Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay nhất – Soạn văn 9

0
377
mo-bai-chuyen-cu-trong-phu-chua-trinh

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được HOCMAI tổng hợp dựa trên nhiều cách tiếp cận tác phẩm khác nhau và làm nổi bật lên nội dung mà tác giả Phạm Đình Hổ muốn truyền tải về cuộc sống của vua chúa trong thời kỳ đất nước loạn lạc, rối ren. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo 10 mở bài hay nhất dưới đây. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Kết bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mở bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 1 

Phạm Đình Hổ là người con vùng đất Hải Dương, sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Ông là một người tài và làm quan dưới thời vua Ming Mạng khi tuổi về già. Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình nghiên cứu và văn chương đồ sộ, trong đó phải kể đến tập bút ký Vũ trung tùy bút nổi tiếng của ông. Đoạn trích chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh nằm trong tập bút ký đã ghi lại sinh động cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh cũng như phê phán nhà nước mục nát dưới sự cai trị của vua Lê- chúa Trịnh. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 2 

Tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là tập bút ký nổi tiếng ghi lại sinh động cuộc sống, xã hội Việt Nam thời Lê Trịnh. Mặc dù thể loại bút ký với lối viết tự do không theo bất cứ trình tự nào nhưng những giá trị hiện thực trong đó vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử cho đến tận thời điểm bây giờ. Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã ghi lại toàn bộ cuộc sống hoang phí, xa hoa của người đứng đầu bộ máy nhà nước thời điểm đó – chúa Trịnh. Phạm Đình Hổ đã lên án những hành vi của bọn quan lại thời đó và bày tỏ niềm cảm thông, nỗi thương cảm với cuộc sống của nhân dân – những người phải chịu áp bức của một nhà nước thối nát, mục rỗng. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 3  

Phạm Đình Hổ ( 1768 – 1839) người Hải Dương sinh trưởng trong gia đình có dòng dõi khoa bảng, văn chương. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ phong kiến đang suy tàn, mục rỗng Phạm Đình Hổ thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân và dùng văn chương để ký thác nỗi niềm tâm sự của mình. Trong đó, tập bút ký Vũ trung tùy bút của ông ghi chép và phản ánh rõ nét hiện thưc cuộc sống của người dân trong thời kỳ đặc biệt đó. Nhất là đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh càng thể hiện rõ hơn đời sống xa hoa hưởng thụ của người cầm quyền nhà nước, bỏ mặc người dân sống trong đói khổ và sự đàn áp của quan lại triều đình. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 4 

Sự suy tàn của các thế lực phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ 18 được ghi chép chân thực và rõ nét trong tác phẩm “ Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ. Đặc biệt qua đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh chúng ta lại càng thấy rõ hơn hai mặt đối lập giữa cuộc sống xa hoa phù phiếm của chúa Trịnh và sự đói khổ, bị đàn áp của nhân dân. Đoạn trích cũng thể hiện sự thương cảm của bậc hiền sĩ trong lòng có dân nhưng cũng bất lực trước sự thối nát của triều đình phong kiến vua Lê chúa Trịnh. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 5 

Phạm  Đình Hổ (1768 – 1839) là một người con sinh trưởng trong gia đình có truyền thống khoa bảng. Bản thân ông cũng là một nhà văn với nhiều tác phẩm đồ sộ để lại cho người đời sau. Cuộc đời ông gặp nhiều biến cố do sinh ra vời thời điểm loạn lạc, bởi vậy ông lựa chọn về quê lánh đời. Chính vì trưởng thành trong thời kỳ đen tối nhất của đất nước mà ông đã cho ra đời được một áng tùy bút nổi tiếng là “ Vũ trung tùy bút” ghi lại cuộc sống, những vấn đề của xã hội trong thời điểm đó. Đoạn trích “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh” là một ghi chép chân thực của Phạm Đình Hồ về cuộc sống xa hoa hưởng thụ bỏ mặc nhân dân bị bọn quan lại áp bức của chúa Trịnh Sâm, phản ánh rõ rất một xã hội phong kiến thối nát đến cực điểm. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 6 

