Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều ( Bài 3: Ký)

0
180

Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều

Hệ thống giáo dục HOCMAI đã tổng hợp lại nội dung kiến thức trọng tâm trong suốt nửa đầu học kỳ I của môn ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều để giúp học sinh nắm chắc kiến thức một cách khoa học và đầy đủ nhất. Phụ huynh và học sinh có thể theo dõi nội dung ôn tập ở dưới

Bài 3: Ký

I. Hệ thống kiến thức cần nhớ

1. Văn bản

Tác phẩm Tác giả Nội dung Nghệ thuật
Trong lòng mẹ Nguyên Hồng – Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát tình thương yêu ; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn “trong lòng mẹ”, Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu.

– Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản. Cái xã hội ấy đã làm thui chột đi tình máu mủ ruột thịt của những người trong một gia đình.

– Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.

– Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Văn Công Hùng Qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. – Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.

– Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Thời thơ ấu của Hon-đa Hon-đa Sô-i-chi-rô Đoạn kí “Thời thơ ấu của Hon-đa” kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này. – Tác phẩm viết theo thể hồi kí.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

* Kí 

– Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. 

– Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. 

– Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. 

– Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,…); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất.

* Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba

– Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,… 

– Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra. 

2. Tiếng Việt

2.1. Từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. 

2.2. Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

2.3. Từ mượn

– Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. 

– Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết. Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thực sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.

3. Tập làm văn

Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:

* Định hướng

Để kể về một kỉ niệm, em cần lưu ý:

– Xác định kỉ niệm mình sẽ kể.

– Xây dựng dàn ý cho bài kể miệng.

– Phân biệt cách nói miệng (văn nói) và cách viết (văn viết).

* Dàn ý

– Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm em định kể.

– Thân bài:

+ Địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.

+ Diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (Chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,… đặc sắc đáng nhớ).

+ Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

– Kết bài:

+ Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.

+ Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

1. Đọc hiểu văn bản

1.1 Bài học: Trong lòng mẹ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 54)

– Sự việc chính mà tác giả kể lại trong đoạn trích là sự việc bé Hồng được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách. 

– Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần 3 của đoạn trích (Từ “Nhưng đến ngày giỗ đầu của thầy tôi…” cho đến “không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”).

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 54)

– Qua lời kể của người cô, mẹ của bé Hồng hiện lên là một người đàn bà bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. 

– Ngược lại với lời kể của bà cô, trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật bé Hồng, người mẹ thật hiền từ, thật đáng thương. Cậu bé luôn dành tình yêu thương, sự kính mến mẹ mình dẫu cho bà cô cô ý gieo rắc những ý nghĩ xấu xa về mẹ. 

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 54)

Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ:

Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: “- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”.

Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở

Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

🡪 Bé Hồng là một chú bé nhạy cảm, có tình yêu thương mẹ tha thiết, chân thành, sâu nặng. Được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách, chú bé hạnh phúc, sung sướng đến cực điểm. 

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 54)

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại hồi ký vì đoạn trích đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu với người mẹ bất hạnh bằng ngôi kể thứ nhất, lời kể của cậu bé Hồng. 

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 54)

          Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc về tình cảm chân thành, xúc động mà cậu bé Hồng dành cho mẹ. Mặc dù người mẹ bỏ đi tha phương cầu thực, lâu ngày chẳng có một lá thư, một vài lời thăm gửi nhưng cậu bé Hồng vẫn luôn tin yêu, kính trọng và bảo vệ mẹ mình trước những lời lẽ cay nghiệt, rắp tâm tanh bẩn của bà cô. Để rồi cậu bé sung sướng, vỡ òa trong hạnh phúc khi được gặp lại mẹ, được mẹ vỗ về, âu yếm. Chính tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành dòng nước mát lành xoa dịu những vết thương, giúp cho con người có những giây phút hạnh phúc, bình yên trong cuộc sống. 

