Soạn bài Các phương châm hội thoại

0
5359
soan-bai-cac-phuong-cham-hoi-thoai

Với mong muốn cung cấp thêm cho các bạn những gợi ý tham khảo về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 9, các bạn có thể theo dõi bài soạn Các phương châm hội thoại trong bài viết dưới đây!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn Lục Vân Tiên gặp nạn

 

I. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Phương châm về lượng 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 8)

Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời là “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng được điều An muốn biết không? Cần trả lời như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?

Gợi ý: Chú ý đến nội dung trả lời của Ba

Hướng dẫn giải:

– Câu trả lời của Ba là: “Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn đâu”

– Trong khi đó điều An muốn biết là địa điểm học bơi cụ thể

⇒ Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung hiển nhiên, không đáp ứng yêu cầu mà An muốn biết,. Câu trả lời của Ba đáp ứng logic về mặt hình thức câu nhưng không đáp ứng nội dung cần trong đối thoại. Ba cần trả lời về địa điểm học bơi như bể nào, sông nào?

– Câu trả lời của Ba nên có cấu trúc là: “Tớ học bơi ở Cung văn hóa Hà Nội” (làm sao để rõ địa chỉ nơi dạy bơi).

⇒ Rút ra bài học trong giao tiếp: muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp cần phải làm rõ nội dung giao tiếp, đáp ứng đủ những yêu cầu mà giao tiếp đòi hỏi.

 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 9)

Vì sao câu chuyện gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

Gợi ý: Chú ý nội dung lời thoại giữa hai nhân vật. Thông tin người hỏi muốn biết? Nhận biết chi tiết thừa trong câu trả lời

Hướng dẫn giải:

– Nguyên nhân gây cười: các nhân vật trả lời nhiều hơn những gì cần nói, hai anh chàng đều có tính khoe khoang nên đều trả lời thừa thông tin cần biết

– Chi tiết gây cười: Anh chàng có “lợn cưới” hỏi một đằng, anh chàng có “áo mới” trả lời một nẻo vì hai đều muốn khoe khoang của cải của mình. Cuộc trò chuyện này đã phê phán tính nói khoác, nói không đúng sự thật của một số người thích khoe khoang của cải.

–  Cách trả lời đúng: 

  • Anh “lợn cưới” cần hỏi là: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” 
  • Anh “áo mới” cần trả lời là: “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”

⇒ Trong giao tiếp, nội dung không nên thừa, cũng không nên thiếu. Đặc biệt tránh nói sai sự thật, không có thông tin hoặc bằng chứng xác thực. Lời nói phải có thông tin phù hợp  với mục đích giao tiếp.

 

II. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Phương châm về chất

Câu hỏi (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 10)

Truyện cười đã cho phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp nên tránh điều gì?

Hướng dẫn giải:

– Truyện cười phê phán thói nói khoác, nói sai sự thật

⇒ Trong giao tiếp, nên tránh nói những điều mà mình không tin, không đúng sự thật. Khi nói, nội dung lời nói phải đúng sự thật, có căn cứ và chứng cứ xác đáng.

 

III. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Phương châm quan hệ

Câu hỏi (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 21)

Ý nghĩa của thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt”? Điều gì sẽ xảy ra với các cuộc hội thoại như vậy? Bài học rút ra qua câu thành ngữ là gì?

Hướng dẫn giải:

– Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống giao tiếp không có sự thống nhất trong chủ đề nói giữa đôi bên, khiến đối phương không hiểu người còn lại đang đề cập đến điều gì. Từ đó dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc chủ đề của cuộc trò chuyện.

– Để tránh tình trạng lạc đề trong giao tiếp thì phải đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại. Đồng nghĩa với việc khi nói chuyện phải tập trung nói đúng đề tài, đúng vấn đề trọng tâm, tránh nói lạc đề.

 

IV. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Phương châm quan hệ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 21)

Ý nghĩa của thành ngữ “dây cà ra dây dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị”? Ảnh hưởng của cách nói đó trong giao tiếp? Bài học rút ra qua câu thành ngữ là gì?

