Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì II chi tiết – HOCMAI

0
14407
tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii

Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì II là bài viết do HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và hệ thống kiến thức lại để gửi tới các em học sinh. Các em hãy cùng HOCMAI ôn tập lại Vật Lý học kì 2 ngay sau đây:

 

I – Phần lý thuyết Vật lý 9 học kì II

Vật Lý 9 Chương 2: Điện từ học

Các em học sinh hãy xem thật kĩ bài viết Tổng kết chương II : Điện từ học. Bài viết này HOCMAI đã tổng hợp và hệ thống lại nên các em sẽ dễ dàng ôn tập lại kiến thức của chương này hơn.

Sau đây là một số câu hỏi các em cần lưu ý:

Câu 1: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-1

Câu 2: Phát biểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-2

Câu 3: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, máy biến thế?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-3

Vật Lý 9 Chương 3: Quang học

Các em học sinh hãy xem thật kĩ bài viết Tổng kết chương III : Quang học. Bài viết này HOCMAI đã tổng hợp và hệ thống lại nên các em sẽ dễ dàng ôn tập lại kiến thức của chương này hơn.

Sau đây là một số câu hỏi các em cần lưu ý:

Câu 4: Như thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-4

Câu 5: Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có gì giống và khác nhau?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-5

Câu 6: Nếu tính chất ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-6

Câu 7: Như thế nào là mắt cận, mắt lão? Nêu cách sửa trong hai trường hợp này?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-7

Câu 8: Kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng, phát ra ánh sáng màu? Cách tạo ra ánh sáng màu?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-8

 

II – Phần bài tập tự luyện | Vật lý 9 học kì II

A) Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Bằng cách nào dưới đây có thể sử dụng nam châm để tạo ra được dòng điện cảm ứng bên trong cuộn dây dẫn kín?

a) Đặt nam châm trước một cuộn dây.

b) Đặt nam châm vào trong lòng cuộn dây.

c) Đưa một cực nam châm từ bên ngoài vào bên trong lòng một cuộn dây.

d) Sử dụng dây dẫn nối hai cực của nam châm cùng với hai đầu cuộn dây.

Câu 2) Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.

a) đang tăng mà lại chuyển thành giảm.

b) đang giảm mà lại chuyển thành tăng.

c) tăng đều đặn rồi lại giảm đều đặn.

d) luân phiên tăng giảm.

Câu 3: Để giảm hao phí vì tỏa nhiệt ở trên dây tải điện thì nên chọn cách nào ở trong các cách dưới đây?

a) Giảm (↓) điện trở dây dẫn và giảm (↓) cường độ dòng điện ở trên đường dây dẫn.

b) Giảm (↓) hiệu điện thế ở trên hai đầu dây tải điện.

c) Tăng (↑) hiệu điện thế ở trên hai đầu dây tải điện.

d) Vừa giảm (↓) điện trở vừa giảm (↓) hiệu điện thế ở trên hai đầu dây tải điện.

Câu 4: Đặt một vật phía trước thấu kính phân kì thì ta sẽ thu được:

a) Một ảnh ảo > hơn vật

b) Một ảnh ảo < hơn vật

c) Một ảnh thật > hơn vật

d) Một ảnh thật > hơn vật

Câu 5: Một vật nằm ở trong tiêu cự của thấu kính hội tụ sẽ luôn cho:

a) ảnh ảo và cùng chiều với vật.

b) ảnh ảo và ngược chiều với vật.

c) ảnh thật và cùng chiều với vật.

d) ảnh thật và ngược chiều với vật.

Câu 6: Khi tia sáng truyền từ mt nước sang mt không khí thì:

a) Góc tới > Góc khúc xạ.

b) Góc tới < Góc khúc xạ.

c) Góc tới = Góc khúc xạ.

d) Không có góc khúc xạ.

Câu 7: Khi tia sáng truyền từ mt không khí sang mt nước thì:

a) Góc tới > Góc khúc xạ.

b) Góc tới < Góc khúc xạ.

c) Góc tới =  Góc khúc xạ.

d) Không có góc khúc xạ.

Câu 8: Có thể kết luận như câu nào OWR dưới đây:

a) ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh thật và nhỏ hơn vật.

b) ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh thật và lớn hơn vật.

c) ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.

d) ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh ảo và lớn hơn vật.

