Soạn bài luyện tập phép phân tích và tổng hợp – SGK Ngữ văn 9 Tập 2 (Chi tiết)

0
3803
soan-luyen-tap-phep-phan-tich-va-tong-hop

Tiếp nối với kiến thức bài Soạn bài tập phân tích và tổng hợp trước, trong bài học này HOCMAI sẽ giúp các em học sinh Soạn bài luyện tập phép phân tích và tổng hợp các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 9 – Tập 2.

 

I. Lý thuyết cần nắm khi Soạn bài phép phân tích và tổng hợp

1. Định nghĩa về phép phân tích và tổng hợp

Phép phân tích và tổng hợp được sử dụng để làm rõ ý nghĩa một sự vật, hiện tượng nào đó. Bao gồm Phép phân tích và Phép tổng hợp:

  • Phép phân tích – Phép lập luận trình bày từng phương diện / bộ phận của một vấn đề với mục đích chính là chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.

Để có thể phân tích nội dung của sự vật và hiện tượng, chúng ta sẽ sử dụng các biện pháp như đối chiếu, so sánh, nêu giả thuyết,…. Ngoài ra còn bao gồm cả phép chứng minh, lập luận giải thích.

  • Phép tổng hợp – Phép lập luận đưa ra cái chung nhất từ việc phân tích những vấn đề trước đó. Nếu thiếu phân tích thì sẽ không có tổng hợp.

Lập luận tổng hợp thường nằm ở cuối đoạn hoặc cuối bài, đặt tại phần kết luận của một phần trong văn bản hoặc của toàn bộ văn bản.

Vai trò của phép phân tích và tổng hợp 

Phép phân tích và tổng hợp có những tác dụng chính là:

  • Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các khía cạnh, tâm trạng, hành động, suy nghĩ của đối tượng được nhắc tới trong từng hoàn cảnh cụ thể.
  • Giúp chúng ta tổng hợp được các ý chính từ những điều đã được phân tích. 
  • Giúp chúng ta tìm hiểu được những yêu cầu chính mà đề bài yêu cầu.
  • Chỉ ra được những yếu tố như đúng – sai, lợi – hại,… về vấn đề được nói tới. Từ đó giúp chúng ta có được kết luận đúng nhất.

 

II. Giải bài luyện tập phép phân tích và tổng hợp – SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Câu 1 | Trang 11 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Trả lời: 

Phép lập luận đã được sử dụng trong 2 đoạn văn là:

  • Đoạn a/: Tác giả đã sử dụng phép phân tích theo lối diễn dịch. 

Trình tự phân tích: Cái hay ở các điệu xanh > Những cử động > Ở các vần thơ > Ở các chữ không non ép.

  • Đoạn b/: Tác giả chủ yếu sử dụng phép phép phân tích, kết hợp cùng với tổng hợp. 

Trình tự phân tích:

1) Đoạn mở đầu thể hiện các quan niệm mấu chốt về sự thành đạt.

2) Đoạn còn lại là phân tích từng quan niệm xem đúng sai ra sao (gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng) rồi cuối cùng đã rút ra kết luận: 

“Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt … lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp” có nghĩa là phân tích bản thân chủ quan của từng người.

Câu 2 | Trang 12 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Trả lời: 

Bản chất của lối học đối phó:

  • Học đối phó là chỉ việc học với mục đích để ứng phó với các bài kiểm tra, các kỳ thi cử.
  • Việc học đối phó không xem mục đích chính là học tập để đạt kết quả cao, để trau dồi kiến thức nên người học không có sự chủ động, không học thường xuyênmà chỉ đến khi đến kỳ thi, sắp kiểm tra mới bắt đầu học.
  • Học đối phó rất dễ dẫn đến các vấn đề như: Đoán đề, học tủ, mua phao, tài liệu.

Tác hại của lối học đối phó:

  • Trở thành một thói quen xấu cho bản thân và xã hội.
  • Do không hứng thú học tập dẫn tới kết quả học tập ngày càng đi xuống, không đạt được kết quả tốt trong các bài kiểm tra, kỳ thi.
  • Có bằng cấp nhưng kiến thức nắm không nhiều, thói quen học hành và làm việc không tốt.

Câu 3 | Trang 12 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Trả lời: 

Các lý do khiến mọi người cần phải đọc sách:

  • Đọc sách chính là con đường quan trọng của học vấn; sách là sách ghi chép, lưu trữ tri thức của toàn nhân loại; sách chính là cột mốc trên con đường phát triển của học thuật.
  • Đọc sách chính là rèn luyện nhân cách; là học làm người.
  • Sách vở có số lượng nhiều trong khi đó thời gian đọc sách lại có hạn. Do đó phải biết chọn lọc sách để đọc.
  • Sách vở đa dạng, phong phú với chất lượng khác nhau. Vậy nên cần phải chọn sách hay và cần thiết để đọc, tránh lãng phí sức đọc của bản thân vào những quyển sách không thực sự cần thiết.
  • Đọc sách cần phải đọc thật kỹ và hiểu sâu.
  • Bên cạnh việc đọc sâu thì cũng cần đọc rộng.

Câu 4 | Trang 12 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Trả lời: 

Mỗi chúng ta ai cũng cần phải tạo cho mình thói quen đọc sách. Không chỉ vì sách là vật lưu giữ và truyền lại tri thức của nhân loại mà đọc sách còn giúp chúng ta hình thành và hoàn thiện nhân cách để làm người. Qua những cuốn sách, chúng ta học được sự tập trung, luyện tập phản xạ và tư duy logic hơn. Không chỉ vậy, những cuốn sách thuộc nhiều thể loại còn đưa chúng ta đến nhiều miền đất lạ trong trí óc,… Vậy nên, đọc sách vừa giúp chúng ta tiếp thu được nguồn kiến thức khổng lồ của nhân loại, vừa rèn luyện những thói quen, tư duy và rèn luyện nhân cách của mình.

 

Qua bài viết trên HOCMAI đã giới thiệu cho các em học sinh Soạn bài luyện tập phép phân tích và tổng hợp chi tiết. Mong rằng qua bài soạn chi tiết này, các em sẽ nắm chắc được kiến thức và có phần chuẩn bị bài học của mình tốt nhất khi soạn văn 9!