Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174

0
482
soan-van-9

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174

Đề bài: Các em học sinh hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật chính trong truyện ngắn Làng – ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi kết thúc truyện. Tại sao ông Hai lại cảm thấy thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của ông Hai đã được biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật chính – Ông Hai từ thời điểm nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến hết truyện như sau:

1. Khi mới nghe tin làng theo giặc

– Ông Hai thể hiên sự bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.

– Lúc đầu, ông còn không dám tin vào những gì nghe được, nhưng rồi lời người phụ nữ tản cư nói thể hiện sự rạch ròi khiến ông tin đó là sự thật

2. Khi trên đường về nhà

– Ông Hai xấu hổ cúi gằm mặt xuống không dám nhìn ai mà đi

– Từng câu từng chữ trong lời nói của người phụ nữ tản cư như nhát dao cứa vào gan ruột ông Hai.

3. Khi ông Hai về tới nhà

– Ông Hai nằm vật ra giường, nước mặt của ông giàn ra. Ông cảm thấy thương con và thương những người dân của làng chợ Dầu

– Ông bắt đầu liệt kê và kiểm điểm lại những người dân trong làng. Ông vẫn nhớ những người dân trong làng chợ Dầu đều là những người có tinh thần yêu nước cả mà. Không thể nào lại làm điều nhục nhã ấy. Tuy nhiên “không có lửa làm sao có khói”, đâu phải tự dưng người ta lại bịa chuyện đặt điều như thế.

4. Thời điểm mấy ngày hôm sau

– Ông Hai chẳng dám đi đâu, ông luôn chỉ quanh quẩn ở nhà. Chỉ cần có một đám đông túm lại ông cũng để ý hay dăm bảy tiếng nói cười từ đằng cũng khiến ông Hai chột dạ. Lúc nào trong lòng ông cũng nơm nớp tưởng người xung quanh đang bàn tán chuyện về làng chợ Dầu. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian hay cam nhông là ông lại lủi ra một góc nhà rồi nín thít nghĩ: “Thôi lại chuyện ấy rồi.”

5. Khi ông Hai nghe tin mụ chủ nhà đuổi gia đình ông

– Thoạt đầu suy nghĩ hay là trở về làng đã thoáng qua trong đầu ông nhưng ông lại gạt bỏ ngay vì về làng đồng nghĩa với việc bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ theo giặc. Ông Hai đã xác định tư tưởng một cách dứt khoát, làng thì yêu thật, nhưng làng mà đã theo Giặc thì phải thù. Như vậy, ta có thể thấy được trong ông Hai tình yêu đối với làng chợ Dầu dù có tha thiết đến đâu, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể nào so sánh được với tình yêu đất nước.

6. Khi ông Hai tâm sự với con

– Cuộc trò chuyện của ông với đứa con chỉ xoay quanh 2 vấn đề: về làng chợ Dầu và về cách mạng. Thực ra bản chất của cuộc trò chuyện với con là cách ông Hai tự minh oan cho mình và cũng là tự giãi bày lòng mình.

7. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn được cải chính 

– Sau khi ông Hai nghe tin làng được cải chính, ông tỏ vẻ rất vui mừng, ông đã mua quà, chia sẻ niềm vui của mình với các con.

– Ông còn múa tay lên mà khoe với mọi người về việc làng bị Tây đốt, nhà bị Tây đốt ở làng chợ Dầu. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng khi được đặt vào hoàn cảnh của ông Hai thì lại rất hợp lý vì khi làng bị Tây đốt thì có nghĩa là làng Chợ Dầu của ông không theo giặc, không giống như tin đồn mà ông đã nghe trước đây.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích truyện ngắn Làng

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174

Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174

Câu 4 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174 (Luyện tập)

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174 (Luyện tập)