Kết bài Ông đồ tác giả Vũ Đình Liên

0
1419
ket-bai-ong-do

Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một tác phẩm văn học giàu lòng trắc ẩn, lòng nhân ái nhưng mang đượm nhiều nỗi tiếc nuối, thương cảm của tác giả với cảnh vật và con người cũ. Nhằm giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho bài viết của mình về tác phẩm “Ông đồ” – Vũ Đình Liên, Hocmai sẽ gợi ý các em một số cách kết bài hay và ấn tượng trong quá trình Soạn văn 8. Cùng tham khảo dưới đây nhé!

 

Tham khảo ngay:

Soạn bài Ông đồ

Mở bài Ông đồ

Kết bài nhớ rừng

 

Mẫu kết bài Ông đồ số 1

“Ông đồ” là bài thơ để lại nhiều ấn tượng đặc sắc nhất của tác giả Vũ Đình Liên, cũng là một trong những tác phẩm mở đầu trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Thành công lớn nhất của tác phẩm này đó là để lại trong người đọc một nỗi sâu sắc tiếc thương, hoài cổ và sự day dứt của tác giả trước sự biến mất dần của ông đồ – hình ảnh đại diện cho một nét văn hóa truyền thống, một giai cấp cũ không còn giá trị trong xã hội đương thời.

Mẫu kết bài Ông đồ số 2

Tóm lại, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã thành công trong việc khắc họa lên hình ảnh ông đồ nho già trong giai đoạn văn hóa phương Tây đang xâm nhập, để lại nỗi ám ảnh day dứt trong lòng người đọc. Dù hình ảnh ông đồ không còn nữa, song thông qua tác phẩm này hình ảnh của ông vẫn sẽ còn tồn tại, những nét văn hóa truyền thống vẫn sẽ luôn được nhắc nhở cho thế hệ về sau.

Mẫu kết bài Ông đồ số 3

Kết luận lại tác phẩm ông đồ của Vũ Đình Liên đã thay lời tác giả bộc bạch nỗi xót xa, tiếc nuối và hoài niệm về hình ảnh và những ký ức đẹp đẽ về ông đồ cho chữ – một nét đẹp văn hóa trong những ngày Tết của người Việt Nam. Vượt qua khuôn khổ của một bài thơ 5 chữ thông thường, bài thơ như thay lời tác giả nhắc nhở khéo léo thế hệ sau cần ý thức hơn việc gìn giữ, bản tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mẫu kết bài Ông đồ số 4

Tác giả Vũ Đình Liên đã thể hiện thật trọn vẹn lòng thương người, niềm tiếc nuối và hoài cổ những con người cảnh vật cũ của mình thông qua bài thơ “Ông đồ”. Với khả năng sử dụng ngôn từ khéo léo, dường như ông đã khắc họa nên cả một cuộc đời của ông đồ nho tài hoa ấy, từ khi ông đồ vẫn còn được xã hội kính nể, trọng vọng, cho đến khi ông “hết thời”, dần nhạt nhòa và biến mất hẳn.

Mẫu kết bài Ông đồ số 5

Vũ Đình Liên thật sự là một nhà thơ tài hoa và hoài cổ khi chỉ với 20 câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn giàu cảm xúc, ông đã đưa người đọc đi từ thời huy hoàng của ông đồ nho có bàn tay họa bút “như phượng múa rồng bay”, được người người chen chúc xin chữ kính nể, cho đến khi dần bị quên lãng và biến mất bởi thực tế khốc liệt đương thời.

Mẫu kết bài Ông đồ số 6

Tình hình xã hội đương thời đã dần gạt bỏ những hình ảnh, cảnh vật và con người “cũ” bởi sự xâm nhập của văn hóa phương Tây. Bằng bút pháp tài hoa của mình, Vũ Đình Liên đã rất xuất sắc khi dựng nên cả một thời ký ức đẹp đẽ hoài cổ về ông đồ nho, về nét văn hóa truyền thống xin chữ trong những ngày Tết chỉ trong một bài thơ ngũ ngôn 20 câu ngắn gọn, cũng bộc lộ niềm thương cảm xót xa của chính mình với những nét đẹp truyền thống đang bị mai một dần.

Mẫu 7 – Kết bài phân tích bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Bài thơ “Ông đồ” vô cùng ngắn gọn chỉ vỏn vẹn 20 câu thơ, song tác giả Vũ Đình Liên đã dựng nên cả một cuộc đời đầy huy hoàng những cũng rất đáng thương của ông đồ. Bài thơ cũng là một lời nhắc nhở thế hệ sau cần ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước sự du nhập quá nhanh của nền văn minh nước ngoài.

