Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 6 Cánh Diều (Chi tiết nhất)

0
2903
de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-ngu-van-6-canh-dieu

Vậy là học kỳ 1 sắp kết thúc, các em học sinh khối 6 lại bắt đầu giai đoạn tổng ôn để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối kỳ sắp tới. Hiểu được điều đó, HOCMAI đã tổng hợp và biên soạn Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 6 Cánh Diều đầy đủ và chi tiết nhất các phần kiến thức các em cần ôn luyện. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!

⇒ Tham khảo thêm:

I – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU

TÀI LIỆU ÔN TẬP BÀI 1: TRUYỆN

1. Văn bản

Tác phẩm

Nội dung

Nghệ thuật

Thánh gióng Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. – Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo.

– Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước sáng tạo, mới lạ.

Thạch sanh Thông qua câu chuyện về chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược, nhân dân ta đã gửi gắm mơ ước về một xã hội lí tưởng của sự công bằng, về niềm tin đạo đức ở những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng lí tưởng nhân đạo, lòng yêu hòa bình của nhân dân ta. – Sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập.

– Truyện có một bố cục tương đối hoàn chỉnh: có sự ra đời, lớn lên và hình thành tài năng của nhân vật đại diện cho công lí và chính nghĩa; có những chặng đường phiêu lưu để thử thách và rèn luyện tài năng và phẩm chất của nhân vật, có kết thúc có hậu.

– Truyện Thạch Sanh mang hình thức kết cấu phổ biến của truyện cổ tích kết cấu song tuyến.

Sự tích hồ Gươm Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa, truyện ca ngợi tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. – Kết cấu chặt chẽ, các chi tiết nghệ thuật thực – ảo đan xen hợp lý khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, tô đậm hình ảnh người anh hùng Lê Lợi – linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa.

– Nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

a) Thể loại

– Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

b) Chi tiết, cốt truyện, nhân vật

– Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm, ví dụ: chi tiết cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười trong truyện “Thánh Gióng”.

– Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, ví dụ cốt truyện “Thánh Gióng” gồm các sự kiện chính: Gióng sinh ra kì lạ; đòi đi đánh giặc; đánh tan giặc; bay về trời.

– Nhân vật là người, con vật, đồ vật,… được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,…

2. Tiếng Việt

2.1. Từ đơn

– Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

– Ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng,…

2.2. Từ phức

– Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

– Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh,…

2.3. Từ ghép

– Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa tạo thành.

– Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,…; đỏ hoe, xanh um, chịu khó, phá tan,…

2.4. Từ láy

– Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.

– Ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,…

– Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,… trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp,…

3. Tập làm văn

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích:

a) Yêu cầu đối với kiểu bài

– Người kể sử dụng ngôi thứ ba.

– Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.

– Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường.

b) Hướng dẫn quy trình viết

* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

– Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:

  • Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
  • Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì?

– Thu thập tư liệu: Em hãy tìm đọc truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất,…?

* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?
  • Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
  • Truyện có những nhân vật nào?
  • Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
  • Truyện kết thúc như thế nào?
  • Cảm nghĩ của em về truyện? 

– Dàn ý: Bài văn có ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu truyện sẽ kể lại (tên truyện, lí do chọn kể,…).
  • Thân bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.
  • Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

* Bước 3: Viết bài: Dựa vào dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.

* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

– Đọc kĩ toàn bài và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó, sửa lại các lỗi đó.

– Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).

– Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn.

– Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh văn bản theo cách mà em đã làm với bài viết của mình.

– Rút kinh nghiệm: Nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?

TÀI LIỆU ÔN TẬP BÀI 2: THƠ

1. Văn bản

Tác phẩm

Tác giả Nội dung

Nghệ thuật

À ơi tay mẹ Bình Nguyên “À ơi tay mẹ” là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hy sinh… đến quên mình. – Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con. 

– Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc

Về thăm mẹ Đinh Nam Khương “Về thăm mẹ” là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. – Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm. 

– Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê. 

* Thơ lục bát:

Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

– Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

2. Tiếng Việt

– Biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Tập làm văn

3.1. Tập làm thơ lục bát

* Yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát

– Đúng luật của thơ lục bát.

– Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ những tình cảm đẹp đẽ, chân thành.

– Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm.

* Các bước tiến hành

– Khởi động viết:

  • Tập gieo vần.
  • Xác định đề tài.

– Thực hành viết.

– Chỉnh sửa.

3.2. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

* Yêu cầu với đối bài văn kể lại một trải nghiệm

– Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.

– Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.

– Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

– Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: Trước khi viết:

– Lựa chọn đề tài.

– Tìm ý:

  • Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu?
  • Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?
  • Điều gì đã xảy ra?
  • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
  • Em có cảm xúc gì khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

– Lập dàn ý:

+) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

+) Thân bài:

  • Kể diễn biến câu chuyện.
  • Giới thiệu thời gian, không gian, những nhân vật có liên quan đến câu chuyện đó.
  • Kể lại các sự việc trong câu chuyện.

+) Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

Bước 2: Viết bài

– Nhất quán về ngôi kể.

– Sử dụng những yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật.

Bước 3: Chỉnh sửa bài viết

– Đọc và sửa lại bài viết

TÀI LIỆU ÔN TẬP BÀI 3: KÍ

1. Văn bản

Tác phẩm Tác giả Nội dung

Nghệ thuật

Trong lòng mẹ Nguyên Hồng – Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát tình thương yêu; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn “trong lòng mẹ”, Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu.

– Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản. Cái xã hội ấy đã làm thui chột đi tình máu mủ ruột thịt của những người trong một gia đình.

– Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật. 

– Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Văn Công Hùng Qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. động, chân thật và gần gũi hơn. – Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới. 

– Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc, sinh

Thời thơ ấu của Hon-đa  Hon-đa Sôi-chi-rô Đoạn kí “Thời thơ ấu của Hon-đa” kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này. – Tác phẩm viết theo thể hồi kí. 

– Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

a) Kí

– Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.

– Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

– Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

– Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,…); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất.

b) Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba

– Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,…

– Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra.

2. Tiếng Việt

2.1. Từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.

2.2. Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

2.3. Từ mượn

– Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

– Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết. Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thực sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.

3. Tập làm văn

Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:

* Định hướng: Để kể về một kỉ niệm, em cần lưu ý:

– Xác định kỉ niệm mình sẽ kể.

– Xây dựng dàn ý cho bài kể miệng.

– Phân biệt cách nói miệng (văn nói) và cách viết (văn viết).

* Dàn ý:

– Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm em định kể.

– Thân bài:

  • Địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
  • Diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (Chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,… đặc sắc đáng nhớ).
  • Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

– Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.
  • Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy

TÀI LIỆU ÔN TẬP BÀI 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Văn bản

Tác phẩm

Tác giả Nội dung

Nghệ thuật

Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ Nguyễn Đăng Mạnh Qua “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. – Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

– Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.

Vẻ đẹp của một bài ca dao Hoàng Tiến Tựu Qua “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả. Khả năng lập luận sắc bén
Thánh Gióng – Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước Bùi Mạnh Nhị Qua văn bản “Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước”, Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc. – Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ. 

– Sử dụng các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng thuyết phục. 

a) Văn bản nghị luận

– Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”,…

– Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

b) Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng

– Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn  bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

– Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Do đâu? (Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết? Do đâu nước ngọt ngày càng khan hiếm?).

– Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.

2. Tiếng Việt

2.1. Thành ngữ 

Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất, giật gấu vá vai,… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.

2.2. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 

Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy.” (Ngạn ngữ phương Đông)

3. Tập làm văn

3.1. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát

– Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

– Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

  • Đọc kĩ để hiểu bài thơ.
  • Lựa chọn một yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.
  • Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ? Vì sao?

3.2. Trình bày ý kiến về một vấn đề

– Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

– Để trình bày ý kiến của mình, các em cần xác định:

  • Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
  • Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì?
  • Khi trình bày, cần có thêm thiết bị gì?
  • Cần chú ý như thế nào khi trình bày (âm lượng, tốc độ, tư thế, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…)?

TÀI LIỆU ÔN TẬP BÀI 5: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Văn bản

Tác phẩm Nội dung

Nghệ thuật

Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”  Văn bản “Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”” đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  Kết hợp văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động.
Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ   “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta. Kết hợp văn bản truyền thống và hình ảnh, đồ họa,… góp phần làm sinh động văn bản thông tin.
Giờ Trái Đất   “Giờ Trái Đất” đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. Kết hợp văn bản truyền thống với hình ảnh, trích dẫn

a) Văn bản thông tin

– Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó,…

– Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh,…

– Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học,…). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc,…

2. Tiếng Việt: 

Mở rộng vị ngữ:

– Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

– Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ là thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.

3. Tập làm văn: 

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

– Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

– Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

  • Xác định sự kiện cần thuật lại.
  • Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống,…), chọn lọc những thông tin quan trọng.
  • Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện.
  • Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện.
  • Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin; có thể viết tay hoặc thiết kế văn bản trên máy tính.

II – TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I – SGK NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU

Dưới đây là đáp án tất cả các câu hỏi bài ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I trong sách giáo khoa NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU tập 1 do giáo viên tại HOCMAI hướng dẫn. Các em học sinh hãy tham khảo kỹ để ôn luyện cũng như chuẩn bị bài soạn tốt nhất nhé!

III – ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 6 CÁNH DIỀU

Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 Cánh Diều:

  

Nhận biết

Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt  Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa  – Đặc điểm văn bản – đoạn trích  (phương thức biểu đạt | ngôi kể | nhân vật)

– Từ và cấu tạo từ, cụm từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu.

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)  Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

– Số câu

– Số điểm 

– Tỉ lệ

2

1.0

10 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

4

3.0

30%

II. Làm văn Từ nội dung ngữ liệu phần đọc hiểu yêu cầu viết đoạn văn 150 chữ nêu cảm nghĩ về 1 vấn đề ở trong đời sống.  Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích; Viết bài văn kể về 1 kỉ niệm của chính bản thân; Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ lục bát; Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện,… 

– Số câu 

– Số điểm

– Tỉ lệ

1

2.0

20%

1

5.0

50%

2

7.0

70%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ

2

1.0

10%

1

1.0

10%

2

3.0

30%

1

5.0

50%

6

10.0

100%

Dưới đây là 6 đề ôn thi học kì I ngữ văn lớp 6 bộ sách Cánh Diều do HOCMAI tổng hợp gửi đến các em. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các em học sinh hãy photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 6 Cánh diều do HOCMAI tổng hợp và biên soạn một cách chi tiết nhất. Các em học sinh hãy ôn tập thật kỹ, luyện đề nhiều lần để có thể đạt được điểm số cao nhất trong kỳ thi cuối HK1 sắp tới nhé!