Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9 (chi tiết)

0
2769
soan-bai-luyen-tap-lien-ket-cau-va-lien-ket-doan-van

Với hy vọng mang đến những tài liệu, kiến thức bổ ích giúp các em học sinh Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Bài viết này HOCMAI đã tổng hợp lại các kiến thức lý thuyết và phần gợi ý trả lời chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Định nghĩa về Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết câu và liên kết đoạn văn chính là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn nhờ các từ ngữ sở hữu tác dụng liên kết. Qua đó giúp cho các câu, các đoạn trong văn bản có ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được các suy nghĩ, ý kiến, cách biểu đạt của người nói, người viết.

Ví dụ:

a) Tôi rất muốn mua nó, nhưng số tiền trong ví lại không cho phép.

b) Mỗi bức thư là một câu chuyện, câu chuyện giữa tôi và bố.

c) Pháp luật được quy định và ban hành bởi nhà nước, còn chúng ta là những người chấp hành pháp luật.

Phân loại các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các đoạn văn trong cùng một văn bản cũng tương tự như các câu trong một đoạn văn, chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau về cả nội dung lẫn hình thức.

a)  Liên kết về nội dung:

Liên kết chủ đề: Là kiểu liên kết mà các đoạn văn cần phải thể hiện được chủ đề chung của cả văn bản và các câu trong một đoạn văn phải cùng phục vụ chủ đề chung.

Liên kết logic: Là kiểu liên kết mà các câu và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Lưu ý khi sử dụng phép liên kết nội dung:

  • Liên kết chủ đề sẽ bị phá vỡ nếu không có liên kết lo-gic.
  • Liên kết nội dung cần phải được trình bày theo một trình tự hợp lý như: trình tự sắp xếp các đoạn văn, câu, nhiệm vụ của các phần không gian, thời gian, quy mô,…

b) Liên kết hình thức: 

Liên kết hình thức được phân lại thành 4 loại bao gồm:

Phép lặp từ ngữ (từ vựng): Là phép lặp lại từ ngữ (các từ giúp liên kết đoạn văn) đã có tại câu trước vào câu đứng sau.

– Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và phép liên tưởng: Là sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc có cùng liên tưởng với từ ngữ đã có tại câu trước vào câu đứng sau.

– Phép thế: Sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với từ ngữ đã có ở câu trước vào câu đứng sau.

– Phép nối: Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có tại câu trước với câu đứng sau.

 

II. Luyện tập Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài 1 | Trang 50 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Những đoạn trích dưới đây sử dụng những phép liên kết câu và liên kết đoạn văn nào?

soan-bai-luyen-tap-lien-ket-cau-va-lien-ket-doan-van-1

Gợi ý:

Đoạn trích a:

  • Liên kết câu: Sử dụng phép lặp từ “trường học” (Được lặp lại hai lần tại câu 1 và câu 2) 
  • Liên kết đoạn: Sử dụng phép thế từ “như thế” thay cho cụm từ “trường học của chúng ta … thực dân và phong kiến.

Đoạn trích b:

  • Liên kết câu: Sử dụng phép lặp từ “văn nghệ”  (lặp lại hai lần tại câu 1 và câu 2) 
  • Liên kết đoạn: Sử dụng phép phép lặp từ “sự sống” và từ “văn nghệ.

Đoạn trích c:

Liên kết câu: Sử dụng phép phép lặp từ “con người” và từ “thời gian”.

Đoạn trích d:

Liên kết câu: Sử dụng quan hệ trái nghĩa: từ “yếu đuối” và từ “mạnh”, từ “hiền lành” và từ “ác”.

Bài 2 | Trang 50 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Qua 2 câu văn sau đây, em hãy tìm các cặp từ ngữ trái nghĩa và cho biết chúng có tác dụng như thế nào trong liên kết câu?

soan-bai-luyen-tap-lien-ket-cau-va-lien-ket-doan-van-2

Gợi ý:

– Các cặp từ ngữ trái nghĩa được sử dụng trong hai câu trên:

  • thời gian vật lí | thời gian tâm lí;
  • vô hình | hữu hình;
  • giá lạnh | nóng bỏng;
  • thẳng tắp | hình tròn;
  • đều đặn | lúc nhanh lúc chậm.

– Tác dụng khi sử dụng các cặp từ ngữ trái nghĩa: 

Đoạn văn trên có chủ đề chính là phân biệt thời gian vật lí và thời gian tâm lí. Vậy nên việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa đã tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn, qua đó cho thấy sự đối lập, tương phản của thời gian vật lí và thời gian tâm lí.

Bài 3 | Trang 50 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Tìm và sửa lại các lỗi liên kết nội dung trong những đoạn trích sau:

soan-bai-luyen-tap-lien-ket-cau-va-lien-ket-doan-van-3

Gợi ý:

Đoạn trích a:

– Lỗi liên kết nội dung: Các câu không có cùng chung một chủ đề.

– Sửa lại: 

Cắm đang canh gác một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh nằm ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Chợt anh nhớ lại hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh đã cùng nhau viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã bước vào chặng cuối.

Đoạn trích b:

– Lỗi liên kết nội dung: Trình tự các sự việc được nêu trong các câu chưa thật sự hợp lí.

– Sửa lại: 

Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm ròng rồi chết. Suốt thời gian anh ốm, chị làm quần quật để phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con nhỏ. Có những ngày ngắn ngủi khi cơn bệnh tạm lui, chồng yêu thương chị vô cùng.

Bài 4 | Trang 50 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Tìm các lỗi liên kết hình thức trong các đoạn trích sau và sửa lại chúng:

a. Với bộ răng cứng khỏe, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng được cả giày da. Tất cả biện pháp chống lại nó vẫn chưa mang lại kết quả vì chúng sống sâu trong lòng đất. Hiện nay, người ta vẫn đang tìm cách thử bắt chúng với mục đích lấy nọc độc để điều trị cho những người bị nó cắn.

(Báo)

b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp mặt được một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi một lúc, bà con kéo đến hội trường ngày một đông.

(Báo)

Gợi ý:

a. Lỗi khi sử dụng phép thế: Từ “nó” không phù hợp → Sửa lại: Thay bằng từ “chúng”.

b. Lỗi khi dùng từ: Không thống nhất giữa từ “văn phòng” và  từ “hội trường” → Sửa lại: Thay từ “hội trường” bằng từ văn phòng”. 

 

Trên đây là bài viết Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn do HOCMAI tổng hợp và biên soạn. Với mong muốn giúp các em học sinh có thể tự học và chuẩn bị các bài soạn văn tốt, HOCMAI đã tổng hợp một chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 9 để các em tham khảo. Hãy nghiên cứu thật kỹ và chuẩn bị tốt nhất phần soạn văn tại nhà của mình nhé!