1.2 Bài học: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Internet

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 58)

Tác giả của bài du kí đã lựa chọn, giới thiệu: lũ và kênh rạch, ẩm thực, Tràm Chim, đầm sen, Gò Tháp và con người để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 58)

– Tác giả đã thể hiện nhiều cảm xúc đan xen trong chuyến du kí đến Đồng Tháp Mười: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối, đặc biệt là sự trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới. 

– Một số câu văn thể hiện tình cảm ấy:

+ Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều.

+ Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.

+ Con người chợt chùng lại, bâng khuâng, ngơ ngác giữa thế giới sen.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 58)

Bài du kí về một vùng đất mới cần giới thiệu được:

– Cảnh quan thiên nhiên.

– Văn hóa ẩm thực.

– Văn hóa lịch sử.

– Con người.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 58)

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất làm cho bài du kí trở nên chân thực, sinh động và giàu cảm xúc.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 58)

Nếu được đến với Đồng Tháp Mười, em sẽ đến với đầm sen. Bởi lẽ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen – Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Đến đầm sen để hòa mình vào thiên nhiên, để cảm nhận được sự tinh khiết bung nở giữa bùn của loài hoa “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

2. Thực hành tiếng Việt

2.1 Bài học: Thực hành tiếng Việt

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 59)

Chân  a. bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,…
b. bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
c. phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
Chạy  a. (người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp.
b. (phương tiện giao thông) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt.
c. nằm trải ra thành dải dài và hẹp.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 59)

– Mắt: mắt na, mắt dứa,…

– Tay: tay ghế, tay đòn, tay nghề, non tay,…

– Mặt: mặt bàn, mặt đồng hồ, mặt học tập, mặt thi đua,…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 59)

Chín:

Ngữ liệu  Giải thích nghĩa của từ in đậm 
Quýt nhà ai chín (1) đỏ cây – Hỡi em đi học, hây hây má tròn. (Tố Hữu) – chín (1): ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon.
Một nghề cho chín (2) còn hơn chín (3) nghề. (Tục ngữ) – chín (2): giỏi, thành thạo.

– chín (3): số (ghi bằng 9) liền sau số tám trong dãy số tự nhiên.

– Từ chín (1) và chín (2) là từ đa nghĩa.

– Từ chín (2) và từ chín (3) là từ đồng âm. 

Cắt:

Ngữ liệu  Giải thích nghĩa của từ in đậm 
Nhanh như cắt (1), rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. (Sự tích Hồ Gươm) – cắt (1): chim ăn thịt, nhỏ hơn diều hâu, cánh dài và nhọn, bay rất nhanh.
Việc làm khắp chốn cùng nơi – Giục đi cắt (2) cỏ vai tôi đã mòn. (Ca dao) – cắt (2): làm cho đứt bằng vật sắc.
Bài viết bị cắt (3) một đoạn. (Dẫn theo Hoàng Phê) – cắt (3): hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn hơn. 
Chúng cắt (4) lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được. (Tô Hoài) – cắt (4): phân công đi làm việc gì đó theo sự luân phiên, lần lượt. 
– Từ cắt (1) và cắt (4) là từ đồng âm.

– Từ cắt (2) và cắt (3) là từ đa nghĩa. 

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 60)

Câu  Từ mượn  Nguồn gốc 
a. ô tô Auto – Tiếng Pháp
b. xu Sou – Tiếng Pháp 
c. tuốc nơ vít Tournevis – Tiếng Pháp
d. ti vi TV – Tiếng Anh
e. các tông Carton – Tiếng Pháp

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 60)

Không thể thay thế các từ mượn ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt. Vì chưa có các từ gốc Việt tương ứng để diễn tả.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 60)

Theo tác giả, khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt được cảm nhận bằng 5 giác quan:

– Vị giác (nếm được bằng lưỡi).

