Soạn bài Hội thoại (Ngữ văn 8)

0
1468
soan-bai-hoi-thoai

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Hội thoại, nằm trong chương trình Soạn văn 8. Chúng ta ai ai cũng có nhu cầu được giao tiếp, được truyền tải thông tin và ý muốn. Để học được cách truyền đạt ý của mình trong một cuộc hội thoại sao cho phù hợp thì đều cần có sự trau dồi, luyện tập, học hỏi. Chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức ấy trong bài viết dưới đây nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Vai xã hội trong hội thoại

Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa ở trang 93 và trả lời câu hỏi:

1) Quan hệ giữa các nhân vật mà tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là kiểu quan hệ gì? Ai đang ở vai trên, ai đang ở vai dưới?

2) Cách xử sự, ứng xử của người cô có phần nào đáng để chê trách?

3) Tìm những chi tiết mà cho thấy rằng nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén lại sự bất bình của mình để có thể giữ được thái độ lễ phép. Giải thích lý do vì sao Hồng phải làm như vậy?

Gợi ý:

1)

  • Quan hệ giữa những nhân vật ở trong đoạn hội thoại là kiểu quan hệ trên – dưới:
  • Bà cô Hồng là ở vai trên, còn Hồng là ở vai dưới.

2)

Cách xử sự, thái độ của người cô thật là đáng chê trách: Người cô đã dùng những lời lẽ rất cay độc để khiến người cháu cảm thấy buồn bã và đau lòng. Khi đứa cháu thấy xúc động đến nước mắt trào ra thì người cô vẫn cố mà nói tiếp.

3)

– Những chi tiết mà cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén lại sự bất bình của mình để giữ được một thái độ lễ phép:

  • Cúi đầu không đáp.
  • Cười đáp lại cô.
  • Cúi đầu xuống đất, im lặng..
  • Cười dài trong tiếng khóc.
  • Hỏi lại cô cũng như trả lời cô lễ phép.

– Hồng vẫn giữ một thái độ lễ phép là bởi vì: Hồng là người cháu (ở vai dưới), phải có thái độ tôn trọng người lớn hơn mình.

II. Luyện tập hội thoại

Câu 1 (trang 94 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai)

Hãy tìm những yếu tố, chi tiết trong bài “Hịch tướng sĩ” mà thể hiện được thái độ vừa nghiêm khắc cũng như vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với những binh sĩ dưới quyền.

Gợi ý:

– Nghiêm khắc chỉ ra được lỗi lầm của binh sĩ dưới quyền mình: Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không hề biết lo, thấy được nước nhục mà không hề biết thẹn… tiếng hát hay cũng không thể làm cho giặc điếc tai.”

– Thái độ khoan dung khi khuyên bảo những tướng sĩ chân tình:

  • “Huống chi mà ta cùng các ngươi ở vào thời loạn lạc này… để vơ vét của kho có hạn”.
  • “Nay ta bảo thật với các ngươi… lưu thơm.”
  • “Giặc với cả ta là kẻ thù không đội trời chung… há còn mặt mũi nào mà để đứng trong trời đất.”

Câu 2 (trang 94 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai)

Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi:

a) Dựa vào đoạn trích sau và những điều em đã được biết về truyện “Lão Hạc”, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật đang tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm ra những chi tiết có trong lời thoại của những nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy được thái độ vừa rất kính trọng nhưng cũng vừa thân tình của ông giáo đối với nhân vật lão Hạc?

c) Những chi tiết nào có trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên được thái độ vừa rất quý trọng vừa rất đỗi thân tình của lão Hạc đối với nhân vật ông giáo? Những chi tiết nào đã thể hiện được tâm trạng không vui cũng như sự giữ ý của lão Hạc?

Gợi ý: 

a) Vai xã hội:

  • Lão Hạc: tuy địa vị xã hội thấp, nhưng tuổi tác thì cao hơn ông giáo.
  • Ông giáo: tuy địa vị xã hội cao hơn, nhưng tuổi tác lại ít hơn lão Hạc.

b)

– Ông giáo tâm sự với lão Hạc bằng những lời an ủi hết sức thân tình (mời lão uống nước,nắm lấy vai lão,  ăn khoai và  hút thuốc).

