Đề cương ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 – ôn tập văn bản và ngữ pháp

0
5237
de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ngu-van-8

Ngữ văn là một môn học chủ đạo và mang tính bắt buộc đối với các em học sinh bởi tầm quan trọng của môn học này mang lại. Trong quá trình học môn ngữ văn, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng đặt câu sao cho chính xác, rõ ràng và mạch lạc; cách giao tiếp sao cho hợp tình hợp lý trong từng trường hợp khác nhau; phân tích những tác phẩm văn học mang nhiều triết lý sống để học cách yêu thương và trân trọng cuộc đời hơn. HOCMAI mong muốn được đồng hành cùng các em học sinh trong chặng đường học tập và phát triển đầy ý nghĩa này. Bài viết dưới đây là đề cương ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 dành cho các em khối 8 đang loay hoay ôn tập luyện thi giữa kì I.

banner-on-thi-giua-ki-inpost

Phần I: Văn bản

Tên văn bản Tác giả Thể loại Nội dung chính Ý nghĩa Nghệ thuật
Tôi đi học Thanh Tịnh Truyện ngắn Những kỉ niệm

về ngày đầu tiên được đến trường của tác giả.

Buổi tựu trường không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh. – Nghệ thuật tự sự xen lẫn nghệ thuật miêu tả và nghệ thuật biểu cảm.

– Nhiều hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm trong lòng người đọc.

Trong lòng mẹ (trích từ Những ngày thơ ấu) Nguyên

Hồng

Hồi kí Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ và khi được nằm trong lòng mẹ. Tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời kì thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh của mình. – Sử dụng những

hình ảnh so sánh  và những hình ảnh liên tưởng táo bạo.

– Tự sự kết hợp trữ tình, kể truyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) Ngô Tất Tố Tiểu thuyết Cảnh anh Dậu bị bọn cai lệ bắt trói và hình ảnh chị vùng lên đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. – Vạch trần được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, phụ nữ, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ vừa giàu tình yêu thương cao đẹp.

– Bằng ngòi bút hiện thực tái hiện sinh động.

– Xây dựng tình

huống truyện bất ngờ.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật.

Lão Hạc Nam

Cao

Truyện

ngắn

Câu chuyện về

người nông dân nghèo phải bán đi cả con chó của mình, thậm chí là dùng bả chó để tự tử.

– Cảm thông trước số phận đau thương của người nông dân

trong xã hội cũ.

– Tấm lòng yêu

thương, trân trọng phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

– Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật thật tài tình.

– Cách kể chuyện đặc sắc, chân thực.

Cô bé bán diêm An-đéc-

xen

Truyện

cổ tích

Hình ảnh cô bé

bán diêm trong

đêm giao thừa

giá rét.

Lòng thương cảm, xót thương sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh đến vậy. Nghệ thuật kể

chuyện hấp dẫn,

đan xen giữa thế giới hiện thực và thế giới mộng tưởng cùng với các tình tiết diễn biến hợp lý.

Đánh nhau với cối xay gió

(Trích Đôn Ki-hô-tê)

Xéc-van-tét Tiểu

thuyết

Câu chuyện về

sự thất bại của

Đôn Ki-hô-tê khi anh ta đánh nhau với cối xay gió.

Phê phán thói sống thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội, chế giễu lí tưởng hiệp sĩ hão huyền, Tạo nên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
Chiếc lá cuối cùng O Hen-

ri

Truyện

ngắn

Câu chuyện cảm động về tình yêu thương cao đẹp giữa những người nghệ sĩ nghèo. Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người có đời sống nghèo khổ. – Nhiều tình tiết rất hấp dẫn, lí lẽ được sắp xếp chặt chẽ và khéo léo.

– Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và tạo ra rung cảm cho người đọc.

 

Phần II: Tiếng Việt

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

– Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

– Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, nhưng vẫn có thể có nghĩa hẹp đối với những từ ngữ khác.

