Tình huống truyện: Kiến thức quan trọng ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn

0
71801

Tình huống truyện là một trong những nội dung kiến thức mà học sinh cần nắm vững. Đặc biệt là học sinh lớp 9 vì đây là khối lượng kiến thức giúp các bạn khai thác được chi tiết và cảm nhận được giá trị tác phẩm văn học tốt hơn.

Để giúp các bạn học sinh hiểu rõ về tình huống truyện, thầy Nguyễn Phi Hùng- Giáo viên Ngữ văn đã chia sẻ với các bạn về kiến thức này. Dưới đây là những  nội dung kiến thức cần lưu ý.

Tình huống truyện là gì?

1. Khái niệm tình huống truyện

Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.

Tác phẩm có nhiều sự kiện nhưng không phải sự kiện nào cũng là tình huống truyện. Đây là điều mà các em học sinh cần phải lưu ý trong quá trình học và ôn thi vào lớp 10 môn Văn

2. Mục đích khi sử dụng tình huống truyện

– Tình huống truyện miêu tả tình thế đặc biệt của truyện (tình huống bất ngờ trong khi trước và sau tình huống đó không xảy ra hoặc không xảy ra lại) được tạo nên bởi một sự kiện hoặc sự việc bất ngờ, đặc biệt có liên quan mật thiết tới nhân vật chính của truyện.

– Tình thế đặc biệt là cách tạo nên điểm nhấn mà tác giả muốn nhấn mạnh tới nhằm làm cho suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật được làm nổi bật và đc bộc lộ một cách chân thực nhất.

– Tình huống truyện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đột biến, tạo nên bước ngoặt, tạo sự bất ngờ trong cuộc sống của nhân vật từ đó bộc lộ toàn bộ tính cách hay những đặc điểm đặc biệt của nhân vật chính một cách tự nhiên và chân thật nhất.

-Tình huống truyện thường có tiết tấu rất nhanh gắn với một thời điểm tức thời trong cốt truyện nhưng cũng có trường hợp tình huống truyện lại xuyên suốt quá trình hành động của nhân vật chính.

-Không phải tất cả các loại tình huống truyện nào cũng dễ dàng có thể nhìn hay thể hiện rõ ở bề mặt của sự kiện trong truyện. Những tình huống truyện gắn liền với tâm trạng, tính cách của nhân vật thường không được biểu hiện một cách rõ nét giống như tình huống truyện thể hiện hành động của nhân vật.

Các loại tình huống truyện

  • Tình huống tâm lí: Đây là tình huống khi diễn ra giúp làm sáng tỏ đặc điểm tâm lí của nhân vật. Ví dụ tác phẩm “Làng” nhà văn Kim Lân đã xây dựng cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, từ đau khổ tột cùng cho đến vui sướng khi thông tin được làm sáng tỏ.
  • Tinh huống hành động: Tình huống hành động giúp bộc lộ diễn biến hành động qua đó làm rõ nét tính cách nhân vật. Ví dụ trong “Những ngôi sao xa xôi” trong tình huống Phương Định phải phá bom là tình huống thử thách giúp ta thấy phẩm chất cao đẹp, tình đồng chí của cô gái này.
  • Tình huống nhận thức: Đây là tình huống không nhằm miêu tả hành động hay tâm lí mà thông qua đây nhà văn giúp nhân vật hiểu ra quy luật cuộc sống.

Tác dụng của tình huống truyện

  • Với cốt truyện: Thúc đẩy cốt truyện phát triển, tạo kịch tính
  • Với nhân vật: Thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật
  • Với chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Làm sáng rõ tư tưởng

 

 

Tham khảo thêm:

Các tác phẩm ôn thi vào 10

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn

Sách ôn thi vào 10 môn Ngữ văn

Kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn Ngữ văn

Bên cạnh tình huống truyện, trong Ngữ Văn có rất nhiều kiến thức để các bạn ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi vào 10 sắp tới. Ngay từ hôm nay hãy ôn tập thật kỹ và theo dõi fanpage Hocmai.vn THCS để cập nhật những thông tin, bài giảng hướng dẫn của thầy cô cũng như theo dõi website Hocmai.vn để cập nhật các khoá học bổ ích.