Mở bài Ông đồ – tác giả Vũ Đình Liên

0
2552
mo-bai-ong-do

Là một tác phẩm gây nhiều tiếng vang trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên mang trong mình rất nhiều giá trị văn học và giá trị nghệ thuật sâu sắc cùng với chất thơ hoài niệm, tiếc nuối cảnh vật và con người cũ. Để giúp các em có một phần mở bài chất lượng và ấn tượng, Hocmai mời các em tham khảo những cách mở bài Ông đồ dưới đây.

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Ông đồ

Mở bài nhớ rừng

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 1

Lần đầu tiên được ra mắt trên báo Tinh Hoa năm 1936, bài thơ “Ông đồ” đã rất nhanh gây được tiếng vang trong giai đoạn phong trào Thơ mới nổi lên mạnh mẽ khi đó. Với nét buồn mang mác hoài niệm quá khứ nhưng cũng rất đẹp đẽ khi tả về ông đồ nho – hình ảnh đại diện đặc trưng của giai đoạn lịch sử cũ, bài thơ đã rất thành công để lại một nốt lặng hoài cổ tiếc nuối nhưng long lanh trong lòng người đọc, về một nét đẹp truyền thống đang dần bị mai một bởi dòng chảy của thời gian. 

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 2

Đánh giá sự tài hoa của một nhà văn, nhà thơ không chỉ đánh giá dựa trên những tác phẩm văn chương đồ sộ mà anh ta để lại, mà còn dựa vào những dư âm và giá trị văn học mà tác phẩm đó để lại cho thế hệ sau. Vũ Đình Liên chính là một nhà thơ như vậy. Những tác phẩm của ông không nhiều, thậm chí ông chưa từng xuất bản một tập thơ văn hoàn chỉnh, song có những đứa con tinh thần của ông cho đến nay vẫn còn được nhắc lại và để lại dư âm mãnh liệt trong lòng độc giả. Chúng ta đang nói đến tác phẩm “Ông đồ”, một trong những bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Đình Liên.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 3

Là một tác phẩm được ra đời trong giai đoạn phong trào Thơ mới nổi lên mạnh mẽ, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên lại có dấu ấn riêng khác với những tác phẩm cùng thời: mang nét buồn thương, tiếc nuối và hoài niệm những con người, cảnh vật cũ. Thông qua bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã xây dựng nên một hình ảnh một ông đồ nho xưa vừa tài nghệ vừa gần gũi, trang trọng, vừa xót xa, tiếc nuối cho tình cảnh của ông đồ thời đó.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 4

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. 

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Một cái Tết cổ truyền được coi là đủ đầy, sung túc là khi có những món ăn truyền thống, cặp bánh chưng xanh, pháo hoa rộn ràng, mâm ngũ quả đa sắc, và đặc biệt là câu đối đỏ. Ngày Tết những câu đối đỏ nổi bật đầy ý nghĩa ấy được ông đồ nho viết nên với tất cả tài nghệ và chữ nghĩa một đời của mình. Nhưng hình ảnh ông đồ già mặc áo the đầu đội khăn xếp ấy dần mai một và biến mất theo dòng chảy thời gian. Đó chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đã giúp Vũ Đình Liên sáng tác ra bài thơ “Ông đồ” với niềm tiếc thương sâu sắc.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 5

Nhắc đến ông đồ là không thể không nhắc đến những thầy giáo dạy chữ Nho thời xưa, với hình ảnh đầu đội khăn xếp ngay ngắn, chiếc áo the dài cầm cuốn sách đĩnh đạc. Trước khi bước vào giai đoạn giao thoa với văn hóa phương Tây, ông đồ nho rất được trọng vọng và kính nể. Song kể từ khi văn hóa phương Tây du nhập, chữ nho ngày càng bị mai một, ông đồ nho xưa từ người cho chữ nay trở thành kẻ bán chữ cho đời, để rồi tác giả xót xa, tiếc nuối cho một thân phận sắp tàn. Và đó là thời điểm bài thơ “Ông đồ” được ra đời.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 6

Vũ Đình Liên là một nhà thơ, nhà giáo mẫu mực và là nhà nghiên cứu & phê bình văn học có nhiều đóng góp cho nền văn học của nước nhà. Tuy ông không có nhiều tác phẩm, song những bài thơ của ông đều để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả thưởng thức, mang những giá trị văn học và nghệ thuật đặc sắc. Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là “Ông đồ”.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 7

Dòng chảy thời gian vô cùng khắc nghiệt, nó có khả năng xóa sạch những tinh hoa, nét đẹp văn hóa truyền thống của cả một dân tộc chỉ trong một thời gian rất ngắn. Tác phẩm “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên chính là một hồi chuông cảnh tỉnh con người về ý thức giữ gìn, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, những nét đẹp bản sắc truyền thống huy hoàng vang bóng một thời đó. 