– Khứu giác (ngửi được bằng mũi: mùi thơm ngọt của dứa, thoảng qua một mùi gì ngọt ngọt,…).
– Thị giác (nhìn thấy bằng mắt: giữa ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật,…).

– Phối hợp cảm giác (dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay liềm,…).

– Thính giác (nghe được nhờ tai: đàn ngọt hát hay, ngọt giọng,…).

2.2 Thực hành đọc hiểu

Bài học: Thời thơ ấu của Hon-đa

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 64)

Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:

– Thời thơ ấu: 

+ “Tuy còn nhỏ, chưa hiểu việc rèn những miếng sắt vụn làm gì nhưng tôi rất thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông”.

+ Chưa đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. 

+ Bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả.

+ Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. 

+ Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

– Khi đi học:

+ Lên lớp 6, tôi thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

+ Khi tôi đọc sách, mọi thông tin vào đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem ti vi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều.

+ Tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.

+ Thấy ô tô, liền bám theo, phấn khích, dí cả mũi xuống mặt đất để ngửi khịt khịt như chó ngửi, lấy tay quệt dầu rồi đưa lên mũi hít vào đầy lồng ngực. Rồi nảy ra ước mơ sau này có thể làm ra xe ô tô.

+ Cứ đi học về là lại cõng em đi xem ô tô.

+ Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước chú phi công.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 64)

Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em ấn tượng nhất với sự việc nhân vật “tôi” khi đang học lớp 2, nghe nói có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su, cách nhà khoảng 20 ki-lô-mét đã tìm mọi cách để đến với buổi biểu diễn đó. Vì hành động đó cho thấy nhân vật tôi là một người bản lĩnh, mạnh mẽ, có quyết tâm để vượt qua những khó khăn, khám phá những điều mới mẻ. Nhân vật tôi cũng là một người có đam mê, có ước mơ đẹp và luôn chủ động để nuôi dưỡng, thực hiện ước mơ của mình.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 64)

Đặc điểm của thể hồi kí trong văn bản này:

– Văn bản viết theo ngôi kể thứ nhất, lời kể của chính tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

– Văn bản thể hiện những cảm xúc chân thực, những suy nghĩ rất trẻ thơ về những kỉ niệm mình đã trải qua và hành trình theo đuổi ước mơ ngay từ những ngày thơ bé của Hon-đa Sô-i-chi-rô.

– Tính xác thực: sinh năm 1906 tại làng Ko-mi-rô (Kyomyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka). Những kỉ niệm của nhân vật tôi cũng được kể rất cụ thể, tiêu biểu là kỉ niệm lần đầu đi xem máy bay diễn ra vào mùa thu năm 1914…

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 64)

Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy chính những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về nghệ thuật đã trở thành tiền đề quan trọng nuôi dưỡng ước mơ, đam mê để sau này Hon-đa Sô-i-chi-rô có sự nghiệp như vậy. 

2.4 Viết

Bài học: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Bài tập: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô giáo, bạn bè khi học ở trường tiểu học.

* Dàn ý

– Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể. Ví dụ: Kể về một lần cô giáo đã giúp em khi học lớp 4; chuyện em đã ân hận như thế nào khi trót nói dối bạn cùng học lớp 5,… 

– Thân bài: Kể về chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ nội dung sau:

+ Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.

+ Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,… đặc sắc, đáng nhớ.

+ Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

– Kết bài:

+  Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.

+ Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.

* Viết

Gợi ý:

Những năm tháng tiểu học là khoảng thời gian đáng nhớ với mỗi người. Bởi đó là những năm tháng hồn nhiên, vô tư với biết bao kỉ niệm tươi đẹp. Với tôi, những ngày tháng được đi học cùng người bạn thân thiết – Tuấn Anh là một niềm hạnh phúc.