Hướng dẫn giải:

– Ý nghĩa thành ngữ “Dây cà ra dây muống” là để chỉ cách diễn đạt lan man, dài dòng, không có trọng tâm trong giao tiếp

– Ý nghĩa thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị” là để chỉ cách diễn đạt ấp úng, không rõ ràng, rành mạch

– Cả hai cách nói này đều không mang lại hiệu quả trong giao tiếp do không thể hiện được đầy đủ nội dung muốn truyền đạt, đồng thời gây khó khăn cho người tiếp nhận thông tin

⇒ Bài học trong giao tiếp: cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch để đảm bảo phương châm về cách thức

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 22)

Trong câu nói: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể được hiểu theo mấy cách? Làm thế nào để người nghe không hiểu lầm? Cần tuân thủ điều gì trong giao tiếp?

Hướng dẫn giải:

– Câu nói “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể được hiểu theo hai cách dựa theo cách xác định cụm từ “của ông ấy”.

  • Khi cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho từ “truyện ngắn” thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
  • Khi cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho từ “nhận định” thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

– Muốn người nghe không hiểu lầm câu nói trên thì người nói phải thêm từ ngữ bổ trợ hoặc sắp xếp câu chữ sao cho rõ ràng hơn. Ví dụ có thể thay thế bằng các câu như:

  • Tôi có đồng quan điểm với những đánh giá về truyện ngắn, truyện mà ông ấy sáng tác cách đây không lâu
  • Tôi có đồng quan điểm với những đánh giá truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy

⇒ Bài học trong giao tiếp: tránh nói mơ hồ, không rõ ràng, cần tuân thủ phương châm cách thức trong hội thoại để tránh gây hiểu lầm

 

V. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Phương châm cách thức

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 21)

Ý nghĩa của thành ngữ “dây cà ra dây dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị”? Ảnh hưởng của cách nói đó trong giao tiếp? Bài học rút ra qua câu thành ngữ là gì?

Hướng dẫn giải:

– Ý nghĩa thành ngữ “Dây cà ra dây muống” là để chỉ cách diễn đạt lan man, dài dòng, không có trọng tâm trong giao tiếp

– Ý nghĩa thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị” là để chỉ cách diễn đạt ấp úng, không rõ ràng, rành mạch

– Cả hai cách nói này đều không mang lại hiệu quả trong giao tiếp do không thể hiện được đầy đủ nội dung muốn truyền đạt, đồng thời gây khó khăn cho người tiếp nhận thông tin

⇒ Bài học trong giao tiếp: cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch để đảm bảo phương châm về cách thức

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 22)

Trong câu nói: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể được hiểu theo mấy cách? Làm thế nào để người nghe không hiểu lầm? Cần tuân thủ điều gì trong giao tiếp?

Hướng dẫn giải:

– Câu nói “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể được hiểu theo hai cách dựa theo cách xác định cụm từ “của ông ấy”.

  • Khi cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho từ “truyện ngắn” thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
  • Khi cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho từ “nhận định” thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

– Muốn người nghe không hiểu lầm câu nói trên thì người nói phải thêm từ ngữ bổ trợ hoặc sắp xếp câu chữ sao cho rõ ràng hơn. Ví dụ có thể thay thế bằng các câu như:

  • Tôi có đồng quan điểm với những đánh giá về truyện ngắn, truyện mà ông ấy sáng tác cách đây không lâu
  • Tôi có đồng quan điểm với những đánh giá truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy

⇒ Bài học trong giao tiếp: tránh nói mơ hồ, không rõ ràng, cần tuân thủ phương châm cách thức trong hội thoại để tránh gây hiểu lầm.

 

VI. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Phương châm lịch sự

Câu hỏi (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 22)

Đọc đoạn trích “Người ăn xin” để trả lời các câu hỏi: Lý do người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được một điều gì đó từ người kia? Qua câu chuyện này có thể rút ra được bài học gì?

Hướng dẫn giải:

– Điều mà người ăn xin và cậu bé nhận được sau cuộc đối thoại là tình cảm và sự tôn trọng từ đối phương:

  • Đối với người ăn xin: mặc dù có ngoại hình xấu xí nhưng vẫn nhận được sự tôn trọng của cậu bé, thay vì sự khinh miệt hay thái độ xa lánh. Ông lão đã cảm nhận được sự chân tinh, thành tâm của cậu bé
  • Đối với nhân vật “tôi” – cậu bé: tuy không thể cho ông lão tiền bạc hay của cải nhưng vẫn nhận được một lời cảm ơn. Lời cảm ơn chính là thái độ tôn trọng, biết ơn mà cậu bé nhận được từ ông lão. 

