Soạn bài Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Ngữ văn 8)

0
1643
soan-bai-luyen-tap-lua-chon-trat-tu-tu-trong-cau

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu nằm trong chương trình Soạn văn 8. Những bài luyện dưới đây nhằm mục đích giúp cho các em nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn những kiến thức mà ta đã được học từ bài Lựa chọn trật tự từ trong câu. Các em hãy ghi chép đầy đủ vào vở soạn của mình nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu – Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (Sách giáo khoa | trang 122, Ngữ Văn 8, tập 2)

Trật tự của các từ và cụm từ được in đậm dưới đây thể hiện rõ mối quan hệ giữa những trạng thái và hoạt động mà chúng đã biểu thị như thế nào?

Hướng dẫn làm bài:

Mối quan hệ giữa những trạng thái và hoạt động mà chúng biểu thị đó là:

a) Trật tự các từ ở trong câu trên được thể hiện thứ tự từ trước tới sau của công việc cần phải làm.

b) Trật tự từ trong một câu thể hiện tầm quan trọng của các công việc đã liệt kê:

  • Việc làm thường xuyên và chính là việc chính: bán bóng đèn.
  • Việc làm không thường xuyên, thì là việc phụ: bán cả vàng hương.

Câu 2 (Sách giáo khoa | trang 122, Ngữ Văn 8, tập 2)

Vì sao những cụm từ in đậm ở bên dưới đây được đặt ở đầu câu?

Hướng dẫn làm bài:

  • Câu a: Tạo được sự liên kết câu, nhấn mạnh vào sự việc đi ở tù của Chí Phèo.
  • Câu b, c và d: Tạo được sự  liên kết giữa câu trước và câu sau.

 

Câu 3 (Sách giáo khoa | trang 123, Ngữ Văn 8, tập 2)

Phân tích ra hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ trong những câu in đậm bên dưới đây.

Hướng dẫn làm bài:

a) Sử dụng một cấu trúc đảo ngữ để làm nổi bật được yếu tố cảnh vật, yếu tố con người và nhấn mạnh vào tình cảm của nữ nhà thơ khi đứng trước cảnh Đèo Ngang.

b) Nhấn mạnh vào hình ảnh rực rỡ, đẹp đẽ của anh bộ đội Cụ Hồ trong khung cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.

Câu 4 (Sách giáo khoa | trang 123, Ngữ Văn 8, tập 2)

Các câu (a) và câu (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.

Hướng dẫn làm bài:

– Hai câu khác nhau ở trong phần bổ ngữ là:

  • Câu a là: một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến bước vào. Chủ ngữ đứng vị trí đầu câu (kèm theo phần giới thiệu của tên nhân vật và phần miêu tả hành động và dáng điệu của nhân vật).
  • Câu b là: trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến bước vào. Vị ngữ được đảo lên phía  trước chủ ngữ, đồng thời tính từ “trịnh trọng” lại được đặt ngay trước phần động từ, khiến cho người đọc hình dung ra được rất rõ cái sự “làm bộ làm tịch” của anh Bọ Ngựa.

– Chọn câu b làm đáp án để điền vào đoạn văn.

Câu 5 (Sách giáo khoa | trang 125, Ngữ Văn 8, tập 2)

Dưới đây là đoạn kết bài của “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới (sách giáo khoa Ngữ văn 6, quyển tập hai, trang 95). Hãy liệt kê ra các khả năng được sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu lại đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết lý do vì sao tác giả lại lựa chọn trật tự từ như ở đây.

Hướng dẫn làm bài:

– Thép Mới đã sắp xếp trật tự từ theo một trình tự xanh, ngay thẳng, thủy chung, nhũn nhặn, can đảm là bởi vì:

  • Từ phẩm chất bên ngoài, hình thức rất dễ thấy cho đến phẩm chất bên trong tiềm tàng.
  • Phản ánh được những phẩm chất đáng quý của loại cây tre Việt Nam theo đúng với một trình tự đã được tác giả viết trong chính văn bản của mình.

Câu 6 (Sách giáo khoa |trang 125, Ngữ Văn 8, tập 2)

Viết một đoạn văn ngắn về một trong những đề tài sau đây:

Hướng dẫn làm bài:

a)

Đi bộ là một loại môn thể dục rất tốt cho sức khỏe. Đầu tiên, chúng ta có thể kể đến là sự phát triển tự nhiên của bàn chân khi nó được nhẹ nhàng di chuyển bước đi trên mặt đất. Ngay dưới bàn chân chúng ta có rất nhiều những đầu dây thần kinh quan trọng và chúng cần được thư giãn một cách hợp lý, đi bộ chính là một trong những cách để thư giãn hợp lý nhất. Khi đi bộ, một lượng calo dư thừa cũng được loại bỏ, đốt cháy một cách đáng kể do sự vận động nhịp nhàng khi di chuyển. Nhưng đi bộ lại không hề tốn nhiều sức như chạy bộ cũng không yêu cầu sức khỏe phải quá cao nên ai ai cũng có thể coi đây là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất tốt.

– Câu văn “Khi đi bộ, một lượng calo dư thừa cũng được loại bỏ, đốt cháy một cách đáng kể do sự vận động nhịp nhàng khi di chuyển” đã nhấn mạnh vào hành động “đi bộ”

b)

Đi bộ giúp cho con người mở rộng hiểu biết thực tế. Chúng ta khám phá ra thế giới xung quanh với cái nhìn chân thực và sống động hơn. Đặc biệt là khi đi bộ, nếu người đi chịu khó thử thách bản thân để đến những vùng đất mới, sẽ khám phá được nhiều điều mới mẻ, học hỏi thêm được những nét đẹp văn hóa của các vùng miền.

– Câu văn: “Đặc biệt là khi đi bộ, nếu người đi chịu khó thử thách bản thân để đến những vùng đất mới…” đã nhấn mạnh vào hành động  “đi bộ”.

II. Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu – Bài tập ôn luyện

Viết một đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc mà em đã tự mình quan sát được. Giải thích được cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn em đã viết.

Hướng dẫn làm bài:

Sáng sớm ngày hôm nay, em thức dậy thật sớm để cùng với ông nội đi chạy bộ. Ông mặt trời từ từ nhô lên ấm áp từ phía đằng đông. Bao trùm lên toàn cánh đồng là một màu vàng óng ả. Từ phía xa xa, chiếc áo nhung vàng giống như đã được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Bao bọc quanh cánh đồng lúa chính là con đường uốn quanh như một dải lụa. Hai bên bờ, cỏ non xanh mướt còn đọng lại chút hạt sương đêm lung linh, lấp lánh thật là huyền ảo. Chỉ một lúc sau đó, mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang chói lóa lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống từng kẽ lá. Và dần dần, nắng lại thêm chút phần chói chang. Những hạt sương lấp lánh, trong veo trong nắng, rồi dần dần hòa tan vào không trung theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau theo trong gió. Nắng vàng đã bao trùm khắp toàn cánh đồng. Vậy là, một ngày mới lại đến trên quê hương em.

– Cụm từ “vậy là” ở trong câu “Vậy là, một ngày mới lại đến trên quê hương em” đã liên kết câu văn trên với các câu ở đằng trước đó trong đoạn văn.

Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu. Với những bài luyện tập trên, hẳn các em đã nắm vững kiến thức về cách sắp xếp trật tự từ một cách hợp lý phải không nào? HOCMAI mong rằng các em học sinh sẽ thật chăm chỉ ôn luyện thật nhiều dạng bài nữa tại website hoctot.hocmai.vn để trở nên xuất sắc hơn mỗi ngày các em nhé!