Ngày ấy, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, thường chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế, trẻ nhỏ mới được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp. Nhà tôi và Tuấn Anh không khá giả, nên hai đứa thường đi bộ với nhau. Trên con đường đi học thân quên, chúng tôi cùng nhau trò chuyện. Nào là những câu chuyện ở nhà, những câu chuyện ở trường cho đến cả những bí mật riêng tư. Câu chuyện nào cũng hấp dẫn khiến chúng tôi quên đi quãng đường dài đến trường. Nhưng có lẽ, kỉ niệm đẹp nhất là những lúc chúng tôi đi học về. Trời nắng chang chang, hai đứa thi nhau chạy xem ai về nhà trường. Đứa này vượt lên, đứa sau đã hò hét, tìm mọi cách đuổi kịp bằng được đứa bạn. Tuấn Anh nhỏ người, lại có khiếu thể thao, nên lúc nào tôi cũng là người phải đuổi theo nó. Nó vừa chạy, vừa ngoái nhìn lại, làm đủ trò để chế giễu, trêu chọc tôi. Song, chạy nhanh đến mấy, nó cũng sẽ dừng lại, đi thật chậm để đợi tôi và cảm nhận được sự tươi mát từ hai hàng cây bên đường. Với chúng tôi, đó là những hàng cây đẹp nhất, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ. Chúng tôi đã từng leo trèo trên đó chỉ để nhặt lấy xác ve – với mong muốn kiếm tiền, vì nghe nói xác ve là một phương thuốc chữa bệnh, nhặt được một, hai lạng xác ve có thể bán lấy tiền. Chúng tôi ngồi chễm chệ trên cây nhãn ven đường để thưởng thức những làn gió mát lành, thưởng thức những quả nhãn ngọt nước. Và còn cả những lần chúng tôi hái táo, hái ổi ven đường. Ăn đường một lúc, đau bụng, chạy ba chân bốn cẳng thật nhanh về nhà. Tôi cứ nhớ mãi, ngày Tuấn Anh chuyển về thành phố, cũng trên con đường ấy, nó bảo:

– Chẳng biết về sau, chúng mình có còn cơ hội gặp nhau nữa không? Nếu có, mong con đường này vẫn xanh mát, vẫn đầy hấp dẫn như bây giờ.

Đã 8 năm tôi và Tuấn Anh không gặp nhau. 8 năm, con đường xưa đã lát bê tông, hai hàng cây xanh đã bị chặt, nhường chỗ cho những dự án mới của xã. Lòng tôi vẫn trĩu nặng, vẫn lưu luyến những kí ức bên người bạn thân thiết với mong ước trở về thuở ấu thơ, cắp sách tới trường tiểu học cùng Tuấn Anh.

2.5 Nói và nghe

Bài học: Kể về một kỉ niệm của bản thân

Bài tập: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô giáo, bạn bè khi học ở trường tiểu học.

Gợi ý:

Những năm tháng tiểu học là khoảng thời gian đáng nhớ với mỗi người. Bởi đó là những năm tháng hồn nhiên, vô tư với biết bao kỉ niệm tươi đẹp. Với tôi, những ngày tháng được đi học cùng người bạn thân thiết – Tuấn Anh là một niềm hạnh phúc.

