Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du hay nhất

0
12447
ket-bai-truyen-kieu

Những Kết bài Truyện Kiều của Nguyễn Du hay nhất là tài liệu tham khảo dành cho các bạn học sinh khi tiếp cận và thực hành phân tích về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều. Kết bài cũng là phần đóng lại một bài văn, tổng kết lại các ý đã được triểu khai trong phần thân bài. Sau đây là 12 kết bài mà hocmai.vn đã tổng hợp lại dành cho các bạn học sinh lớp 9. 

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Truyện Kiều

Mở bài Truyện Kiều

Phân tích Truyện Kiều

Kết bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 1 

Tóm lại, Truyện Kiểu của tác giả Nguyễn Du là tiếng lòng cảm thông cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tố cáo xã hội tàn bạo và thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của tác giả. Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, gần gũi như tiếng hát ru của mẹ: 

“ Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

        Tiếng thuơng như tiếng mẹ ru mỗi ngày …” 

 

Kết bài Truyện Kiều số 2

Với ngôn ngữ trần thuật, nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lối viết giàu điển tích, điển cố Nguyễn Du đã tái hiện thành công những hình ảnh về một xã hội tàn nhẫn, bất công, chà đạp lên những người nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ. Từ đó ông đã  lên án những thế lực xấu xa đồng thời thể hiện được sự khao khát của con người đối với tự do, hạnh phúc và công lý. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà văn hóa và nhân văn có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam. Với sự thành công về nội dung và nghệ thuật, “Truyện Kiều” đã trở thành tác phẩm kiểu mẫu của nền văn học thơ ca Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ mãi sống mãi trong lòng người đọc và sẽ luôn đồng hành cùng văn học đất nước.

 

Kết bài Truyện Kiều của Nguyễn Du số 3 

Tác phẩm thơ Nôm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được ước mơ về sự công bằng, cái ác phải bị trừng phạt, trả giá thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả thấm đẫm tình người, tình yêu thương. Cùng với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều cũng là một phần tạo lên thành công của tác phẩm cũng như bằng chứng về một nhân cách cao cả của đại thi hào Nguyễn Du. 

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 4

Có lẽ thông qua cuộc đời của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã gửi gắm vào đó tinh thần nhân đạo cao cả của mình. Truyện Kiều đã đánh thức trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc cũng như lòng căm tức những kẻ xấu xa lợi dùng quyền lực và đồng tiền để chà đạp lên quyền sống, công lý trong xã hội phong kiến. Truyện Kiều chính là một trong những di sản văn hóa thơ ca nổi bật của nền văn học Việt Nam. Giống như cách nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã nói “ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 5 

Truyện Kiều là một bản cáo trạng bằng thơ về xã hội phong kiến ​​đầy bất công, tàn bạo, phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đầy biến động. Đồng thời, tác phẩm phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, ngay cả đối với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Vương Thúy Kiều  – một cô gái thông minh, nhạy cảm, biết quan tâm, hy sinh, luôn sẵn sàng đấu tranh vì nhân phẩm nhưng luôn bị xã hội phong kiến ​​chà đạp. Cả tác phẩm là tiếng nói của những người bị xã hội phong kiến đàn áp, họmong muốn, khát khao quyền sống, quyền tự do, công lý, tình yêu và hạnh phúc.

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 6 

Dưới ngòi bút tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du, nàng Kiều hiện ra với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người con gái trong xã hội cũ : xinh đẹp, tài năng, sống trọng tình nghĩa, hiếu thảo. Nhưng cuộc đời của người con gái sắc đó cũng không hề yên ả khi sinh ra trong một thời kỳ đầy biến động với thế lực đồng tiền đứng trên tất cả. Truyện Kiều là nỗi xót thương của Nguyễn Du dành cho những con người sống dưới sự áp bức của quyền lực, đồng tiền và cũng là tiếng lòng của tầng lớp nhân dân về một cuộc sống công bằng, công lý được thực thi. 

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 7 

Truyện Kiều có sức sống bền bỉ bởi giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị nội dung nhân đạo của nó. Với trình độ học vấn uyên thâm, Nguyễn Du đã tạo dựng thành công hình tượng các nhân vật trong Truyện Kiều, mỗi nhân vật đều được khắc họa chi tiết và cụ thể qua hình dáng, tính cách.  Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ hàn lâm và ngôn ngữ dân gian tạo nên tính biểu cảm, trong sáng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một kiệt tác có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 8 

Tóm lại, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng nói cảm thông trước số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn ca ngợi vẻ đẹp của con người không bị tha hóa trước số phận nghiệt ngã, tố cáo sự xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến. Toàn bộ Truyện Kiều thấm nhuần tư tưởng nhân đạo của bậc thi nhân có một không hai và Truyện Kiều sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian, được các thế hệ sau này lưu trữ trong kho tàng tàng văn học, thơ ca Việt Nam. 

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 9 

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các điển tích, ca dao và tục ngữ mang đến cảm giác thân thân thuộc  và hấp dẫn cho hơn 3.000 câu thơ của Truyện Kiều. Cho đến ngày nay, tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những tập thơ kinh điển của nền văn học Việt Nam.

Chính những ảnh hưởng từ xã hội, gia đình và cuộc đời cũng như tài năng văn học trời phú đã hun đúc lên một Nguyễn Du với một trái tim giàu tình yêu thương một nhà nhân đạo lớn và một danh nhân văn hóa thế giới cho Việt Nam. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam.

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 10 

Thúy Kiều là nhân vật được Nguyễn Du gửi gắm vào đó tinh thần nhân đạo của mình. Từng câu thơ trong Truyện Kiều đều khiến người đọc phải sửng sốt trước cuộc đời gian truân của Kiều, đại diện cho người phụ nữ và người yếu thế bị áp bức trong xã hội cũ. Những giá trị nghệ thuật và nội dung đã làm lên sự thành công của Truyện Kiều và khiến tác phẩm trở thành một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam. 

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 11

Cho đến hiện tại, Truyện Kiều vẫn là một trong những di sản thơ văn nổi bật nhất của Nguyễn Du cũng như nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đã vươt qua biên giới nước nhà, được yêu thích và công nhận trên toàn thế giới. Những giá trị nghệ thuật, nội dung mà Truyện Kiều mang lại vẫn còn được các thế hệ sau này đào sâu tìm hiểu. 

 

Kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du số 12 

Truyện Kiều là tiếng khóc than của những người lương thiện bị áp bức, bách hại. Khi Nguyễn Du viết Truyện Kiều, ông bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa. Truyện Kiều là tiếng nói đề cao những giá trị, phẩm chất cao quý của con người như sắc đẹp, tài năng, bản lĩnh, lòng hiếu thảo, tấm lòng nhân hậu, vị tha … Tác phẩm cũng là khát vọng chân thành của con người về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ cũng đã tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của những người lương thiện, khiến họ khốn khổ, tù túng. Phải là một con người có tấm lòng hết mực yêu thương và tin tưởng con người như  Nguyễn Du mới tạo nên một Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả như vậy.

Một bài văn hoàn chỉnh không thể thiếu phần kết bài, hy vọng với những gợi ý kết bài Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du, các bạn học sinh khối 9 có thể dựa vào để viết lên kết bài cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!