Đến với bài viết Soạn bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) hôm nay, HOCMAI sẽ mang tới cho các em học sinh tài liệu đầy đủ, chi tiết nhất. Bài viết bao gồm phần gợi ý trả lời các câu hỏi trong chương trình Ngữ văn 9 và phần bài tập ôn luyện thêm dành tặng đến các em.
Bài viết tham khảo thêm:
Câu 1 | Trang 158 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1
So sánh hai dị bản trong câu ca dao:
Cho biết ở trong trường hợp này, “gật đầu” hay “gật gù” là từ ngữ thể hiện thích hợp hơn cho ý nghĩa cần được biểu đạt. Vì sao?
Gợi ý:
– Sự khác nhau giữa hai dị bản trên là: sử dụng từ “gật đầu” và từ “gật gù”.
– Giải thích:
- Gật đầu: Là hành động cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên ngay, thường dùng để chào hỏi hay bày tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: Là hành động gật nhẹ và nhiều lần, dùng để bày tỏ thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Từ “gật gù” là từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh hơn: Người chồng bày tỏ thái độ đồng tình, tán thưởng với người vợ của mình, tuy là món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng vẫn cảm thấy được sự ngon miệng. Họ đã biết sẻ chia những niềm vui đơn giản ở trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2 | Trang 158 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1
Nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ của người vợ ở trong câu chuyện cười trong Sách giáo khoa:
Gợi ý:
– Theo cách nói của người chồng: “một chân sút” được dùng theo nghĩa chuyển với phương thức hoán dụ → Chỉ người sở hữu khả năng ghi bàn tốt.
– Theo cách hiểu của người vợ: “một chân” được dùng theo nghĩa gốc → Chỉ một bộ phận ở trên cơ thể con người, là bộ phận để di chuyển.
Câu 3 | Trang 158 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1
Đọc đoạn thơ ở trong Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
a) Trong các từ ngữ vai, chân, miệng, tay, đầu ở đoạn thơ trên, từ ngữ nào được dùng theo nghĩa gốc và từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
b) Nghĩa chuyển nào đã được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào đã được hình thành theo phương thức hoán dụ?
Gợi ý:
a)
– Từ ngữ được dùng theo nghĩa gốc là: miệng, chân, tay
– Từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển là: vai, đâu.
b)
- Theo phương thức hoán dụ: vai – vai áo.
- Phương thức ẩn dụ: đầu – đầu súng.
Câu 4 | Trang 159 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1
Vận dụng kiến thức đã được học về trường từ vựng để phân tích cái hay ở trong cách dùng từ của bài thơ:
Gợi ý:
– Các trường từ vựng:
- Màu sắc: đỏ | xanh | hồng
- Lửa và các hiện tượng có liên quan đến lửa: lửa | cháy | ánh | tro
– Tác dụng: Xây dựng nên được những hình ảnh gây ấn tượng cho người đọc, qua đó nhằm thể hiện một tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt.
Câu 5 | Trang 159 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1
Đọc đoạn trích trong Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
Các sự vật và hiện tượng trên đoạn trích được đặt tên theo cách nào (đặt từ ngữ mới để gọi riêng cho sự vật, hiện tượng đó hay sử dụng từ ngữ đã có sẵn theo nội dung mới)? Hãy tìm thêm năm ví dụ về tên gọi của những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào các đặc điểm riêng biệt của chúng.
Gợi ý:
– Các sự vật và hiện tượng trên đoạn trích được đặt tên theo cách: Dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới:
- Rạch có nhiều cây mái giầm → Rạch Mái Giầm
- Kênh có nhiều bọ mắt → Kênh Bọ Mắt,…
– 5 ví dụ về tên gọi của những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào các đặc điểm riêng biệt của chúng:
- Chuồn chuồn ớt: Đặc điểm riêng biệt là có màu đỏ;
- Chim ruồi: Đặc điểm riêng biệt là loài chim nhỏ bé;
- Áo đuôi tôm: Đặc điểm riêng biệt là hình dáng ở đuôi áo giống như đuôi con tôm;
- Cá ngựa: Đặc điểm riêng biệt là loài cá này có hình dáng giống như con ngựa;
- Dưa bở: Đặc điểm riêng biệt là loại dưa có ruột rất bở khi chín.
Câu 6 | Trang 159 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1
Truyện cười trong Sách giáo khoa phê phán điều gì?
Gợi ý:
– Từ “đốc tờ” là từ ngữ được phiên âm từ tiếng nước ngoài: Trong tiếng anh “doctor” có nghĩa là bác sĩ.
– Nhân vật này đã dùng cụm từ “đốc tờ” này để bảo con gọi bác sĩ → Cho thấy hiện sính chữ.
=> Phê phán một số người sính chữ | sính ngoại, khiến cho ngôn ngữ của tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng.
Bài tập ôn luyện thêm
Câu 1. Giải thích nghĩa của từ
Giải thích nghĩa của từ xuân ở các câu thơ sau:
“|Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân|”
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý:
– Từ xuân ở câu “Mùa xuân là tết trồng cây”: Mùa xuân là mùa chuyển tiếp từ mùa đông, thời tiết lúc này sẽ ấm dần lên, mưa phùn và thường được xem là mở đầu của một năm mới.
=> Đây chính là nghĩa gốc.
– Từ xuân ở câu “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: Mùa xuân gợi về tuổi trẻ, tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
=> Đây chính là nghĩa chuyển.
Câu 2. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Từ nào là từ không đồng nghĩa với những từ còn lại:
a) tổ quốc | tổ tiên | giang sơn | đất nước | quốc gia
b) mênh mông | bao la | bát ngát | rộng lớn | lung linh
c) vắng vẻ | hiu quạnh | hiu hắt | vắng ngắt | vắng mặt
d) thật thà | ngay thẳng | trung thực | thẳng thắn | dối trá
Gợi ý:
Các từ không đồng nghĩa với những từ còn lại là:
a) tổ tiên
b) lung linh
c) vắng mặt
d) dối trá
Câu 3. Tìm từ thuộc trường từ vựng
Tìm các từ thuộc những trường từ vựng sau:
- Sinh vật sống ở biển
- Nhiệt độ
- Tính cách con người
Gợi ý:
– Sinh vật sống ở biển: hải âu | hải cẩu | đồi mồi | bào ngư | sò huyết | cá mập | tảo | san hô,…
– Nhiệt độ: nóng | lạnh | ấm | buốt giá | mát,…
– Tính cách con người: tốt bụng | hiền lành | độc ác | thâm độc | ranh mãnh | nhanh trí | dữ tợn,…
Vậy là bài viết Soạn bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) do HOCMAI tổng hợp và soạn thảo gửi tới đến các em học sinh đã kết thúc. Các em hãy tham khảo thật kỹ tài liệu hữ ích này để nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt bài soạn sắp tới của mình nhé!