Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Soạn văn 9

0
746
soan-bai-chuyen-cu-trong-phu-chua-trinh

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một tác phẩm tiêu biểu được trích trong tập tập” Vũ trung tùy bút” nổi tiếng của tác giả Phạm Đình Hổ. Gợi ý soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của HOCMAI chi tiết và đầy đủ nhất sẽ giúp các bạn học sinh nắm bắt bài học nhanh chóng và hiệu quả hơn trong quá trình học Ngữ văn 9.

Tham khảo thêm:

Phân tích chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mở bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Kết bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

 

I. Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Phạm Đình Hổ sinh năm 1768, mất năm 1839. Ông là người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, Hải Dương. 
  • Phạm Đình Hổ có tên chữ là Bỉnh Trực hoặc Tùng Niên, hiệu Đông Dã Tiều và tục gọi là Chiêu Hổ. 
  • Phạm Đình Hổ sinh ra trong thời điểm đất nước loạn lạc, ông còn phải chịu tang cha, anh trưởng, anh thứ rồi tang mẹ khiến ông lựa chọn ân cư sinh sống, không phục vụ cho triều đình dù ông là một nhân sĩ có tài, có đức. 
  • Đến thời Minh mạng nhà Nguyễn, sau nhiều lần được vua cho mời đến phục vụ triều đình cũng như bản thân Phạm Đình Hổ bị thuyết phục bởi vị vua tài giỏi này, ông mới đồng ý làm quan, khi đó ông đã 54 tuổi. 
  • Sau này con đường làm quan của Phạm Đình Hổ cũng gặp nhiều gian truân. Đến khi giữ chức Thị giảng học sĩ, ông cáo bệnh về quê và mất tại quê nhà, thọ 71 tuổi. 
  • Sự nghiệp  của Phạm Đình Hổ vô cùng đồ sộ với nhiều công trình thuộc nhiều thể loại khác nhau từ văn học, lịch sử, địa lý và đều được viết bằng chữ Hán. 
  • Các tác phẩm của Phạm Đình Hổ đều mang nhiều giá trị nghệ thuật và được lưu giữ đến tận bây giờ. Trong đó phải kể đến như “ Vũ trung tùy bút”, “ Ô châu lục”, “ An Nam chí”, “ Tang thương ngẫu lục” … 

2. Tác phẩm 

2.1 Hoàn cảnh sáng tác Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

  • Vũ trung tùy bút là một tập tùy bút của Phạm Đình Hổ được viết vào thời điểm cuối đời Lê và thời Tây Sơn. Tập tùy bút này bao gồm 91 thiên và là những câu chuyện ghi lại những chứng kiến của tác giả trong thời điểm đất nước loạn lạc. 
  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là thuộc thiên thứ 2 của tác phẩm “ Vũ trung tùy bút”. Câu chuyện ghi lại cuộc sống xa hoa, tốn kém cùng những thú vui kỳ quái của chúa trong thời điểm đen tối nhất của đất nước. 

2.2 Thể loại tác phẩm

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh thuộc thể loại tùy bút. Đây là thể loại hình ký ghi chép về cuộc sống, con người xung quanh, những suy ngẫm của tác giả một cách tự do, không theo kết cấu cụ thể nào. 

2.3 Bố cục Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có bố cục 2 phần: 

  • Phần 1: Từ đầu cho đến đoạn “ kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” : Phạm Đình Hổ ghi chép lại cuộc sống xa hoa lãng phí trong phủ chúa Trịnh 
  • Phần 2: Còn lại: Hoạn quan – những kẻ mượn danh chúa Trịnh để vơ vét của cải, tài sản của nhân dân 

2.4 Tóm tắt tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là câu chuyện về chúa Trịnh Sâm, tên thật là Thịnh Vương. Sau khi chúa Trịnh  dẹp hết các bè phái tranh giành quyền lực, ông ta không tập trung đến chuyện đất nước mà  tìm cách ăn chơi, thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình. Cuộc vui của chúa Trinh Sâm gây hao tốn rất nhiều tiền của thu từ thuế của người dân. Sở thích của chúa Trịnh Sâm là thú chơi đèn đuốc, xây dựng đình đài xa hoa, tốn kém và du ngoạn Tây Hồ.