⇒ Bài học trong giao tiếp: nên duy trì thái độ tế nhị, thể hiện sự tôn trọng với đối phương, không dựa vào ngoại hình hay địa vị để thay đổi thái độ nói. Đặc biệt, không nên dùng lời lẽ bất lịch sự khi thấy đối phương thấp kém hơn mình, đảm bảo phương châm lịch sự trong hội thoại.

 

VII. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp

Câu hỏi (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 36)

Nhân vật chàng rể hỏi gọi người đang đốn cành trên một cây cao liền gọi xuống để hỏi “bác làm việc vất vả lắm không?”, anh chàng này có tuân thủ đúng phương châm lịch sử không? Vì sao lại nhận xét như vậy? Qua đó, ta có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?

Gợi ý: Chú ý tới trạng thái công việc của người đó

Hướng dẫn giải:

– Anh chàng rể trong truyện không hề quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.

– Người đang đốn củi trên cành cây cao, vừa vất vả, nguy hiểm lại phải xuống dưới đất chỉ để nghe anh hỏi thăm 

– Câu hỏi thăm của anh mang phép lịch sự nhưng trong trường hợp này bị coi là thiếu lịch sự, thiếu tế nhị vì làm phiền tới người khác

⇒ Anh chàng rể không nên gọi một người đang làm việc chỉ để hỏi thăm “Có làm vất vả không?” vì đã làm gián đoạn công việc của họ. Trong trường hợp này, anh chỉ cần gọi với lên hỏi thăm, tuy có phần suồng sã nhưng phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. 

⇒ Rút ra bài học trong giao tiếp: khi nói chuyện, cần chú ý tới tình huống giao tiếp để lựa lời nói sao cho phù hợp. 

 

VIII. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 37)

Đọc lại các ví dụ đã phân tích trong các phương châm hội thoại trước? Trong tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ?

Hướng dẫn giải:

– Chỉ có tình huống trong phương châm lịch sự tuân thủ phương châm hội thoại, tức truyện “người ăn xin”

– Các ví dụ khác đều không tuân thủ phương châm hội thoại

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 37)

Đọc đoạn đối thoại giữa An và Ba. Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn hay không? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Tại sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy? 

Hướng dẫn giải:

– Câu trả lời của Ba không hề đáp ứng được nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn vì câu trả lời của cậu quá chung chung. 

– Phương châm hội thoại không được tuân thủ là phương châm về lượng. 

– Ba không tuân thủ phương châm về lượng vì bạn ấy không biết chiếc máy bay đầu tiên chế tạo vào năm nào. 

– Nếu trả lời thông tin sai, Ba sẽ vi phạm phương châm về chất. Do vậy, Ba đã chọn trả lời chung chung, không cụ thể để tránh vi phạm phương châm hội thoại trong tình huống này.

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 37)

Bác sĩ nói với người bị bệnh nan y về tình trạng sức khỏe thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Tại sao bác sĩ phải làm như vậy? Tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó không được tuân thủ.

Hướng dẫn giải:

– Bác sĩ có thể sẽ không tuân thủ phương châm về chất. 

Lý do:

– Bác sĩ làm như vậy là để người bệnh không tuyệt vọng, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực sống. 

– Đôi khi để đạt một mục đích quan trọng hơn, mọi người có thể sẽ không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó. 

Các tình huống giao tiếp khác không tuân thủ phương châm về chất: 

– Một anh chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt: anh sẽ không tuân thủ phương châm về chất, tránh khai những thông tin mình đang có.

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 37)

Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” có được coi là không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Cần hiểu ý nghĩa câu trên như nào?

Hướng dẫn giải:

– Câu nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” khi xét về tính logic đã không tuân thủ phương châm về lượng, vì không đem lại thông tin mới.

– Khi xét nghĩa hàm ý, câu nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

– Câu nói này có ý nghĩa là: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, không phải mục đích sống của con người. Ngoài tiền bạc, con người còn có nhiều mối quan hệ quý giá khác, cho nên ta không được vì tiền bạc mà quên đi tất cả. 

⇒ Nhằm gây sự chú ý, hay thể hiện một lớp nghĩa, ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.

