Trong bài viết trước, HOCMAI đã tìm hiểu, tổng hợp và biên soạn tài liệu Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách chi tiết nhất để gửi đến các em học sinh. Ở bài viết tiếp theo này, HOCMAI sẽ cùng các em học sinh tìm hiểu Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 9.
Bài viết tham khảo thêm:
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Định nghĩa về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, lối sống, đạo lý,… của con người với con người, của con người trong xã hội và là quá trình kết hợp các lập luận với mục đích làm rõ những vấn đề, tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống.
Tư tưởng trong bài văn phải phù hợp với lẽ phải, với đạo lý và nó phải là những tư tưởng mang tính khách quan, chân thực và có liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất hoặc đời sống tinh thần của con người.
Trả lời câu hỏi: Trang 51 | SGK Ngữ văn 9 – Tập 2
Đọc các đề bài dưới đây và trả lời các câu hỏi.
Đề 1: | Suy nghĩ qua truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.|
Đề 2: | Đạo lý Uống nước nhớ nguồn.|
Đề 3: | Bàn luận về sự tranh giành và nhường nhịn.|
Đề 4: | Đức tính khiêm nhường.|
Đề 5: | Có chí thì nên.|
Đề 6: | Đức tính trung thực.|
Đề 7: | Tinh thần tự học.|
Đề 8: | Hút thuốc lá có hại.|
Đề 9: | Lòng biết ơn thầy, cô giáo.|
Đề 10: | Suy nghĩ qua câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn \ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.|
a) Các đề bài trên đều có điểm giống nhau nào? Hãy chỉ ra sự giống nhau đó.
b) Mỗi em hãy tự nghĩ ra một đề bài tương tự.
Gợi ý:
a) Những điểm giống nhau giữa các đề:
Các đề ở trên đều nêu lên một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
- Ngoài các đề số 1, 3 và 10 đều kèm theo yêu cầu cụ thể (bàn luận về, suy nghĩ,…). thì các đề còn lại không có nêu yêu cầu.
b) Một vài đề bài tương tự:
Suy nghĩ về câu nói “Độc lập là điều quý giá nhất.”
- Suy nghĩ về sự tự phụ
- Bàn về đức tính khôn vặt,…
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Yêu cầu khi làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Ngoài những yêu cầu chung của mọi bài văn, để có thể làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, chúng ta cần chú ý vận dụng các phép lập luận vào bài viết của mình như: chứng minh, giải thích, tổng hợp, phân tích.
Trình tự các bước để làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Giống như các thể loại văn nghị luận khác, các bạn cần phải thực hiện lần lượt 4 bước để hoàn thiện một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bao gồm:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Tìm hiểu đề:
Trước khi bắt đầu làm bài, bạn cần hiểu yêu cầu của đề bài qua việc trả lời các câu hỏi liệt kê dưới đây:
- Kiểu bài nghị luận nêu trong đề là gì?
- Vấn đề nghị luận là gì?
- Phạm vi bàn luận về vấn đề này?
b) Tìm ý:
Để tìm ý, chúng ta sẽ:
- Nêu khái niệm, ý nghĩa và các đặc điểm của vấn đề cần nghị luận, giải thích vấn đề đó;
- Tiến hành phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng, lý lẽ;
- Vấn đề này được thể hiện như thế nào trong trong đời sống văn hóa. Hay còn có các biểu hiện nào trái ngược không và ta nên nhận thức, hành động như thế nào là đúng?
Bước 2: Lập dàn bài bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý
a) Mở bài: Đưa ra, giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận.
b) Thân bài:
– Giải thích vấn đề:
- Giải thích định nghĩa, ý nghĩa các từ, các cụm từ trọng tâm;
- Giải thích rõ các từ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu;
- Khái quát chung lại thành một bài học, lời khuyên.
– Bàn luận và chứng minh vấn đề:
- Cần khẳng định được tính đúng – sai của tư tưởng, đạo lý đó;
- Vận dụng vào bài các câu ca dao – tục ngữ, châm ngôn có liên quan đến tư tưởng, đạo lý trong bài để chứng minh;
- Đưa ra các dẫn chứng có trong cuộc sống thực tế, các đoạn trích trong truyện hạt giống tâm hồn hay các câu chuyện đời thường.
– Bàn luận mở rộng: Phê phán các hành vi sai trái, xây dựng hành động và nhận thức đúng.
c) Kết bài: Đánh giá, khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề, qua đó liên hệ với bản thân, xã hội thực tế.
Bước 3: Tiến hành viết bài từ dàn bài đã lập ở bước 2
Bước 4: Đọc lại bài viết một lần nữa và sửa các lỗi (nếu có).
III. Luyện tập
Trả lời câu hỏi: Trang 55 | SGK Ngữ văn 9 – Tập 2
Câu hỏi: Lập dàn bài Cho đề 7 mục I: Tinh thần tự học. Hãy lập dàn bài cho đề này (Lưu ý: Đọc kỹ đề bài, tìm ý).
Gợi ý:
- Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận ở bài này là gì? → Tinh thần tự học.
- Mệnh lệnh, yêu cầu của đề bài là gì? → Trong đề bài này không thấy có mệnh lệnh, yêu cầu cụ thể gì nhưng ta vẫn phải xác định được các thao tác cụ thể khi làm bài: chứng minh, phân tích, giải thích,….
– Tìm ý:
- Tự học là gì?
- Tại sao phải tự học?
- Tự học có tác dụng, ưu thế gì?
- Người có tinh thần tự học là người như thế nào?
- Em đã biết đến những tấm gương tự học nào?
- Em đã có tinh thần tự học chưa?
- Lập dàn bài:
a) Mở bài: Đưa ra, giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận.
Dẫn dắt câu chuyện để giới về vấn đề cần được bàn luận: “Tinh thần tự học”.
b) Thân bài:
– Khái niệm:
- Học là hành động thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành nhận thức và các kỹ năng;
- Tự học chính là độc lập tìm hiểu, chủ động lĩnh hội tri thức và hình thành những kỹ năng cho bản thân.
– Vai trò của tinh thần tự học:
- Tự học giúp chúng ta lĩnh hội tri thức theo cách chủ động, hứng thú và toàn diện;
- Tự học giúp chúng ta có thể nhớ lâu hơn và biết cách vận dụng những kiến thức hữu ích đã học vào trong cuộc sống;
- Tự học chính là con đường duy nhất và ngắn nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, tự tin trong cuộc sống.
– Phương pháp tự học:
- Khi nghe giảng, làm bài tập hay đọc sách, chúng ta cần tích cực suy nghĩ, ghi chép lại, sáng tạo nhằm tổng hợp kiến thức và rút ra những thông tin hữu ích cần thiết cho bản thân;
- Tích cực trình bày, trao đổi những ý kiến, những điều mà bản thân không hiểu, chưa nắm rõ với những người xung quanh.
– Liên hệ với bản thân
- Tích cực hơn trong việc rèn luyện phương pháp tự học.
- Phê phán những hành vi như học vẹt, học thụ động,…
c) Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của phương pháp tự học.
Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết của bài viết Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí do HOCMAI biên soạn. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh chuẩn bị tốt bài soạn văn ở nhà của mình trong Ngữ văn 9.