Câu 9: Có thể kết luận như câu nào dưới đây:

a) ảnh của một vật ở trên phim bên trong máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật.

b) ảnh của một vật ở trên phim bên trong máy ảnh là ảnh thật, lớn hơn vật.

c) ảnh của một vật ở trên phim bên trong máy ảnh là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

d) ảnh của một vật ở trên phim bên trong máy ảnh là ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 10: Có thể kết luận như câu nào ở dưới đây:

a) Người có mắt tốt nhìn rõ được các vật ở xa mắt mà lại không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

b) Người bị cận thị nhìn rõ được các vật ở xa mắt mà lại không nhìn rõ được các vật ở gần mắt.

c) Người có mắt tốt nhìn rõ được các vật ở gần mắt mà lại không nhìn rõ được các vật ở xa mắt.

d) Người bị cận thị nhìn rõ được các vật ở gần mắt mà lại không nhìn rõ được các vật ở xa mắt.

Câu 11: Biết tiêu cự của kính cận bằng với khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào ở trong số 4 thấu kính dưới đây có thể làm được kính cận

a) TKHT có tiêu cự 5cm

b) TKHT có tiêu cự 40cm

c) TKPK có tiêu cự 40cm

d) TKPK có tiêu cự 5cm.

Câu 12: Nhìn vào mảnh giấy xanh ở dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mãnh giấy có màu:

a) Trắng

b) Đỏ

c) Xanh

d) đen

Câu 13: Chọn câu đúng

a) Tờ bìa màu đỏ ở dưới ánh sáng màu nào cũng cho màu đỏ.

b) Tờ giấy trắng để ở dưới ánh sáng đỏ vẫn sẽ thấy trắng.

c) Mái tóc đen ở chỗ nào cũng vẫn là mái tóc đen.

d) Chiếc bút màu xanh để bên trong phòng tối cũng sẽ vẫn thấy màu xanh.

Câu 14: Trong số bốn nguồn sáng dưới đây, nguồn nào không phát ra được ánh sáng trắng

a) Bóng đèn pin đang phát sáng.

b) Cục than hồng ở trong bếp lò

c) Một đèn Led

d) Một ngôi sao

B) Bài tập tự luận:

Bài 1: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 12 cm, một vật AB có dạng mũi tên cách thấu kính 24 cm có độ cao 1cm vuông góc cùng với trục chính của thấu kính. Hãy dựng ảnh sau đó tính chiều cao của ảnh và khoảng cách tính từ ảnh đến thấu kính?

Bài 2: Vật sáng AB được đặt trước một thấu kính với khoảng cách 25cm, cho ảnh A’B’ là ảnh ảo và lớn hơn vật AB gấp 4 lần.

a) Thấu kính trên là thấu kính phân kì hay hội tụ? Giải thích vì sao?

b) Vận dụng kiến thức hình học, em hãy: 

  • Tính khoảng cách tính từ ảnh A’B’ đến thấu kính 
  • Xác định tiêu cự của thấu kính?

Bài 3: Cho một TKPK có tiêu cự là 8 cm, một vật AB có dạng hình mũi tên cao 1cm vuông góc cùng với trục chính của thấu kính và được đặt cách thấu kính 16 cm. Hãy:

  • Dựng ảnh của AB. 
  • Tính chiều cao của ảnh? 
  • Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?

Bài 4: Bạn An quan sát một cột điện có chiều cao 8m, cách chỗ An đứng 25m. Cho rằng màng lưới của mắt cách 2cm so với thể thuỷ tinh. Hãy tính chiều cao của ảnh cây cột điện ở trong mắt?

Bài 5: Sử dụng một sợi dây mềm để treo một thanh nam châm thăng rồi thả cho thanh nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA như ở tại hình dưới. Dòng điện cảm ứng xuất hiện bên trong cuộn dây dẫn kín B là dòng điện xoay chiều hay là dòng điện có chiều không đổi? Tại sao?

tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9-hoc-ki-ii-9

 

Xem chi tiết Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì II tại đây:

 

Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì II trên đây là bài viết hệ thống lại toàn bộ những kiến thức mà các em học sinh đã được học ở trong chương trình Vật Lý học kì II lớp 9. Hãy tham khảo thật kĩ và luyện tập nhiều đề để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi cuối học kì sắp tới nhé!