Một số phương pháp tóm tắt văn bản thông dụng- Cha mẹ nên hướng dẫn con

0
59562
phuong-phap-tom-tat-van-ban-thong-dung

Tóm tắt văn bản là thao tác không thể thiếu trong quá trình học môn Ngữ văn. Bởi lẽ, nhờ vào việc tóm tắt văn bản, học sinh có thể nắm vững cốt truyện với các chi tiết, sự việc tiêu biểu, tạo tiền đề cho việc tiếp cận chủ đề, nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Đặc biệt, đối với các văn bản tự sự khá dài, không phải lúc nào giáo viên cũng có thể cho học sinh đọc toàn bộ văn bản tại lớp. Bởi vậy, việc hướng dẫn con tóm tắt văn bản rất cần được chú trọng.

Cách tóm tắt văn bản bằng lời văn- Phương pháp học Văn truyền thống

Khi nói về tóm tắt văn bản, Thầy Nguyễn Phi Hùng– giáo viên môn Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã từng đưa ra khái niệm như sau: “ Tóm tắt văn bản nghĩa là dùng lời văn của mình (của người tóm tắt) nêu ngắn gọn các nội dung chính, sự việc chính của câu chuyện. Qua đó, người đọc, người nghe có thể nắm bắt được nội dung, chủ đề, tư tưởng chính của tác phẩm vừa được tóm tắt.”

Thầy Nguyễn Phi Hùng đưa ra khái niệm về tóm tắt văn bản

Người ta có thể tóm tắt rất nhiều thể loại văn bản như: văn bản tự sự, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh,… cùng với đó là nhiều cách để tóm tắt hoàn chỉnh văn bản. Tuy nhiên, theo thầy Phi Hùng cách tóm tắt văn bản phổ biến và dễ hiểu nhất là tóm tắt theo ngôi kể của nhân vật chính, cụ thể theo các bước:

  • Bước 1: Đọc hiểu và xác định nội dung chính của văn bản đó (hay chủ đề và tư tưởng của văn bản.
  • Bước 2: Xác định các nhân vật chính và các sự kiện gắn liền với nhân vật chính 
  • Bước 3: Sắp xếp các dữ liệu đã thu thập được theo trình tự trong tác phẩm
  • Bước 4: Dùng lời văn, cách thức mong muốn để truyền tải nội dung câu chuyện.

Đối với thao tác tóm tắt, học sinh cần đặc biệt lưu ý không được đảo lộn trật tự các sự việc trong văn bản, bởi tóm tắt chỉ yêu cầu thu gọn dung lượng văn bản gốc, truyền tải chính xác để giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nội dung chính, các sự kiện diễn ra trong văn bản chứ không yêu cầu sáng tạo thêm chi tiết hay kể câu chuyện của riêng mình.

 

Cách tóm tắt văn bản bằng hình ảnh- Phương pháp học Văn độc đáo

Hiện nay, có một thực tế ít ai dám thừa nhận đó là: một bộ phận học sinh dù đã soạn bài nhưng chưa hề đọc văn bản trước khi lên lớp. Việc soạn bài của các em chỉ dựa phần lớn vào những quyển sách tham khảo. 

Bên cạnh đó, kỹ năng tóm tắt văn bản của học sinh đa phần đều chưa tốt, dẫn đến việc khi được giáo viên yêu cầu tóm tắt thì bị động, ấp úng, không nắm vững cốt truyện và các chi tiết quan trọng. Để khắc phục điều này, bên cạnh cách tóm tắt văn bản bằng lời văn thông thường, phụ huynh có thể hướng dẫn con cách tóm tắt văn bản bằng hình ảnh, dựa trên các sự kiện chính, biến hoá thành hình ảnh để dễ dàng ghi nhớ. 

Tóm tắt truyện cổ tích “Tấm Cám” bằng hình ảnh (Nguồn: Fb Trần Lê Duy)

Muốn tóm tắt một văn bản bằng hình ảnh, học sinh cần đọc trước văn bản ở nhà, nắm vững các chi tiết, sự kiện tiêu biểu. Cha mẹ cần tập cho con thói quen tự đưa ra những câu hỏi như: Kể tên những nhân vật xuất hiện trong văn bản? Đâu là các chi tiết, sự kiện tiêu biểu trong văn bản? Trình tự các sự việc trong văn bản diễn ra thế nào?… 

 

Tóm tắt văn bản truyện

Có nhiều phương pháp khác nhau để tóm tắt một văn bản truyện, tuy nhiên thầy Hùng (giáo viên HOCMAI) khuyên các em học sinh nên tóm tắt thông qua nhân vật chính của câu chuyện. Đây là cách đơn giản và được áp dụng rất nhiều hiện nay. Cụ thể, để tóm tắt văn bản truyện, các em học sinh cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Đọc và xác định nội dung của văn bản đó (hoặc chủ đề và tư tưởng của văn bản)

Bước 2: Xác định các nhân vật chính của truyện và các sự kiện chính gắn với nhân vật đã xác định

Bước 3: Sắp xếp trình tự các sự việc theo câu truyện

Bước 4: Sử dụng lời văn của mình để thổng hợp và tóm tắt văn bản truyện

Tham khảo chi tiết cách tóm tắt văn bản truyện: tại đây

Thói quen tự học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng đối với thao tác tóm tắt văn bản. Chỉ khi tự học và tìm hiểu bài, người học mới hiểu sâu các chi tiết được văn bản đề cập đến nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó vận dụng dữ liệu đã có vào việc tóm tắt văn bản.

Việc hình thành thói quen tự học không khó nhưng lại phụ thuộc nhiều vào ý thức của học sinh cũng như cách cha mẹ tạo điều kiện cho con. Hiện nay, nhiều phụ huynh thể hiện việc giúp đỡ con bằng hình thức cho con học tập trực tuyến. Khoá học online vừa giúp con cân bằng giữa việc học và những hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, nắm vững nội dung bài học, vừa giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian, tiền bạc khi không phải đưa đón con qua lại giữa các lớp học thêm. 

Hiện nay, hình thức học online đang được triển khai trên toàn Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Với vai trò là trang web giáo dục trực tuyến lớn nhất Việt Nam, HOCMAI luôn cung cấp những bài giảng hay, bổ ích, trực tiếp giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, chương trình Học tốt được thiết kế dành riêng cho học sinh từ lớp 6-9, bao gồm hệ thống bài giảng bám sát SGK, kho bài tập đa dạng, phong phú, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp 24/7 là lựa chọn của rất nhiều bậc phụ huynh thông thái!

Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình Học Tốt 2019 – 2020, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!