Soạn bài Hoạt động ngữ văn – Làm thơ bảy chữ (Ngữ văn 8)

0
1305
soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Hoạt động ngữ văn – Làm thơ bảy chữ, nằm trong chương trình Soạn văn 8. Làm thơ là một hoạt động vô cùng thú vị, chúng ta như được giãi bày hết tâm tư tình cảm vào những vần thơ vậy. Mỗi bài thơ đều như bộc lộ được một phần tâm hồn của người viết. Để giúp các em hiểu được nguyên lý, cấu tạo của một bài thơ bảy chữ, HOCMAI muốn gửi tới các em bài viết bổ ích này.

Bài viết tham khảo thêm:

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ (trang 164 – 165 | SGK Ngữ văn 8 tập 1)

1. Nhận diện luật thơ

– Thơ bảy chữ cổ thể hay còn gọi là thơ cổ phong, thơ thất ngôn có hình thức đối tự do.

– Thể thơ thất ngôn Đường luật (nghĩa là thơ có 8 câu 7 chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (nghĩa là thơ có bốn câu 7 chữ) có niêm luật rất chặt chẽ.

– Thơ bảy chữ thời hiện đại thì tương đối linh hoạt và tự do.

2. Nhịp trong thơ

Nhịp trong bài thơ thất ngôn thường là 4/3 hoặc 2/2/3.

3. Vần trong thơ bảy chữ

– Có thể các vần chính sẽ trùng hoàn toàn nhau:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-1

– Vần thông, có thể là không trùng nhau hoàn toàn:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-2

– Vần có thể là vần bằng, cũng có thể là vần trắc:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-3

4. Bố cục trong thơ bảy chữ

– Với thể thơ thất ngôn bát cú (gồm có bảy chữ, tám câu), bố cục một bài thơ chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết.

+ Phần đề là phần mở đầu bài. Bao gồm: phá đề, thừa đề.

+ Phần thực là phần có chức vụ triển khai ý từ câu thừa đề, như là  tả việc, tả cảnh, cắt nghĩa, diễn ý chuẩn bị cho câu luận. Bao gồm: hai câu III và IV đối nhau.

+ Phần luận là phần có chức vụ bình luận và nhận định, thông thường là sẽ triển khai từ những ý ở hai câu thực. Bao gồm: hai câu V và VI đối nhau.

+ Phần kết là phần có chức vụ khép lại bài, nhưng thông thường sẽ là gợi ý để mở ra một ý mới. Bao gồm: hai câu VII và VIII.

5. Sưu tập một số bài thơ 7 chữ để chép vào vở

– Những bài thơ bảy chữ như Cảnh khuya ( của Hồ Chí Minh),  Bạn đến chơi nhà (của Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (của Bà Huyện Thanh Quan)…

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-4

II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP (trang 165 – 166 | SGK Ngữ văn 8 tập 1)

1. Nhận diện luật thơ

a. Hãy đọc, gạch nhịp và sau đó chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ về bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ sau.

Trả lời:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-5

b. Em hãy sửa lại bài thơ “Tối” của tác giả Đoàn Văn Cừ.

Trả lời:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-6

– Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi vì tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.

2. Tập làm thơ

a. Hãy viết tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.

Trả lời:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-7

b. Em hãy làm tiếp bài thơ còn đang dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.

Trả lời:

soan-bai-hoat-dong-ngu-van-lam-tho-bay-chu-8

Như vậy chúng ta đã cùng nhau soạn thảo xong bài Soạn bài Hoạt động ngữ văn – Làm thơ bảy chữ rồi các em học sinh khối 8 thân mến. Có rất nhiều nhà thơ đã sáng tác ra những tác phẩm để đời với tiếng vang lớn dưới dạng thơ bảy chữ vì tính độc đáo của thể thơ này. Để tìm hiểu thêm thật nhiều kiến thức và những bài soạn bổ ích khác, các em hãy truy cập website hoctot.hocmai.vn các em nhé!