 

IX. Soạn bài Các phương châm hội thoại: Luyện tập 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 10)

Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà

b) Én là một loài chim có hai cánh

Gợi ý: Sử dụng kiến thức phương châm về lượng để xác định lỗi

Hướng dẫn giải: 

a) Câu “Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà” thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã bao hàm nghĩa của thú nuôi trong nhà.

b) Câu “Én là một loài chim có hai cánh” thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh. 

 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 10,11)

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Nói có căn cứ chắc chắn là …

b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là …

c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là …

d) Nói nhảm nhí, vu vơ là …

e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là..

Hướng dẫn giải: 

a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.

b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối

c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói nhăng nói cuội

d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói cuội

e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng

 

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 11)

Đọc văn bản đã cho và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ

Hướng dẫn giải:

Câu hỏi “rồi có nuôi được không?” người nói đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng. Đó là một câu hỏi thừa vì bố phải sống được thì mới sinh ra anh bạn này.

–  Đây là tình huống tạo ra tiếng cười cho người đọc

 

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 11)

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

  1. a) như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là, …
  2. b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.

Hướng dẫn giải:

a) Người nói đôi khi sử dụng cách diễn đạt bằng các cụm từ như “tôi được biết”, “tôi tin rằng”, “nếu tôi không lầm thì”, “theo tôi nghĩ”, “tôi nghe nói”, “hình như là” để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Đây là cách nói đảm bảo người nghe nắm bắt được mức độ xác thực của thông tin từ người nói.

b) Người nói đôi khi sử dụng cách diễn đạt bằng các cụm từ “như đã trình bày”, “như  mọi người đều biết” để đảm bảo phương châm về lượng. Mục đích nhằm nhấn mạnh quan điểm, chuyển và dẫn ý khi trình bày. Đây là cách giúp người nói nhắn lại một nội dung đã nói, giả định là mọi người đã, sẽ biết.

 

Câu hỏi 5 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 11)

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn

Hướng dẫn giải:

– Ăn đơm nói đặt nghĩa là vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác

– Ăn ốc nói mò nghĩa là nói không có căn cứ

– Ăn không nói có nghĩa là nói theo cách vu khống, bịa đặt

– Cãi chày cãi cối nghĩa là cố tranh cãi dù không có lý lẽ thuyết phục, xác đáng

– Khua môi múa mép nghĩa là nói ba hoa, nói khoác lác

– Nói dơi nói chuột nghĩa là nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực

– Hứa hươu hứa vượn nghĩa là hứa hẹn suông nhưng không thực hiện lời hứa

⇒ Các thành ngữ trên đều phê phán các trường hợp hội thoại vi phạm phương châm về chất mà người nói nên tránh mắc phải khi giao tiếp

 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 23)

Lời khuyên của ông cha qua các câu thành ngữ? Một số câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự?

Hướng dẫn giải:

a, Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện tính thân thiện, hiếu khách, coi trọng cách cư xử hơn giá trị vật chất. Đây cũng là một bài học quý giá của cha ông để răn dạy con người cách ứng xử sao cho lịch sự, phải phép.

b, Câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nhắc nhở con người ta khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng ngôn từ, tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

c, Câu ca dao “Kim vàng ai nỡ uốn câu/ Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” muốn gửi gắm đó là những người “khôn” thường biết cách “đối nhân xử thế” sẽ chẳng bao giờ nói “nặng lời”. “Người khôn” là người biết tiết chế cảm xúc và hành xử đúng mực. Vậy nên muốn trở thành một người lịch thiệp thì phải biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân.

→ Tựu trung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp

Một số câu tục ngữ ý nghĩa, thông điệp tương tự:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

“Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng”

“Một lời nói quan tiền thúng thóc

Một lời nói dùi đục cẳng tay”

“Vàng thì thử lửa, thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”

 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 23)

Đâu là phép tu từ có liên quan trực tiếp đến đến phương châm lịch sự trong hội thoại?