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 8

Với giọng thơ đầy nét hoài cổ và tiếc nuối về “những người muôn năm cũ” của Vũ Đình Liên (nhận xét của Hoài Thanh), bài thơ “Ông đồ” như một nốt trầm lắng nhẹ nhàng nhưng day dứt tiếc nuối và thương cảm trong phong trào văn học Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945 của văn học Việt Nam.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 9

Là một nhà thơ, nhà giáo và nhà phê bình văn học ra đời trong giai đoạn lịch sử đang chuyển mình trước sự du nhập của văn hóa phương, Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là một trong số ít người có chất thơ đầy hoài cổ, tiếc nuối, thương cảm cho những con người, cảnh vật quá khứ. Và tác phẩm nổi bật nhất nói lên điều đó chính là “Ông đồ”.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 10

Ông đồ đã từng là một hình ảnh đại diện cho giai cấp trí thức, nhà nho thời xưa, một giai cấp được cả xã hội trọng vọng và kính nể. Song từ khi chế độ khoa cử bị bãi bỏ, chữ Nho bị gạt đi, ông đồ cũng bị gạt ra khỏi vòng tròn xã hội, để rồi hình ảnh ông đồ những ngày tết bên mực tàu, bút nghiên đã dần bị mai một và quên lãng. Xót xa và tiếc nuối cho một nét văn hóa truyền thống giá trị đang biến mất dần, Vũ Đình Liên đã sáng tác bài thơ “Ông đồ” như một lời nhắc nhở thế hệ sau cần ý thức giữ gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc.  

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 11

Có thể khẳng định bài thơ “Ông đồ” là một kiệt tác của Vũ Đình Liên và để lại dấu ấn rất riêng trong phong trào Thơ mới Việt Nam (1930 – 1945). Với 5 khổ thơ thể ngũ ngôn, tác giả đã khắc họa nên hình ảnh một ông đồ trong giai đoạn đất nước du nhập nền văn hóa phương Tây đang bị mai một dần, để lại trong người đọc nhiều suy tư day dứt.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 12

Bài thơ “Ông đồ” là một tác phẩm theo thể thơ ngũ ngôn, nói lên tình cảnh đáng thương đầy xót xa cho ông đồ – một hình ảnh đại diện cho giai cấp trí thức thời cũ. Cùng với chất thơ mang mác buồn thương, xót xa và tiếc nuối, bài thơ đã thật sự chạm vào những cảm xúc sâu sắc của người đọc khi khắc họa lên thời huy hoàng của ông đồ trước thực tại khắc nghiệt lúc đó. 

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 13

Một ông đồ đầy quen thuộc gần gũi bên cạnh mực tàu, nghiên bút đang dậm tô từ chững trên giấy đỏ bắt mắt, nhưng cũng là một ông đồ cũ xưa, hết thời trước cảnh bị gạt ra khỏi vòng tròn của xã hội đương thời. Đó chính là “Ông đồ”  – áng thơ nhuốm màu hoài cổ bâng khuâng, nốt son lạ trong phong trào Thơ mới của nhà thơ Vũ Đình Liên. 

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 14

Bên cạnh những cái tên như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử,… nhà thơ Vũ Đình Liên cũng là một trong những người tiên phong trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945. Với chất thơ đầy hoài niệm “những người muôn năm cũ” (nhận xét của Hoài Thanh), tuy không sáng tác nhiều, song Vũ Đình Liên cũng có những tác phẩm thành công mang giá trị văn học và giá trị nghệ thuật sâu sắc, góp thêm màu sắc cho phong trào Thơ mới sôi nổi. Bài thơ “Ông đồ” chính là tác phẩm đó!

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 15

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là một bước ngoặt lớn của dân tộc ta khi văn hóa phương Tây dần du nhập và chuyển hóa. Cùng với sự thật chế độ khoa cử bị bãi bỏ, những người thuộc giai cấp trí thức cũ – trong đó có ông đồ nho đã phải chịu nhiều thiệt thòi, dần bị xã hội từ bỏ và gạt ra. Tiếc thương cho một hình ảnh đẹp dần bị mai một, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sáng tác bài thơ ngũ ngôn “Ông đồ”.

 

Mở bài phân tích bài thơ “Ông đồ” mẫu số 16

Ông đồ – hình ảnh vô cùng quen thuộc trong giai đoạn thế kỷ XIX đổ về trước và trong những ngày Tết nhộn nhịp, tươi vui. Ông đồ nho ấy, với chiếc khăn xếp gọn gàng, chiếc áo the dài bên cạnh tàu mực, bút nghiên cùng bàn tay viết chữ tài hoa đã được khắc họa vô cùng tinh tế trong khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

Như vậy Hocmai đã gợi ý cho các em những cách để mở bài “Ông đồ” sao cho ấn tượng và hấp dẫn. Hi vọng với những gợi ý này, các em sẽ có một bài văn phân tích tác phẩm cũng như trong quá trình trả lời các câu hỏi soạn văn 8!