Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu, nằm trong chương trình Soạn văn 8. Để một câu cú hay một đoạn văn cần có sự sắp xếp hợp tình và hợp lý. Trật từ trong một câu phải được viết có tính logic, móc nối, liền mạch. Vậy làm như thế nào để chúng ta biết rằng các từ trong câu được viết đúng trật tự, thì các em hãy tham khảo bài viết này nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
- Soạn bài Đi bộ ngao du
- Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)
- Soạn bài Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
I. Nhận xét chung – Lựa chọn trật tự từ trong câu
Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1 (Sách giáo khoa | trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
Có thể thay đổi trật tự từ trong những câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu?
Hướng dẫn trả lời:
Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách:
- Tên cai lệ gõ cái đầu roi xuống đất, thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
- Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ cái đầu roi xuống đất.
- Thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gò cái đầu roi xuống đất.
- Bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ cái đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
- Bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ cái đầu roi xuống đất, thét.
- Gõ cái đầu roi xuống đất, bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
Câu 2 (Sách giáo khoa | trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
Vì sao tác giả lại lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích đó?
Hướng dẫn trả lời:
Tác giả đã lựa chọn trật từ từ như câu trên là để có thể đảm bảo được sự liên kết với những câu trước và những câu sau, nhằm mục đích nhấn mạnh vào sự hung hãn của nhân vật tên cai lệ.
Câu 3 (Sách giáo khoa | trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
Hãy thử lựa chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy nhé.
Hướng dẫn trả lời:
- Trật tự khác: Cai lệ gõ cái đầu roi xuống đất, thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
- Tác dụng đó là: Liên kết chặt chẽ với câu trước và câu sau.
Tổng kết: Trong một câu thì có thể có nhiều cách để sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đều đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (hoặc người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp, tương thích với yêu cầu giao tiếp.
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
Câu 1 (Sách giáo khoa | trang 111, Ngữ Văn 8, tập 2)
Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm ở trong sách giáo khoa thể hiện điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
a) Thứ tự trước và sau của hành động.
b) Thứ tự xuất hiện lần lượt theo dòng thời gian của từng sự vật.
Câu 2 (Sách giáo khoa | trang 112, Ngữ Văn 8, tập 2)
So sánh tác dụng của những cách mà sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm trong sách giáo khoa.
Hướng dẫn trả lời:
a) Cách sắp xếp này đã giúp tạo nên âm hưởng ngân vang và du dương cân đối đảm bảo sự cân đối về phần nhịp điệu, hài hòa về phần ngữ âm của lời nói.
b) Cách sắp xếp này không góp phần tạo được dư âm cho câu văn.
c) Cách sắp xếp này không góp phần tạo được nhạc tính cho đoạn văn.
Câu 3 (Sách giáo khoa | trang 112, Ngữ Văn 8, tập 2)
Từ những điều đã được phân tích ở các mục I và II, hãy rút ra những nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ở trong câu.
Hướng dẫn trả lời:
- Thể hiện được thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, tính chất,hoạt động.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, tính chất, hiện tượng.
- Liên kết với các câu khác ở trong văn bản.
- Đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm và về lời nói.
Tổng kết: Trật tự từ ở trong câu có thể:
– Thể hiện được thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động, đặc điểm, trạng thái (như thứ tự quan trọng của riêng sự vật, thứ tự trước sau của riêng hoạt động, trình tự quan sát trực quan của người nói…)
– Nhấn mạnh vào hình ảnh, đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng.
– Liên kết câu với những câu khác ở trong văn bản.
– Đảm bảo được sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
III. Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm trong sách giáo khoa.
Hướng dẫn trả lời:
a)
– Trật tự từ “Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bà Trưng” được sắp xếp theo dòng thời gian trước sau. Từ đó, ta đã khẳng định truyền thống yêu nước, chống lại giặc ngoại xâm có bề dày và trải qua rất nhiều thời kỳ.
b)
– Đảo trật tự từ trong câu “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi”: Đảo bộ phận để nhấn mạnh lên trước bộ phận hô ngữ, nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của Tổ quốc.
– Đảo trật tự từ trong câu “Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát”: Tạo được sự kết nối, âm hưởng mang tính ngân vang.
c)
Trật tự từ trong câu “Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi đây cũng chẳng cần” nhằm tạo ra được sự liên kết liền mạch giữa câu sau với câu phía trước.
Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu. Sau bài học này các em đã có thể hiểu được cách để sắp xếp những trật từ từ trong câu và mỗi trật tự đều mang ý nghĩa riêng của nó phải không các em. Các em hãy đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài soạn bài bổ ích, đầy đủ, chi tiết nữa nhé!