Ví dụ: Giáo dục:

+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, thầy giáo dạy thể dục, thầy giáo dạy Văn…

+ Học sinh: Học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh yếu…

2. Trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp của những từ mà có ít nhất một nét chung về nghĩa.

  • Lưu ý:

– Một trường từ vựng thì có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

– Một trường từ vựng thì có thể bao gồm những trường từ vựng khác biệt nhau về từ loại.

– Do hiện tượng nhiều nghĩa (đa nghĩa), một từ có thể nằm trong nhiều trường từ vựng khác nhau.

3. Từ tượng hình, từ tượng thanh. 

a. Khái niệm:

– Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh sinh động, cụ thể và có giá trị biểu cảm cao, giúp người nghe hoặc người đọc có thể tưởng tượng ra hình ảnh hoặc khung cảnh mà người nói hoặc người viết đang đề cập.

– Từ tượng thanh: là từ mô phỏng lại âm thanh tự nhiên mà con người có thể nghe thấy và ghi nhận.

b. Tác dụng: 

– Từ tượng hình, từ tượng thanh đều có tác dụng gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao.

– Trong một bài văn thì từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng để tự sự, tường thuật lại và miêu tả.

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 

a. Khái niệm: 

– Từ địa phương: là từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

– Biệt ngữ xã hội: là từ chỉ được dùng bởi một tầng lớp xã hội nhất định.

b. Những lưu ý khi sử dụng:

– Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp lúc đó.

– Trong thơ và văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ ở hai tầng lớp nhằm để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội được thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và tính cách nhân vật.

– Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, chỉ nên sử dụng khi cần thiết.

5. Trợ từ, thán từ. 

a. Trợ từ: 

– Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu có tác dụng nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được ám chỉ bởi từ ngữ đó.

Ví dụ: Những, đích, có, chính, ngay,…

b. Thán từ: 

– Thán từ: là những từ có khả năng bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là dùng để gọi đáp. Thán từ thường sẽ đứng đầu câu, có khi thì được tách ra thành câu đặc biệt.

– Thán từ gồm 2 loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ôi, ối, ái, ô hay, chao ôi, thân ôi…

+ Thán từ gọi đáp: Ê, dạ, này, vâng,…

6. Tình thái từ: 

a. Khái niệm:

Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu với mục đích tạo câu nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến để biểu thị sắc thái, thái độ, cảm xúc, tình cảm của người nói.

b. Phân loại: 

– Tình thái từ nghi vấn → à, ư, hử, hả, chăng, chứ,…

– Tình thái từ cầu khiến → đi, mà, nào, với,…

– Tình thái từ cảm thán → sao, thay, làm sao,…

– Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm → cơ, ạ, nhé, mà,…

Phần III: Tập làm văn – Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Ví dụ: Kể lại một kỉ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc đối với em.

DÀN Ý

A. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm ấy khiến em nhớ mãi không quên.

B. Thân bài:

– Kỉ niệm đó xảy ra cùng với ai? Ở đâu? Vào thời gian nào?

– Tường thuật lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết và theo một trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết quả).

– Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ gì? Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? Thái độ, hành động trong cuộc sống của em thay đổi ra sao?

– Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người xuất hiện trong câu chuyện ra sao?

C. Kết bài:

– Ở thời điểm hiện tại, nhớ lại ký ức ấy, em có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào? Hãy diễn tả chi tiết.

– Nói rõ về sự trân trọng của em với kỷ niệm ấy.

Những bài viết tham khảo thêm :

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán

Cảm ơn các em học sinh đã kiên trì đọc hết bài viết về đề cương ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 này. Bài viết rất cô đọng, ngắn gọn, và đầy đủ. HOCMAI mong rằng các em sẽ thật chăm chỉ, không ngừng học tập, rèn luyện, luôn luôn phấn đấu, vượt lên chính mình và phải thật vững tin rằng “mình làm được”. Dù có thế nào thì HOCMAI luôn đồng hạnh, sát cánh bên cạnh các em. Cuối cùng, các em hãy đừng quên truy cập vào hoctot.hocmai để tìm thêm cho mình nhiều đề cương ôn thi nữa nhé!