Câu 4 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 146 HOCMAI
Đề bài:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Tại sao ở hai câu cuối cùng của trích đoạn trên tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” mà lại không nhắc lại “bếp lửa”? Hình ảnh ngọn lửa ở đây mang ý nghĩa là gì? Các em học sinh hiểu những câu thơ trong trích đoạn trên như thế nào?
Hướng dẫn giải
Lời giải ngắn gọn
Hình ảnh ngọn lửa được sử dụng như một sự phát triển sáng tạo của hình tượng chiếc bếp lửa trong bài thơ. Bếp lửa của tuổi thơ tác giả được người bà nhen lên không chỉ được dùng bằng những nhiên liệu thông thường mà chính bằng “ngọn lửa” – hay tình yêu thương dành cho người cháu trong lòng bà. Đây chính là là ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương và cả của niềm tin mà bà truyền lại cho người cháu. Như vậy, hình ảnh người bà hiện lên không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn cả là người truyền lửa cho các người cháu nói riêng hay các thế hệ sau nói chung.
Lời giải chi tiết
Hình ảnh bà nhóm chiếc bếp lửa như nhóm lên niềm vui, niềm yêu thương vô bờ bến, luôn chăm chút cẩn thận chăm loh cho con cháu và mọi người trong gia đình. Chính vì vậy mà nhà thơ đã cảm nhận được sự kỳ diệu chan chứa niềm yêu thương và thiêng liêng trong hình ảnh chiếc bếp lửa đơn sơ, dân dã:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Bên cạnh đó tác giả còn cảm nhận được một điều sâu xa nữa: Chiếc bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu đời thường bên ngoài, mà còn xuất phát từ ngọn lửa trong bà – ngọn lửa của sức sống, ngọn lửa của niềm tin và tình yêu thương. Chính vì vậy, từ bếp lửa, nhà thơ đã gợi đến ngọn lửa mang những ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn.
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… “
Hình ảnh “bếp lửa” được lặp lại nhiều lần đã gợi ra rất nhiều cảm xúc độc đáo. Đây là không chỉ là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thường mà còn đối với người đi xa xứ, x quê hương lại để lại một dấu ấn rất khó phai mờ. Bởi chính nhờ bên bếp lửa hồng ấy mà hình ảnh về người bà “còm cõi”, “chờn vờn”, “sương sớm” đã in đậm vào sâu trong tâm trí tác giả từ thủa còn bé cho tới khi đã lớn khôn. Nhờ chiếc “bếp lửa” mà tuổi thơ của nhà thơ được êm đềm ấm áp như những câu chuyện cổ tích mà bà vẫn kể. Tuy nhiên hình ảnh “bếp lửa” ở đây còn mang lại ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa của sự yêu thương, ngọn lửa của niềm tin và của tâm hồn dân tộc. Từ đó đã nhóm lên trong lòng nhà thơ những suy nghĩa và cảm xúc chân tình đẹp đẽ và sâu sắc xuyên suốt bài thơ.
Tham khảo ngay:
Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145
Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145
Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145