Trịnh Sâm thường đi chơi và thưởng ngoạn Tây Hồ, mỗi lần đi đều có quân lính và quan lại theo sau để thêm phần đông vui, náo nhiệt  thỉnh thoảng quân lính còn đóng giả làm phụ nữ bán hàng ven bờ nơi chúa du ngoạn đi qua. Đôi khi, chúa sẽ cho dừng thuyền và xuống mua bán y như một phiên chợ đang diễn ra. Đôi khi các nhạc công trên gác mái sẽ chơi một vài bản nhạc để làm cho không khí trở nên sôi động và vui nhộn hơn. Chúa Trinh Sâm còn có sở thích sưu tầm những thứ kỳ lạ trên đời để trang trí trong nhà của lãnh chúa.

Chính những sở thích kỳ lạ của chủa Trịnh đã tạo cơ hội cho bọn hoạn quan dưới quyền  “mượn gió bẻ măng”, ban ngày đi tìm vật quý hiếm, ban đêm đột nhập vào nhà dân trộm cây cảnh rồi vu oan giá họa cho những người dân thường. Người dân sống dưới sự trị vì của chúa Trịnh và bè lũ hoan quan luôn sống trong cảnh không yên, thậm chí phải phá vườn, phá cây, phá nhà  để không bị để mắt đến. 

 

II. Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 

Câu hỏi 1 trang 63 SGK Ngữ Văn 9 tâp 1: Chi tiết thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh

Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại một cách chân thực và tỉ mỉ về cuộc sống xa hoa của chúa Trinh Sâm trong tùy bút của mình: 

  • Chúa Trịnh Sâm cho xây dựng rất nhiều cung điện, đền đài bằng tiền thuế của nhân dân chỉ để thỏa mãn sở thích “ chơi đèn đuốc” không giống ai của mình. 
  • Chúa Trịnh Sâm thường xuyên tổ chức các cuộc dạo chơi Tây Hồ với tần suất ba bốn lần một tháng. Mỗi lần đi chơi đều huy động rất nhiều người hầu kẻ hạ, nhạc công, binh lính đi theo để phụ họa cho sở thích của chúa. Không chỉ dạo chơi mà những kẻ xu nịnh chúa còn nghĩ ra nhiều trò giải trí vô cùng lố lăng như đóng giả con gái buôn bán bên hồ, ca múa nhạc tốn kém, vơ vét những sản vật quý trên đường du ngoạn. 
  • Ra sức tìm kiếm, thu về những sản vật quý trong thiên hạ để tô điểm cho phủ chúa. Phạm Đình Hổ còn miêu tả khu vườn của chúa “ tiếng chim kêu, vượn hót râm ran bốn bề” . Gần như mọi thứ quý hiếm đều đều xuất hiện trong phủ chúa. 
  • Miêu tả cảnh tượng đưa một gốc đa cổ thụ từ bên kia sông, tốn công sức của hàng trăm người chỉ để thỏa mãn của chúa Trịnh. 

Tất cả những chi tiết miêu tả sự xa hoa, lãng phí của chúa Trịnh đều được Phạm Đình Hổ viết lại một cách chân thực, khách quan. Không miêu tả nhiều nhưng cũng đủ để cho người đọc thấy được bản chất bóc lột của vua chúa thời điểm đó. Và cuối cùng là dự báo của Phạm Đình Hổ về một chế độ mục nát sẽ gây ra hỗn loạn cho xã hội. 