– Ông giáo xưng hô đối với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình cùng với lão là “ông con mình” (thể hiện được sự kính trọng đối với người già). Ông giáo còn xưng hô đối với lão Hạc là tôi (không coi bản thân mình là người có địa vị xã hội cao hơn).

c) Những chi tiết mà thể hiện được thái độ của lão Hạc đối với nhân vật ông giáo:

– Thân mật như đang nói với một người đồng trang lứa: “Đối với riêng chúng mình thì thế là sinh sướng”.

– Thái độ quý trọng khi mà nói với người tri thức: “Nói đùa thế, chứ ông giáo hãng cho để khi khác.” và  “Ông giáo dạy phải!”.

– Đoạn trích cũng đã cho thấy được tâm trạng buồn cũng như giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: lão chỉ cần cười đưa đà hoặc cười gượng, lão từ chối ngay việc ăn khoai, không muốn tiếp tục uống nước và tiếp tục nói chuyện với ông giáo.

Câu 3 (trang 95 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai)

Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện,cuộc hội thoại mà em đã được đọc hoặc đã được chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích về vai xã hội của những người đang tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau đã thể hiện qua lời thoại và thể hiện qua những cử chỉ cùng với thái độ kèm theo lời.

Gợi ý:

Sáng hôm sau, Xiu đã tỉnh dậy sau khi mới chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy bạn Giôn-xi đang mở to cặp mắt rất thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống.

“Kéo nó lên đi, em muốn nhìn”, cô thều thào mà ra lệnh.

Xiu làm theo với tâm trạng chán nản.

Nhưng, ô kìa! Tại sao? Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió quá phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm dài, tưởng chừng như không bao giờ dứt được, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám víu trên bức tường gạch. Đó chính là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ được màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa thì đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn rất dũng cảm treo bám vào cành, cách mặt đất khoảng chừng hai mươi bộ.

“Đó chính là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng rằng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã phải rụng. Em nghe thấy tiếng gió thổi. Hôm nay chắc chắn nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em đây sẽ chết.

“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy suy nghĩ đến chị, nếu em mà không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ phải làm gì đây?”.

(“Chiếc lá cuối cùng”, O. Hen-ri)

– Vai xã hội ở đây là: trên – dưới và thân sơ,.

  • Xiu: chị
  • Giôn-xi: em

– Cách đối xử của hai người họ với nhau: Họ là những người bạn rất thân thiết, chung sống cùng nhau. Xiu thì tỏ ra quan tâm, chăm sóc, ân cần Giôn-xi rất chu đáo.

Gợi ý khác:

Long: Em chào cô giáo ạ!

Cô giáo: Cô chào em Long. Long gặp cô có việc gì không nhỉ?

Long: Cô ơi, em thấy cuốn sổ này của cô để quên ở trên bàn giáo viên ạ. Em tới để gửi lại cô ạ.

Nói rồi Long dùng hai tay đưa cuốn sổ cho cô giáo mình. Cô mỉm cười nhận lấy cuốn sổ rồi xoa đầu Long:

– Cảm ơn em Long nhé! Em thật sự ngoan lắm.

– Phân tích: vai xã hội ở đây là: Trên dưới (giáo viên với học sinh)

+ Học sinh: lễ phép, trong lời nói luôn có “ạ”, đưa hai tay -> Lễ phép, kính trọng, kính cẩn với giáo viên.

+ Giáo viên: mỉm cười, nhẹ nhàng, xoa đầu, hiền dịu, khen ngợi -> thân tình.

Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Hội thoại. Các em hãy cố gắng mỗi ngày giao tiếp với bạn bè, bố mẹ và thầy cô để rèn luyện khả năng truyền đạt ý kiến cũng như tạo ra được những cuộc hội thoại chất lượng nhé. Các em hãy đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài soạn bài bổ ích, đầy đủ, chi tiết nữa nhé!