Thời kỳ trung đại nổi bật với nhiều áng văn xuôi với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật sâu sắc phản ảnh một phần cuộc sống của người dân Việt Nam. Bên cạnh Truyền kỳ mạn lục nổi tiếng được coi là thiên cổ kỳ bút thì Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cũng là bút ký được nhiều người nhắc đến với những giá trị to lớn để lại cho người đời sau. Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy, lột tả sống động nhất về xã hội Việt Nam trong thời điểm đất nước đang có sự chuyển giao từ thời vua Lê chúa Trịnh sang thời nhà Nguyễn. Trong đó phải nhắc đến đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, một đoạn trích nhỏ nhưng lột tả rõ nhất về cuộc sống xa hoa, trụy lạc của người cầm quyền cũng như phê phán lên án những kẻ dựa vào đó để bóc lột nhân dân. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 7 

Vũ trung tùy bút là bút ký nổi tiếng của tác giả Phạm Đình Hổ với tám mươi tám mẩu truyện nhỏ ghi chép về cuộc sống của nhân dân Việt Nam trong thời điểm những năm cuối Lê đầu Nguyễn. Trong đó, đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là những ghi chép của tác giả về cuộc sống xa hoa, hưởng thụ của vua chúa trong thời điểm đất nước còn nghèo khó và loạn lạc. Không chỉ có vua chúa mà những kẻ hoạn quan, quan lại dưới thời vua Lê chúa Trịnh cũng dựa vào đó để vơ vét, nhũng nhiễu dân chúng. Bọn chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để cướp đoạt mọi thứ của nhân dân. Đoạn trích cũng thể hiện sự thương cảm của Phạm Đình Hổ đối với nhân dân, tố cáo một xã hội thối nát đến tận cùng dưới thời Lê – Trịnh. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 8 

Chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh là một trích đoạn trong tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ – một nhà văn kiệt xuất thế kỷ 19. Tác  phẩm đã ghi chép lại cuộc sống xa hoa, lãng phí của chúa Trinh Sâm không màng đến sự đói khổ của nhân dân mà ra sức bóc lột, vơ vét. Không chỉ lên án lối sống vô độ đó mà tác giả còn phản ánh sự thối nát của hệ thống chính trị, khi mà quan lại mặc sức đàn áp dân lành, hống hách, ngang ngược cướp bóc trắng trợn. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 9 

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một trong ba tác phẩm văn xuôi suất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam cùng với “ Hoàng lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái và “ Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác. Với đôi mắt tinh anh nhìn thấu sự đời của bậc danh nho, Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại chi tiết, chân thực và khách quan về đời sống xã hội của người dân Việt vào thời điểm đất nước loạn lạc chia cắt. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến đoạn trích “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại chân thực nhất về lối sống xa hoa, trụy lạc của chúa Trịnh Sâm và sữ nhiễu loạn của bọn quan lại dưới thời Lê-Trịnh. Qua đoạn trích, chúng ta thấy được sự thối nát của bộ máy chính trị cũng như nỗi cảm thông của Phạm Đình Hổ với dân dân thời đó. 

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh số 10 

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh nằm trong tác phẩm “ Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ phản ánh chân thực đời sống xa hoa của chúa Trịnh Sâm trong thời điểm đất nước ngày càng loạn lạc. Phạm Đình Hổ đã cho chúng ta thấy một mặt đen tối của xã hội Việt Nam trong thời kỳ phân chia hai miền trong ngoài, sự bất lực của nhà nước Lê – Trịnh và nỗi khổ mà nhân dân phải gánh chịu trong thời điểm đó. 

Với những gợi ý mở bài trên, hy vọng các bạn học sinh có thêm tài liệu để tham khảo và viết ra những mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay nhất. Đoạn trích thuộc tập bút ký nổi tiếng của Phạm Đình Hổ cho chúng ta thẫy rõ hơn về cuộc sống của người dân Việt trong thời điểm chuyển giao giữa các thế lực phong kiến Việt Nam.