Soạn bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục (Ngữ văn 8)

0
2290
soan-bai-ong-giuoc-danh-mac-le-phuc

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục, nằm trong chương trình Soạn văn 8. Một tác phẩm với ngôn ngữ đầy chất đả kích, phê phán, trào phúng về thói sống hám danh, ưa nịnh. Để hiểu rõ hơn về nội dung của bài, các em hãy cùng HOCMAI tham khảo bài viết và sau đó hãy soạn bài vào vở chuẩn bị cho tiết học trên lớp các em nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Tác giả bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

– Mô-li-e (sinh năm 1622 và mất năm 1673) là một nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp.

– Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện, Người bệnh tưởng…

– Ông ấy đồng thời là một diễn viên, thường được đóng vai chính trong các vở kịch của mình.

II. Tác phẩm ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

1. Hoàn cảnh sáng tác bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

– “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” được trích trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (năm 1670) và đó cũng là lớp kịch kết thúc hồi II.

– Văn bản này dựa theo bản dịch của ông Tuấn Đô, nhan đề do người biên soạn Sách giáo khoa đặt.

2. Thể loại bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

Văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” thuộc thể loại kịch (hài kịch).

3. Phương thức biểu đạt ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

Phương thức biểu đạt của văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là: tự sự.

4. Nội dung bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

Ông Giuốc-đanh, tuổi đã ngoài bốn mươi, con một của một nhà buôn giàu có. Tuy rằng dốt nát, quê kệch nhưng ông rất muốn học đòi làm sang. Để có thể viết được bức thư tình gửi cho một bà địa quý tộc mà ông đã phải lòng, lão đã mời rất nhiều người thầy triết để học tiếng La-tinh, học logic, luận lý, học cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, ông Giuốc-đanh còn muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Và tên phó may cùng với bốn tên thợ phụ đã kéo đến để mặc thử bộ lễ phục cho ông. Họ biết được về sự “ham” sang của ông nên đã không tiếc lời để tâng bốc nào là “cụ lớn”, “ông lớn” rồi đến “đức ông” khiến cho Giuốc-đanh vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệch đó đã khiến cho lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho lũ bọn nịnh hót, săn đón mình.

5. Bố cục bài ông giuốc – đanh mặc lễ phục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “cho các nhà quý phái”: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may.
  • Phần 2: Phần còn lại: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh với những tay thợ phụ.

6. Sơ đồ tư duy bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

soan-bai-ong-giuoc-danh-mac-le-phuc-1

Tổng kết: 

– Nội dung: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã được xây dựng hết sức sinh động,  khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tên trưởng giả muốn học đòi làm sang, tạo nên được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

– Nghệ thuật: Lời thoại chân thực, sinh động; ngôn ngữ mang tính trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán; nghệ thuật tăng cấp khắc họa được rõ nét tính cách nhân vật.

III. Trả lời câu hỏi bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

Câu 1 (Sách giáo khoa | trang 121, Ngữ Văn 8, tập 2)

Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng ở trong văn bản), cho biết lớp kịch bao gồm mấy cảnh. Xem xét những số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh ở trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động hơn.

Hướng dẫn trả lời:

– Lớp kịch bao gồm có hai cảnh:

  • Cảnh 1 là: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh với bác phó may.
  • Cảnh 2 là: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh với tay thợ phụ.

– Số lượng nhân vật xuất hiện ở trong từng cảnh:

  • Cảnh 1 có: (4 nhân vật): bác phó may, thợ phụ mang lễ phục, gia nhân và ông Giuốc-đanh.
  • Cảnh 2 có: (3 nhân vật): Thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc-đanh mặc lễ phục và ông Giuốc-đanh.

⇒ Cảnh sau thì xuất hiện nhiều hành động hơn, không khí kịch càng về sau càng trở nên sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự trở nên náo nhiệt.

Câu 2 (Sách giáo khoa | trang 121, Ngữ Văn 8, tập 2)

Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện như thế nào và đã bị lợi dụng ra sao?

Hướng dẫn trả lời:

Ông Giuốc-đanh là một trưởng giả ngu dốt, không có sự am hiểu gì nhưng vẫn muốn học đòi làm sang, trở thành một quý tộc chỉ bằng những trang phục bên ngoài. Khi ông than phiền về cái đôi bít tất, chuyện về bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới cái bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. Thì bác phó may đã lợi dụng cái mong muốn học làm sang của ông để biện minh cho việc may lễ phục chật, bít tất và hoa ngược và giày chật, bớt xén vải của mình đi.

