người nhận: Nguyễn Thị Thu Hà – Nhà thi đấu trường THCS Võ Thị Sáu

Nội dung: Nhận được thông tin bạn giành được Huy chương Vàng bộ môn Nhảy cao trong Hội khỏe Phù Đổng, cả lớp vô cùng tự hào và cảm phục. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và giành được nhiều huy chương hơn nữa.

Họ tên và địa chỉ người gửi: Tập thể lớp 9C – Trường THCS Phan Bội Châu

c)

Họ tên và địa chỉ người nhận: Chu Thị B – TP. Hà Nội

Nội dung: Qua bản tin truyền hình mình được biết quê hương và gia đình bạn đã chịu nhiều tổn thất trong cơn bão vừa rồi, mình hết sức lo lắng. Xin được gửi đến bạn và gia đình niềm cảm thông sâu sắc và mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua được khó khăn và ổn định lại cuộc sống.

Họ tên và địa chỉ người gửi: Nguyễn Thị D – TP. Quảng Nam

Câu 2 | Trang 204 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Trong các tình huống sau đây, tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng là tình huống nào? Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi là tình huống nào?

(a) Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ

(b) Nhân dịp cử một nguyên thủ quốc gia có mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam được tái đắc cử

(c) Trận động đất lớn gây ra thiệt hại người và tài sản tại một nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam

(d) Bạn thân, đồng thời cũng là hàng xóm của em vừa đạt được giải nhất kì thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh.

Gợi ý:

  • Thư (điện) thăm hỏi: Tình huống (c)
  • Thư (điện) chúc mừng: Tình huống (a), (b), (d), (e).

Câu 3 | Trang 204 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Tự hoàn chỉnh một bức (điện) mừng dựa theo mẫu của bưu điện (xem lại bài tập 1) với một tình huống tự đề xuất.

Gợi ý:

TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

ĐIỆN BÁO

Họ tên và địa chỉ người nhận: Đỗ Thu Ngân – TP. Hà Nội

Nội dung: Khi biết được tin bạn giành được giải Nhất trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU, mình cảm thấy rất rất vui và tự hào về bạn. Mong bạn sẽ cố gắng học tập thật tốt để tiếp tục đạt được thêm những thành tích tốt hơn nữa.

Họ tên và địa chỉ người nhận: Hoàng Thu Chi – TP. Hồ Chí Minh

 

Vừa rồi là bài viết hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi do HOCMAI biên soạn gửi tới các em. Hy vọng rằng với những kiến thức, thông tin được chúng tôi chia sẻ qua bài viết, các em học sinh sẽ nắm được chắc kiến thức và chuẩn bị tốt phần Soạn Văn lớp 9 của mình.