[Ngữ văn 8] Những kiến thức trọng tâm về truyện kí Việt Nam 1930-1945

0
13495

Dàn trải đều trong chương trình Ngữ văn lớp 8 là các tác phẩm truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Đây là các tác phẩm đặc sắc và rất quan trọng trong các bài kiểm tra và các bài thi của học sinh. Bài viết dưới đây, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh những kiến thức trọng tâm về các tác phẩm này.

Bối cảnh ra đời của tác phẩm 

Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

Các tác phẩm truyện kí Việt Nam ra đời trong khoảng thời gian thực dân Pháp đang đô hộ nước ta, thời kì này chúng đang đẩy mạnh bóc lột dân tộc ta. Đồng thời, cũng trong thời điểm này, nhân dân ta vẫn đang chịu sự áp bức của giai cấp thống trị của chế độ phong kiến. 

Thời điểm này, nhân dân có sự phân chia thành nhiều tầng lớp, giai cấp như: nông dân, tư sản thành thị, tiểu tư sản, công nhân,… với nhiều mâu thuẫn giai cấp, tầng lớp.

Về văn hóa, những tác phẩm truyện kí ra đời trong thời điểm những trào lưu tư tưởng, văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào nước ta, trước hết là ở các đô thị. Tuy vậy, những hủ tục, thành kiến của nước ta vẫn còn khá nặng nề. Nhà văn Việt Nam đã không còn quá theo đuổi những giá trị văn hóa cổ truyền của nền văn hóa Hán và văn học Trung Hoa, học tiếp thu những nét văn hóa phương Tây.

Bối cảnh văn học Việt Nam

Thầy Hùng nhấn mạnh rằng, văn học Việt Nam trong giai đoạn này phát triển theo hướng hiện đại hóa hay phương Tây hóa chứ không còn lấy “khuôn vàng thước ngọc” từ văn học Trung Hóa với những điển cố điển tích, những bài thơ Đường luật,… Từ đó hòa văn học Việt Nam vào dòng chảy chung của nền văn học nhân loại.

Văn học Việt Nam giai đoạn này lấy cảm hứng từ thực tế đời sống. 

Văn học giai đoạn này phát triển một cách mau lẹ, số lượng tác phẩm cũng như dấu ấn của các nhà văn, nhà thơ phát triển mạnh mẽ. Văn học cũng từ đó phân chia thành các bộ phận, trong đó có thể chia thành hai dạng: văn học công khai và văn học không công khai. Và văn học cũng chia thành các khuynh hướng khác nhau trong các bộ phận đó: lãng mạn, hiện thực phê phán,… tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nền văn học Việt Nam.

Những thành tựu của truyện kí Việt Nam

Thầy cho rằng ở giai đoạn này, văn học Việt Nam đạt được những thành tựu hết sức to lớn: xuất hiện nhiều thể loại mới (truyện ngắn, kí, tiểu thuyết,…), xuất hiện những tác giả tiêu biểu, tài năng (như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tô Hoài,…) cùng với đó là các tác phẩm xuất sắc như “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Tắt đèn”,… 

Các tác phẩm trong giai đoạn này đã phản ánh sinh động, toàn diện cuộc sống vật chất, tinh thần của con người Việt Nam, các tác phẩm này vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, đóng góp và đánh dấu sự phát triển của tiếng Việt trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. 

Các tác phẩm truyện kí Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 8 

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được học 4 tác phẩm truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 bao gồm: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”. Các tác phẩm này đều là những tác phẩm tiêu biểu của tác giả và cũng là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Về “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” trong chương trình tinh giản năm nay sẽ được tích hợp lại thành một chủ đề. “Tôi đi học” được viết theo thể loại truyện ngắn theo ngôi thứ nhất với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm thành một câu chuyện thấm đẫm chất thơ. Tác phẩm là sự hồi tưởng về những kỉ niệm, cảm xúc ngày đầu tiên đi học.

Các em học sinh có thể tham khảo soạn bài chi tiết 2 tác phẩm này tại:

Soạn bài Tôi đi học

Soạn bài Trong lòng mẹ

Thầy Hùng hướng dẫn học sinh các tác phẩm truyện kí (1930-1945).

“Trong lòng mẹ” được viết theo thể loại hồi kí theo ngôi thứ nhất về tình mẫu tử thiết tha của cậu bé Hồng thể hiện qua nỗi đau đớn khi xa mẹ cùng niềm hạnh phúc vô bờ của em khi được ở trong lòng mẹ. Tác phẩm có sự sáng tạo các tình huống truyện, tâm lí của nhân vật, nhất là cậu bé Hồng được miêu tả vô cùng tinh tế. Tham khảo chi tiết bài soạn tại: Soạn bài trong lòng mẹ

Với “Tức nước vỡ bờ” qua sự sáng tạo tình huống truyện gay cấn, miêu tả quá trình diễn biến tâm lí nhân vật cùng cách kể chuyện khéo léo, tác giả đã khắc họa được sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị và sức mạnh tiềm tàng, khả năng vùng lên tự giải phóng của người nông dân. Tác phẩm được viết theo thể loại tiểu thuyết với ngôi thứ ba, nhờ đó câu chuyện được kể rất linh động, lôi cuốn. Tham khảo chi tiết bài soạn tại: Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Còn với “Lão Hạc” là một câu truyện ngắn được kể theo ngôi thứ nhất với lời kể của ông giáo. Qua sự miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, tác giả Nam Cao đã khắc họa được số phận bi thảm và những phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Tham khảo chi tiết bài soạn tại: Soạn bài Lão hạc

Trên đây là hướng dẫn của thầy Hùng về các tác phẩm truyện kí trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Tuy nhiên, thầy cũng nhấn mạnh chương trình Ngữ văn lớp 8 có rất nhiều kiến thức cần nhớ, học sinh cần có sự đầu tư, chú tâm vào môn học thì mới học tập tốt được. 

Chương trình HỌC TỐT chính là nền tảng các môn học vững chắc mà thầy Hùng cùng các thầy cô HOCMAI tâm huyết xây dựng. Với hai khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện sẽ giúp học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 nắm chắc kiến thức và kĩ năng. Với hệ thống bài giảng và kiến thức toàn diện cho các môn học, hệ thống bài kiểm tra và bài tập để học sinh tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, đội ngũ tư vấn luôn giải đáp tất cả thắc mắc của học sinh, đồng hành cùng các bạn trong năm học này với điểm số tốt nhất. 

Phụ huynh và học sinh đăng ký thông tin để nhận ngay tư vấn về khóa học cũng như tham khảo các bài giảng HỌC THỬ ngay!