9 dạng câu hỏi bạn sẽ gặp trong mọi bài đọc hiểu tiếng Anh

0
6833

Bài đọc hiểu thường là phần khó nhất và lấy đi nhiều thời gian nhất trong bài kiểm tra môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ cần nắm được những dạng câu hỏi thường gặp, bạn sẽ dễ dàng “hạ gục” mọi bài đọc hiểu ngay!

Dạng 1: Chủ đề của bài đọc hiểu là gì?

Đây là một câu hỏi mang tính khái quát thường xuất hiện trong tất cả các bài đọc hiểu tiếng Anh.
Hãy tìm thông tin tại tiêu đề của bài đọc, câu chủ đề của các đoạn và xâu chuỗi chúng với nhau.
Có những bài bạn có thể dễ dàng bắt được ý chính; Nhưng cũng có nhiều bài đánh đố khiến teen băn khoăn không biết câu trả lời nào mới là đáp án đúng. Hãy sử dụng phương pháp loại trừ để bỏ đi 3 phương án sai: đáp án quá rộng, đáp án quá hẹp hoặc đáp án không có thông tin trong bài đọc hiểu.

Bai_doc_hieu
Bài đọc hiểu tiếng Anh minh họa. (Ảnh: sưu tầm)

 

Dạng 2: Cấu trúc, bố cục của bài đọc hiểu

Chúng ta có thể dựa vào ý chính và các dấu hiệu chuyển đoạn như However, Therefore, Consequently… để tách thành các đoạn chính và phân chia bố cục cho bài đọc hiểu.

 

Dạng 3: Tìm thông tin từ bài đọc hiểu

Ở các câu hỏi dạng này, kỹ năng tìm từ khóa trong bài đọc hiểu là rất quan trọng. Bởi từ khóa ở câu hỏi chính là manh mối để tìm được câu trả lời trong bài đọc. Từ khóa này thường là các động từ chính, danh từ chính, tính từ chính, từ chỉ thời gian, nơi chốn.

Dạng 4: Câu hỏi hàm ý cho bài đọc hiểu

Câu hỏi này thường là “Bạn rút ra được gì từ đoạn văn”. Trong cấu trúc 1 bài đọc hiểu tiếng Anh thì hầu như sẽ có phần tóm lược chủ đề, dẫn chứng và phần ngụ ý. Theo đó, phần ngụ ý tác giả thường không đề cập tới trong bài mà yêu cầu thí sinh phải suy luận và tổng hợp theo logic dựa vào những dẫn chứng trong bài.

Chính vì vậy, các bạn phải bắt được các từ khóa chính của bài, thường là danh từ xuất hiện nhiều lần, động từ nằm trong câu chủ đề của các đoạn.

Dạng 5: Mục đích của bài đọc hiểu là gì?

Đây cũng là một dạng câu hỏi khái quái. Câu hỏi này thường sẽ có chứa những từ khóa như: để phân tích một vấn đề (to analyze); để chỉ trích một sự vật, hiện tượng (to criticize), để mô tả sự vật hiện tượng (to describe), để giải thích một điều gì đó (to explain)
Đáp án đúng sẽ là lựa chọn phù hợp với thông tin từ bài đọc hiểu ví dụ thường xuất hiện sau các động từ trên hoặc ở chính tiêu đề của bài.

Dạng 6: Câu hỏi từ đồng nghĩa trong bài đọc hiểu

Đáp án cho câu hỏi tìm từ đồng nghĩa thường là một từ được diễn đạt khác đi. Chúng ta có thể dựa vào ngữ cảnh, các từ khóa trong câu hỏi để tìm ra đáp án chính xác.

Dạng 7: Câu hỏi quy chiếu cho bài đọc hiểu

Đối với dạng này, chúng ta sẽ thường thấy các dấu hiệu như “The word A in line B refer to….” (Từ A ở dòng B thay thế cho từ nào).
Đây thường là các câu hỏi gây nhiễu, từ A thường là các đại từ như they, them, it thay thế cho danh từ. Chỉ cần chú ý đọc kĩ câu trước đó là bạn sẽ dễ dàng tìm ra đáp án ngay

Dạng 8: Nhận định nào không đúng với bài đọc hiểu

Câu hỏi sẽ hỏi điều gì không được nhắc đến trong bài đọc hiểu. Sẽ có 3 phương án là thông tin có trong bài (đáp án sai), duy nhất 1 đáp án là thông tin không có trong bài (đáp án đúng). Dạng này bạn cần đọc kĩ câu hỏi nếu không sẽ dễ khoanh nhầm đáp án.

Dạng 9: Điền từ vào chỗ trống từ bài đọc hiểu

Để làm được dạng câu hỏi này, bạn có thể lần lượt theo 3 bước sau:

  • Tìm dòng tham chiếu có chứa từ đó, đọc câu chứa từ đó và câu trước, câu sau đó.
  • Hiểu nội dung 3 câu đó, loại bỏ từ cần đoán nghĩa, và thay thế từ đó bằng 1 từ mà các bạn cho là có nghĩa tương đương (theo chủ quan của bản thân).
  • Không nhất thiết hiểu nghĩa chính xác của từ mà chỉ cần biết được khuynh hướng chung, nội dung khái quát của từ đó (ý tốt/ ý xấu, tăng/ phát triển, thúc đẩy/ giảm/ trì trệ…) xem từ nào có nghĩa tương đương nhất thì chọn.

Trên đây là 9 loại câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu tiếng Anh, các bạn hãy lưu ý để áp dụng lúc làm bài nhé! Ngoài ra, để có thể làm tốt phần đọc hiểu này, các bạn nhất định phải đọc được và hiểu được, và điều này chỉ có thể đạt được bằng cách trau dồi vốn từ vựng cho bản thân thật giàu có, và luyện đọc càng nhiều càng tốt!

Đây chỉ là một phần tổng quát về kỹ năng làm bài đọc hiểu, nếu bạn muốn nắm được tất cả kỹ năng cho từng phần kiến thức môn Tiếng Anh thì tham khảo ngay tại đây.