Mẫu 8 – Kết bài phân tích bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Dù là một bài thơ được phủ lên lớp màu đầy hoài niệm, tiếc nuối, nhưng bài thơ “Ông đồ” vẫn mang hơi thở rất mới đặc trưng của phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945. Vũ Đình Liên thông qua bài thơ này không chỉ thể hiện sự nặng lòng của mình với những nét đẹp văn hóa truyền thống đang bị mai một dần mà còn khắc vào lòng độc giả niềm yêu thích mến mộ những giá trị văn hóa truyền thống cổ truyền của dân tộc.

Mẫu 9 – Kết bài phân tích bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Tác phẩm “Ông đồ” không chỉ là một bài thơ ngũ ngôn thông thường thể hiện sự tiếc nuối hoài cổ của tác giả Vũ Đình Liên mà còn đánh thức trong tâm trí độc giả về những hình ảnh nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong những ngày Tết xưa. Để rồi nhìn lại những gì chúng ta đã và đang làm cho đời, cho những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc đó khi không chỉ có tục xin chữ ngày tết, những nét văn hóa truyền thống khác cũng đang dần biến mất hoặc biến tướng trở nên xấu dần. 

Mẫu 10 – Kết bài phân tích bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Bằng một nỗi niềm rất riêng của mình, Vũ Đình Liên đã cho chúng ta được chiêm ngưỡng cả một cuộc đời ông đồ nho, từ những ngày tháng đầy huy hoàng được người người chen chúc xin chữ, trọng vọng và kính nể, cho đến thực tại khốc liệt đang dần gạt ông đồ ra khỏi vòng tròn của xã hội, và đến một ngày không còn thấy ông đồ nữa. 

Mẫu 11 – Kết bài phân tích bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Vậy là chỉ với 20 câu thơ ngũ ngôn giàu hình tượng và cảm xúc, tác giả Vũ Đình Liên đã khiến cho bài thơ “Ông đồ” trở nên đầy màu sắc hoài cổ cùng một niềm tiếc thương lưu luyến không nguôi về những con người cũ, cảnh vật cũ. Đọc tác phẩm, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn lòng nhân ái và sự cảm thông của Vũ Đình Liên về những giá trị văn hóa truyền thống đã cũ nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử của mình.

Mẫu 12 – Kết bài cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Cảnh vật và con người trong bài thơ “Ông đồ” giờ đây tuy đã cũ, thế nhưng với tất cả tấm lòng nhân ái, trắc ẩn cùng sự thương nuối hoài cổ đầy luyến tiếc của mình, tác giả Vũ Đình Liên đã chạm đến nơi sâu nhất trong trái tim của mỗi người đọc, đồng thời nhắc nhở khéo léo với thế hệ sau phải ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống bản sắc của dân tộc đang bị mai một quên lãng dần.

Mẫu 13 – Kết bài cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên

Không chỉ thể hiện sự xót xa, tiếc nuối đầy day dứt của tác giả về những con người và cảnh vật “muôn năm cũ” mà bài thơ “Ông đồ” còn được lồng ghép trong đó là tinh thần nhân đạo, lòng nhân ái của Vũ Đình Liên với số phận đầy xót xa của ông đồ nói riêng và của cả một tầng lớp xã hội trí thức bấy giờ.

Mẫu 14 – Kết bài cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên 

Kết thúc bài thơ “Ông đồ” là một câu hỏi tu từ đầy day dứt “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” như muốn nhắc nhở chúng ta đừng cho phép bản thân quên lãng quá khứ hay ruồng bỏ những gì đã qua. Thay vào đó hãy học cách biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị đẹp đẽ đó, nhất là khi đó là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Mẫu 15 – Kết bài cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ – Vũ Đình Liên 

Có thể nói hai câu thơ cuối cùng của bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bức tranh tả cảnh ngụ tình tuyệt vời. Đọc câu thơ ấy khiến chúng ta không khỏi thổn thức trong lòng vì cảnh và người ấy nay đã không còn. Phải chăng đây chính là nỗi lòng, là tiếng khóc của tác giả về một thời vang bóng nay chỉ còn trong ký ức?

Hi vọng với những gợi ý kết bài Ông đồ của Vũ Đình Liên trên các em sẽ có được một kết bài cho riêng mình hấp dẫn nhất. Chúc các em thành công!