Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

0
2804
soan-bai-chuong-trinh-dia-phuong-phan-tieng-viet

Trong chương trình học Ngữ văn lớp 8, các em đã được học về từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội và từ ngữ toàn dân. Với mục đích giúp các hiểu được tầm quan trọng của những loại từ này và có thể thuần thục sử dụng chúng trong giao tiếp thường ngày hoặc trong khi soạn thảo văn bản, Bộ Giáo dục đã đưa thêm vào chương trình học bài Chương trình địa phương. Và dưới đây chính là bài viết Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) HOCMAI đã biên soạn để giúp các em hiểu bài trước khi tới trường.

Bài viết tham khảo thêm:

I. LÝ THUYẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

soan-bai-chuong-trinh-dia-phuong-phan-tieng-viet-1

II. BÀI TẬP CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 91):

Hướng dẫn giải bài:

Có rất nhiều từ ngữ địa phương trùng với từ ngữ toàn dân có tác dụng để chỉ quan hệ ruột thịt:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ địa phương
1 cha bố, cha, ba, tía
2 mẹ má, mẹ
3 ông nội ông nội
4 bà nội bà nội
5 ông ngoại ông ngoại, ông vãi, ông cậu
6 bà ngoại bà ngoại, bà vãi, bà cậu
7 bác (anh trai của bố) bác trai
8 bác (vợ anh trai của bố) bác gái
9 chú (em trai của bố) chú
10 thím (vợ em trai của bố) thím
11 bác (chị gái của bố) bác, cô
12 bác (chồng chị gái của bố) bác
13 cô (em gái của cha)
14 chú (chồng em gái của cha) chú
15 bác (anh trai của mẹ) bác, cậu
16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác, mợ
17 cậu (em trai của mẹ) cậu
18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ
19 bác (chị gái của mẹ) bác
20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác
21 dì (em gái của mẹ)
22 chú (chồng em gái của mẹ) chú
23 anh trai anh trai
24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu
25 em trai em trai
26 em dâu (vợ của em trai) em dâu
27 chị gái chị gái
28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể
29 em gái em gái
30 em rể (chồng của em gái) em rể
31 con con
32 con dâu (vợ của con trai) con dâu
33 con rể (chồng của con gái) con rể
34 cháu (con của con) cháu, em

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 92):

Hướng dẫn giải bài:

– Miền Nam: ba, tía(cha); má (mẹ); nội (bà nội, ông nội); ngoại (bà ngoại, ông ngoại); má hai (chị gái của mẹ hoặc của cha); má tư, má năm…

– Miền Trung: thầy, bọ (cha); u, mế, mạ, mợ (mẹ); o (cô)…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – trang 92):

Hướng dẫn giải bài:

Em về thưa mẹ cùng thầy,

Cho anh cưới tháng này anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha,

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.

Con đi tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

(“Bầm ơi” – tác giả Tố Hữu)

Câu 4 (Bài sưu tầm):

Các em hãy sưu tầm bài viết có sử dụng từ ngữ địa phương:

Hướng dẫn giải bài:

Có một người nọ sinh ra ở Nghệ An, học hành đỗ đạt thành tài. Hiện tại có một công việc lương cao và định cư tại thủ đô Hà Nội. Lâu ngày anh ta mới về thăm quê nhà và muốn đưa bố ra Hà Nội chơi mấy hôm. Trước khi đi, vì sợ bạn bè ngoài đó không hiểu bố nói gì hoặc có thể vì lí do nào đó mà anh ta dặn bố:

– Ra đó khi nào bọ muốn nói thì bọ phải nói là kia.

– Muốn nói thì bọ phải nói là đâu.

Bọ nhớ nha bọ.

Ra đến Hà Nội, vì vừa làm việc vừa tranh thủ đưa bố dạo quanh cho biết Hà Nội nên người con để cho bố ngồi trên một mô đất. Mải tập trung làm việc, nhiều tiếng đồng hồ sau người con mới nhớ tới việc đến đón bố. Bố bảo:

– Con đi để bọ ngồi trên đâu đất, ngồi lâu quá nên giờ bọ kia hết cả chân rồi!

Vậy là chúng ta cũng soạn xong bài Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) rồi. Lại một lần nữa các em được ôn lại về từ ngữ địa phương. HOCMAI mong rằng các em học sinh đã hiểu rõ, nắm chắc về loại từ này và có thể áp dụng chúng vào đời sống ngày thường để giúp cho ngôn ngữ của các em trở nên phong phú và những cuộc nói chuyện sẽ thú vị hơn. Các em cũng hãy đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tìm thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!