Ngày ấy, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, thường chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế, trẻ nhỏ mới được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp. Nhà tôi và Tuấn Anh không khá giả, nên hai đứa thường đi bộ với nhau. Trên con đường đi học thân quên, chúng tôi cùng nhau trò chuyện. Nào là những câu chuyện ở nhà, những câu chuyện ở trường cho đến cả những bí mật riêng tư. Câu chuyện nào cũng hấp dẫn khiến chúng tôi quên đi quãng đường dài đến trường. Nhưng có lẽ, kỉ niệm đẹp nhất là những lúc chúng tôi đi học về. Trời nắng chang chang, hai đứa thi nhau chạy xem ai về nhà trường. Đứa này vượt lên, đứa sau đã hò hét, tìm mọi cách đuổi kịp bằng được đứa bạn. Tuấn Anh nhỏ người, lại có khiếu thể thao, nên lúc nào tôi cũng là người phải đuổi theo nó. Nó vừa chạy, vừa ngoái nhìn lại, làm đủ trò để chế giễu, trêu chọc tôi. Song, chạy nhanh đến mấy, nó cũng sẽ dừng lại, đi thật chậm để đợi tôi và cảm nhận được sự tươi mát từ hai hàng cây bên đường. Với chúng tôi, đó là những hàng cây đẹp nhất, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ. Chúng tôi đã từng leo trèo trên đó chỉ để nhặt lấy xác ve – với mong muốn kiếm tiền, vì nghe nói xác ve là một phương thuốc chữa bệnh, nhặt được một, hai lạng xác ve có thể bán lấy tiền. Chúng tôi ngồi chễm chệ trên cây nhãn ven đường để thưởng thức những làn gió mát lành, thưởng thức những quả nhãn ngọt nước. Và còn cả những lần chúng tôi hái táo, hái ổi ven đường. Ăn đường một lúc, đau bụng, chạy ba chân bốn cẳng thật nhanh về nhà. Tôi cứ nhớ mãi, ngày Tuấn Anh chuyển về thành phố, cũng trên con đường ấy, nó bảo:

– Chẳng biết về sau, chúng mình có còn cơ hội gặp nhau nữa không? Nếu có, mong con đường này vẫn xanh mát, vẫn đầy hấp dẫn như bây giờ.

Đã 8 năm tôi và Tuấn Anh không gặp nhau. 8 năm, con đường xưa đã lát bê tông, hai hàng cây xanh đã bị chặt, nhường chỗ cho những dự án mới của xã. Lòng tôi vẫn trĩu nặng, vẫn lưu luyến những kí ức bên người bạn thân thiết với mong ước trở về thuở ấu thơ, cắp sách tới trường tiểu học cùng Tuấn Anh.

2.6 Tự đánh giá

Đọc văn bản “Thăm thẳm Hồng Ngài” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 69)

  1. Tác giả kể lại chuyến đi vất vả đến bản Hồng Ngài.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 69)

  1. Ghi lại một chuyến đi không lâu mà mình đã trải qua.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 70)

  1. Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 70)

  1. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 70)

  1. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” (Văn Công Hùng).

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 70)

  1. Đều kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 70)

  1. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể.

Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 70)

  1. Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài.

Câu 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 71)

  1. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” (Nguyễn Du).

Câu 10 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 71)

Đường tới Hồng Ngài thật vất vả. Nhưng chính trong sự vất vả ấy, con người có những trải nghiệm thật thú vị và đáng nhớ. 

2.7 Hướng dẫn tự học

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 71)

HS tự tìm hiểu thêm thông tin về các tác giả, thể loại kí (hồi kí, du kí). Tham khảo một số thông tin về tác giả Nguyên Hồng:

– Tìm đọc bài viết “Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh in trong cuốn “Con đường thế giới nghệ thuật của nhà văn”, NXB Giáo dục, 1994.

– Tìm đọc bài viết “Nguyên Hồng và những trang văn khóc cho những kiếp người cùng khổ ” của Thùy Lam.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 71)

HS có thể tìm đọc hồi kí “Hồi kí Nguyễn Hiến Lê” (Nguyễn Hiến Lê), hồi kí “Cỏ dại” (Tô Hoài).

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 – trang 71)

HS tìm đọc thêm một số bài du kí về “du lịch sinh thái”, “du lịch miệt vườn” như “Thẳm sâu cùng cốc Hồng Ngài” (Lam Linh).

Xem thêm

Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều( Bài 2: Thơ)

Ôn thi giữa học kỳ I: Kiến thức trọng tâm cần nhớ môn ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều( Bài 1: Truyện)

Kiến thức trọng tậm nửa đầu học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 6: Bộ Sách chân trời sáng tạo