Tài liệu kiến thức trọng tâm & đề thi giữa học kỳ I Ngữ văn lớp 9

0
13612

Tất cả kiến thức trọng tâm và các dạng và thường gặp trong đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 9 đã được HOCMAI tổng hợp lại trong bài viết dưới đây. Các em học sinh 2k8 xem ngay để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài thi giữa học kì I sắp tới.

Nửa đầu học kì I môn Ngữ văn 9 có khá nhiều nội dung đóng vai trò quan trọng không chỉ trong năm học mà còn là nội dung ôn tập trọng tâm cho kì thi tuyển sinh vào 10. Vì vậy, việc ôn tập kỹ càng những nội dung này không chỉ giúp các em có kết quả tốt trong bài thi giữa kì mà còn là tiền đề cho việc ôn tập các kiến thức cho kì thi chuyển cấp sắp tới.

banner-on-thi-giua-ki-inpost

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Đề cương kiến thức trọng tâm ôn tập thi giữa học kì 1 – Ngữ văn lớp 9

Các kiến thức trọng tâm để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn gồm có:

Phần Văn bản: Để ghi nhớ kiến thức quan trọng của một văn bản, học sinh cần chú ý các yếu tố về thể loại, nhân vật, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản đó. Cụ thể như sau:

Tiêu chí Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ Hoàng Lê Nhất Thống Chí – Ngô Gia văn phái Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du Lục Vân Tiên – Bao gồm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt NgaLục Vân Tiên gặ nạn
Thể loại Truyện truyền kì Tiểu thuyết lịch sử theo chương hồi Truyện thơ Nôm lục bát Truyện thơ Nôm lục bát
Nhân vật Vũ Nương – người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, chung thủy, có lòng tự trọng cao cả nhưng số phận bất hạnh, bi thảm Quang Trung là vị vua có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt, bậc kì tài trong việc dùng binh. Vẻ đẹp Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn Ca ngợi hình tượng anh hung Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Nội dung Cảm thương trước số phận người phụ nữ và tố cáo chế độ nam quyền gia trưởng, lễ giáo phong kiến khắt khe Ca ngợi hình tượng vua Quang Trung và phê phán bè lũ bán nước, cướp nước Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp con người Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp con người
Nghệ thuật – Chi tiết kì ảo
– Kết thúc truyện
Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua các chi tiết hành động, lời nói Bút pháp ước lệ tượng trưng, miêu tả ngoại hình dự báo cuộc đời nhân vật Bút pháp ước lệ tượng trưng

 

Các em học sinh có thể tham khảo toàn bộ kiến thức và các tác phẩm trong chương trinh Ngữ Văn 9 tại: https://hoctot.hocmai.vn/soan-van-9-chi-tiet-cac-tac-pham-van-hoc-lop-9.html

Phần Tiếng Việt, để đạt điểm tối đa phần này, học sinh cũng cần chú ý những kiến thức trọng tâm sau:

  • Các phương châm hội thoại gồm: Phương châm về lượng (lượng thông tin không thừa/thiếu); Phương châm về chất (Nội dung chính xác, chân thực); Phương châm quan hệ (Nói đúng đề tài, tránh lạc đề); Phương châm cách thức (Nói ngắn gọn, rõ ràng); Phương châm lịch sự (Tế nhị và tôn trọng)
  • Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: Học sinh cần phân biệt được hai cách dẫn này trong quá trình làm bài thi.
  • Ngoài ra, còn một số kiến thức về Tổng kết từ vựng và Sự phát triển của từ vựng học sinh cũng cần ôn tập kỹ trước khi thi giữa kỳ.

Về phần Tập làm văn, cô Trang lưu ý học sinh kiến thức trọng tâm xoay quanh dạng bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

– Nghị luận văn học: Học sinh cần rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật; phân tích một đoạn văn, đoạn thơ đầy đủ ý, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
– Nghị luận xã hội: Từ một tác phẩm văn học, đề thi có thể yêu cầu học sinh bàn về một vấn đề xã hội.

Các dạng bài trọng tâm trong đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn

Dạng 1: ĐỀ ĐỌC HIỂU

– Các câu hỏi kiểm tra kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, ý nghĩa nhan đề, nhân vật, tình huống.
– Cách trình bày: trả lời đầy đủ ý, thành câu văn hoàn chỉnh, không trả lời cụt lủn.

Ví dụ:

Gợi ý trả lời:

Với đề bài này, thường là những câu hỏi về đọc – hiểu, yêu cầu học sinh nắm rõ về tình tiết truyện, và giải thích được những từ ngữ trong truyện.

Câu 1:
– Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.
– “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:
– Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.
– Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Dạng 2: YÊU CẦU TẠO LẬP VĂN BẢN (ĐOẠN VĂN/ BÀI VĂN)

Đây cũng là dạng bài chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi, do đó học sinh cần lưu ý những nội dung sau:

  • Phân tích nhân vật trong tác phẩm
  • Phân tích một khía cạnh trong nội dung: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo
  • Phân tích một phương diện nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện.
  • Phân tích tác phẩm để minh chứng cho nhận định/ so sánh với tác phẩm khác cùng chủ đề…

Ví dụ: Phân tích ý nghĩ các chi tiết kì ảo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” bằng đoạn văn khoảng 10 câu?

– Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.
– Làm hoàn hỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khát khao được phục hồi danh dự.
– Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
– Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngã, hạnh phúc thực sự đã vĩnh viễn rời xa. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ – giấc mơ về những người phụ nữ tài đức vẹn toàn. Sương khói giải oan tan đi, chỉ còn một sự thực cay đắng: nỗi oan của người phụ nữ không một tràng nào giải nổi. Sự ân hận muộn màng của người chồng, đàn cầu siêu của tôn giáo đều không cứu vãn được người phụ nữ. Đây là giấc mơ, cũng là lời cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về sự giữ gìn hạnh phúc gia đình.

=> Yêu cầu trả lời ngắn gọn, giải thích rõ yêu cầu của đề bài, các ý có sự liên kết chặt chẽ, trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Tổng hợp đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn 9

Dưới đây là tổng hợp 1 số đề thi chính thức giữa học kì I môn Ngữ văn 9 có hướng dẫn giải chi tiết. Các em tham khảo ngay để nắm được cấu trúc đề thi:

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước do HOCMAI tổng hợp:

 

Trên đây là tổng hợp toàn bộ Đề cương ôn thi giữa kỳ I môn Ngữ văn lớp 9 giúp các em ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi giữa kỳ.

>> Xem thêm: Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 Toán lớp 9

Đồng thời, để trang bị kiến thức vững chắc cho năm học cuối cấp, bố mẹ và các em có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2022 -2023 tại HOCMAI. Các khóa học trong chương trình bao gồm các video bài giảng online ghi hình sẵn được thiết kế bài bản và khoa học. Với hệ thống bài giảng được bám sát chương trình SGK kết hợp với bài tập tự luyện và bài tập đánh giá năng lực cuối mỗi chương học, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình và chủ động cải thiện phần còn yếu.