Câu 3 (Sách giáo khoa | trang 121, Ngữ Văn 8, tập 2)

Tính cách đó của ông được thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra làm sao ở cảnh sau?

Hướng dẫn trả lời:

Tính cách học đòi làm sang của ông trưởng giả Giuốc-đanh được thể hiện qua việc là ông háo danh, ưa nịnh. Tay thợ phụ đã hết lời nịnh hót để moi được tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy được ông mắc mưu, tay thợ phụ lại càng thêm nịnh hót, tôn lên mãi là: “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.

Câu 4 (Sách giáo khoa | trang 121, Ngữ Văn 8, tập 2)

Lớp kịch này đã gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?

Hướng dẫn trả lời:

– Sự ngu dốt và thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh bị bác phó may và lũ thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.

– Những chi tiết gây cười ở đây là: bộ lễ phục có hình bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng nịnh bợ, tung hô…

– Hình ảnh Ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục rất đỗi lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc thì dớ dẩn…

IV. Dàn ý phân tích tác phẩm Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về ông tác giả: Mô-li-e là một nhà thơ, một nhà viết kịch, một người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển.

– Đôi nét về tác phẩm: “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một vở hài kịch nhằm mục đích phê phán, mua vui tạo tiếng cười sảng khoái và những sự suy ngẫm đáng quý.

II. Thân bài

1. Ông Giuốc-đanh học làm sang

– Xuất thân trong một gia đình tư bản giàu có nhiều của cải, làm ăn phát đạt ⇒ ông muốn được trở thành một nhà quý tộc.

– Vì sự ngu dốt, sự ngờ nghệch, bị những kẻ bịp bợm vào lợi dụng, xâu xé, trục lợi.

⇒ Có ước muốn hảo huyền nhưng trong khi thực tế bản thân không có đủ khả năng.

⇒ Tính cách của ông được khắc họa kĩ càng hơn ở hai tình huống chính là khi ông nhận lễ phục và khi ông mặc lễ phục.

2. Ông Giuốc- đanh nhận lễ phục

– Hành động: Đặt tên phó may làm ra những thứ liên quan đến trang phục quý tộc của mình.

– Tỉnh táo nhận ra được việc phó may ăn bớt vải, lợi dụng để kiếm chác nhưng khi tên phó may bịa ra được lý lẽ rằng người quý tộc đều mặc như vậy ⇒ thuận ý theo liền tin tưởng ngay.

– Phát hiện ra tên phó may ăn bớt vải của mình nhưng khi tên phó may nói lời khen vải đẹp nên gạn lại một chiếc áo để mặc ⇒ không còn tức giận nữa.

⇒ Tình huống kịch thú vị và đầy bất ngờ ⇒ Chỉ vì quá ham muốn học đòi làm sang nên mất đi sự khôn ngoan, rất đỗi ngờ nghệch ⇒ biến mình trở nên nực cười.

3. Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục

– Những tên thợ phụ đang mặc lễ phục cho ông, ông đi đi lại lại phô trương cái áo mới, đều bước theo điệu nhạc thật chẳng khác nào một chú hề.

– Những lời đối thoại của ông Giuốc-đanh với cái bọn thợ phụ, chúng gọi ông, nịnh nọt ông là là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi lại còn “đức ông” để moi tiền.

– Ông cảm thấy vô cùng thích thú và không hề tiếc túi tiền của mình để đem cho chúng.

⇒ Nhân vật ông Giuốc-đanh vô cùng mê muội, ngu dốt và ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng dễ dàng.

III. Kết bài

– Khẳng định lại những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật: Vở hài kịch không những là chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán được những con người đã dốt nát lại còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng để suy ngẫm.

Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục. Một văn bản hay với nhiều bài học đáng để suy ngẫm, lưu tâm phải không các em? Hãy ghi nhớ bài học này, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là học tập, trở nên thông minh, sáng suốt, nhạy bén với một tâm hồn đôn hậu, lương thiện các em nhé. Các em hãy đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài soạn bài bổ ích, đầy đủ, chi tiết nữa nhé!