 

Câu hỏi 2 trang 63 SGK Ngữ Văn 9 tập 1: Các chi tiết hoạn quan vơ vét của dân

Chính lối sống xa hoa phù phiếm của chúa Trịnh đã thúc đẩy bè lũ quan lại, hoạn quan mượn gió bẻ măng gây hại cho nhân dân. Thủ đoạn nhiễu dân của bọn chúng gây ra nhiều cảnh gia đình tan nát, chia lìa. Phạm Đình Hổ đã ghi lại như sau: 

  • Hoạn quan lấy cớ tìm thu vật quý để “ phụng thủ” , ngang nhiên chiếm đoạt chậu hoa cây cảnh quý hiểm, đặc biệt của người dân. Chúng còn dò hỏi khắp nơi xem nhà nào có đồ quý để tiện bề đến chiếm đoạt mang về. 
  • Thậm chí chúng còn trộm đi những vật quý đấy rồi vu oan cho người dân giấu đi vật dâng lên chúa để rồi muốn thoát tội thì phải dâng lên tiền bạc cho chúng
  •  Thủ đoạn vừa ăn cắp, vừa la làng đó đã gây ra bao cảnh tan nát, khiến người đời căm tức thà phá hủy đi chậu hoa cây cảnh chứ không để bọn chúng đạt được mục đích.  Chính tác giả Phạm Đình Hổ cũng ghi chép lại gia đình mình phải chặt đi cây lê, cây lựu để tránh được tai họa do bọn hoạn quan gây ra. 

Với lối viết vô cùng thuyết phục, sinh đông và những dẫn chứng cụ thể, phong phú, Phạm Đình Hổ đã kín đáo phê phán bè lũ hoạn quan cậy quyền ức hiếp dân lành. Chung quy lại cũng do sự sủng ái của chúa Trịnh khiến bọn quan lại ngày càng ý thế hoành hành, tác oai tác quái.   

Câu hỏi 3 trang 63 SGK Ngữ Văn 9 tập 1: Sự khác nhau giữa tùy bút và các thể loại truyện khác

Truyện ngắn và tùy bút đều là những thể loại được nhiều tác giả sử dụng. Tuy nhiên giữa hai thể loại này có những sự khác nhau cơ bản như sau: 

  • Truyện ngắn: Là những câu chuyện bằng văn xuôi, được viết ngắn gọn và có cốt truyện, nhân vật. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống hay chủ đề nhất định. Các nhân vật trong truyện ngắn thường được miêu tả chi tiết về ngoại hình, tính cách, có diễn biến tâm lý. Cốt truyện được trình bày có mở đầu, diến biến câu chuyện và kết thúc. 
  • Tùy bút: Tùy bút là thể loại viết theo sở thích cá nhân, thường không có chủ để cụ thể, gặp chuyện gì ghi lại chuyện đó hoặc ghi lại theo trí nhớ của tác giả. Tùy bút thường phản ánh hiện thực thực tế kết hợp với cảm xúc, đánh giá và nhìn nhận của tác giả.

Hướng dẫn luyện tập 

Gợi ý trả lời câu hỏi: Căn cứ vào Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và cả bài đọc thêm dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:  Chuyện cũ trong phủa chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại một cách chân thực về cuộc sống xa hoa, trụy lạc và xa xỉ của chúa Trịnh vào thời điểm đất nước chia cách hai đàng. Sự xa hoa đó phục vụ cho sở thích chơi đèn đuốc với những đình đài, cung điện được xây dựng từ tiền thuế và sức lao động của nhân dân. Rồi sở thích du ngoạn Tây Hồ mỗi tháng vài lần của Chúa cùng lũ bề tôi xúm lại làm mọi cách để xu nịnh chủ nhân của mình. Nhưng chính lối sống ưa nịnh hót cùng sở thích vơ vét của quý trong thiên hạ đã góp phần tạo ra một đám quan lại mượn quyền để ức hiếp nhân dân. Chúng dùng mọi thủ đoạn từ vu hãm cho đến cướp bóc để thỏa mãn chúa và đút túi riêng cho chính mình. Tất cả sự áp bức đó đã được Phạm Đình Hồ ghi chép lại và kín đáo phê phán cũng như dự đoán về một tương lai loạn lạc của đất nước.  Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh chỉ mà một ghi chép nhỏ của Phạm Đình Hổ nhưng lại lột tả chân thực nhất về một thời điểm đen tối trong lịch sử đất nước.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh giúp gợi ý trả lời những câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1. Chuẩn bị bài soạn trước khi vào tiết học sẽ giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm bắt được kiến thức và bài giảng của thầy cô.