Gợi ý: phép so sánh, phép ẩn dụ, phép nhân hóa, phép hoán dụ, phép điệp ngữ, phép nói quá, phép nói giảm nói tránh

Hướng dẫn giải:

– Biện pháp tu từ có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự trong hội thoại là: biện pháp nói giảm nói tránh

– Ví dụ: 

  • Để trả lời câu hỏi của cha mẹ học sinh về tình hình học tập của một học sinh yếu kém, thay vì nói “Cháu học kém, cần cải thiện thêm” thì cô giáo sẽ áp dụng phép nói giảm nói tránh thành: “Cháu học chưa được vững lắm”.
  • Trong thơ, khi nói về cái chết của một người, các nhà thơ thường sử dụng phép nói giảm nói tránh để chuyển câu thành: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” hay “Bác Dương thôi đã thôi rồi/ Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

 

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 23)

Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu

Hướng dẫn giải:

a, Nói mát – Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách 

b, Nói hớt – Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói 

c, Nói móc – Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý 

d, Nói leo – Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến 

e, Nói ra đầu đũa – Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau 

⇒ Các từ ngữ điền vào chỗ trống trong câu a, b, c, d đều liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại. Từ dùng để điền vào câu e là phương châm về cách thức 

 

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 23 – 24)

Giải thích các cách nói dựa vào những phương châm hội thoại đã học

Hướng dẫn giải:

a, “Nhân tiện đây xin hỏi” được vận dụng trong trường hợp người nói chuẩn bị đổi chủ đề cuộc hội thoại với nội dung không đúng với vấn đề đang trao đổi. Đây là cách nói để người khác không chê trách mình là nói chen trong giao tiếp. Đảm bảo tuân thủ phương châm về quan hệ.

b, “Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là…” là những câu vận dụng trong giao tiếp được vận dụng trong trường hợp người nói vì lo lắng có thể đụng chạm đến thế diện của đối phương trong cuộc trò chuyện. Đây là cách người nói đảm bảo tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp.

c, “Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi” được sử dụng khi đối phương trong giao tiếp không tuân thủ phương châm lịch sự nên người nói phải ngăn lại điều đó.

 

Câu hỏi 5 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 24)

Giải nghĩa thành ngữ và liên hệ gán chúng với các phương châm hội thoại đã học

Hướng dẫn giải:

– Nói băm, nói bổ có nghĩa là ăn nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói với người khác, vi phạm phương châm lịch sự

– Nói như đấm vào tai có nghĩa là nói khó nghe, khó chịu, trái ý với người khác, vi phạm phương châm lịch sự

– Điều nặng tiếng nhẹ nghĩa là nói trách móc, chì chiết, vi phạm phương châm lịch sự

– Nửa úp nửa mở nghĩa là nói mập mờ, ỡm ờ, không hết ý, vi phạm phương châm cách thức

– Mồm loa mép giải miêu tả tính lắm lời, đanh đá, nói át người khác, vi phạm phương châm lịch sự

– Đánh trống lảng miêu tả lối nói lái sang vấn đề khác, không muốn đề cập tới vấn đề đang trao đổi vi phạm phương châm quan hệ

– Nói như dùi đục chấm mắm cáy ý chỉ lối nói không hay, không khéo, cộc lốc, thiếu tế nhị, vi phạm phương châm lịch sự.

 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 38)

Đọc mẩu chuyện và trả lời các câu hỏi sau:

  • Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
  • Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy

Gợi ý: Sử dụng các kiến thức phương châm hội thoại đã được học để xác định lỗi

Hướng dẫn giải: 

– Câu trả lời “Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” của người bố đã không tuân thủ phương châm cách thức.

– Cậu bé 5 tuổi vẫn còn đang ở độ tuổi mầm non, chưa học lớp 1, do vậy em không nhận biết được cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”.

– Câu trả lời với đối tượng này được xem là mơ hồ, khó nhận biết. 

⇒ Câu trả lời của người bố trong tình huống giao tiếp này đã không đảm bảo được phương châm cách thức.

 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 38)

Đọc đoạn trích trong tác phẩm “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và trả lời các câu hỏi sau:

  • Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
  • Việc không tuân thủ phương châm ấy có chính đáng không? Vì sao?

Hướng dẫn giải: 

– Lời nói của cậu Chân, cậu Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.

– Hai người không hề chào hỏi lão Miệng mà nói thẳng chuyện không làm việc với lão.

– Việc không tuân thủ như vậy là không chính đáng, không có căn cứ. Cậu Chân, Tay chỉ muốn xả giận mà quên bước chào hỏi, vi phạm phương châm lịch sự.

 

Trên đây là Soạn bài các phương châm hội thoại do HOCMAI tổng hợp. Bài viết nằm trong chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 9. Chúc các bạn học sinh học tập thật tốt và luôn chuẩn bị đầy đủ kiến thức để phục vụ cho quá trình học Ngữ Văn 9 một cách tốt nhất!