Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng chi tiết Ngữ văn 9

0
2544
soan-bai-tong-ket-phan-van-ban-nhat-dung

Văn bản nhật dụng là một trong những dạng văn bản chúng ta đã được học từ chương trình Ngữ Văn 6. Trong bài viết này, HOCMAI sẽ hướng dẫn các em học sinh chi tiết bài Soạn văn Tổng kết phần văn bản nhật dụng với phần nhắc lại kiến thức trọng tâm và phần tổng hợp các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình lớp 6,7,8 và Ngữ văn lớp 9.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Định nghĩa văn bản nhật dụng

Định nghĩa văn bản nhật dụng không phải là chỉ định nghĩa thể loại, cũng không để chỉ kiểu văn bản. Nó được dùng để đề cập đến đề tài, chức năng và tính cập nhật  nội dung của văn bản mà thôi.

Trong chương trình đã được học, có 6 kiểu văn bản ứng với phương thức biểu đạt là: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận và hành chính – công vụ. Văn bản nhật dụng chỉ tính chất gần gũi, cập nhật, bức thiết đối với cuộc sống. Đó là các vấn đề thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, báo chí hằng ngày. Ví dụ: các tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, các quyền trẻ em,…

Văn bản nhật dụng bao gồm nhiều thể loại, nhiều kiểu văn bản khác nhau như: truyện, thơ, văn nghị luận, kí.

Đối với một văn bản nhật dụng, giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng nó là yêu cầu quan trọng. Văn có hay thì mới làm cho người đọc thấm thía được tính chất thời sự nóng hổi được truyền tải từ chính vấn đề được đưa ra.

 

II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học

Bảng tổng hợp các văn bản nhật dụng đã học ở chương trình lớp 6,7,8 và lớp 9.

Lớp Văn bản Thể loại Phương thức biểu đạt Nội dung chính
6 Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử Bút ký mang nhiều yếu tố hồi ký Biểu cảm kết hợp cùng với tự sự + miêu tả Bảo vệ Di tích lịch sử
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Viết thư Nghị luận kết hợp cùng với biểu cảm + thuyết minh Bảo vệ và giữ gìn môi trường, quan hệ giữa con người và thiên nhiên. 
Động Phong Nha Bút ký Thuyết minh kết hợp cùng với miêu tả + biểu cảm Bảo vệ cảnh quan thắng cảnh, môi trường và khai thác du lịch
7 Cổng trường mở ra Tùy bút Biểu cảm kết hợp cùng với tự sự Tình yêu thương con của người mẹ, qua đó nêu rõ vai trò to lớn của nhà trường đối với lứa tuổi học sinh.
Mẹ tôi Tùy bút Biểu cảm kết hợp cùng với tự sự Sự hi sinh, yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con trai.
Cuộc chia tay của những con búp bê Truyện ngắn Tự sự kết hợp cùng với miêu tả + biểu cảm. Hãy giữ gìn tổ ấm của gia đình, qua đó nêu lên quyền tự quyết định học tập của trẻ em 
Ca Huế trên sông Hương Bút ký Tự sự kết hợp cùng với miêu tả + biểu cảm Qua những làn điệu dân ca và nhã nhạc cung đình thể hiện tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa
8 Thông tin về ngày trái đất năm 2000 – Tài liệu của Sở khoa học – công nghệ Hà Nội Thông báo Nghị luận kết hợp cùng với hành chính. Vấn đề về môi trường
Ôn dịch thuốc lá Xã luận Thuyết minh kết hợp cùng với nghị luận + biểu cảm Tệ nạn hút thuốc lá bùng phát và hiểm họa của nó mang lại
Bài toán dân số Nghị luận Nghị luận kết hợp cùng với tự sự + thuyết minh. Dân số và kế hoạch hóa gia đình với tương lai của loài người
9 Phong cách Hồ Chí Minh Nghị luận Nghị luận kết hợp cùng với biểu cảm. Việc hội nhập và những cần phải giữ gìn các bản sắc văn hóa của dân tộc
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Xã luận Nghị luận kết hợp cùng với biểu cảm Hãy đấu tranh, bảo vệ cho nền hòa bình nhân loại 
Tuyên bố thế giới về sự sống còn bảo vệ và phát triển trẻ em Tuyên bố Nghị luận Những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, vì tương lai của nhân loại.

III. Hình thức văn bản nhật dụng

– Văn bản nhật dụng được trình bày dưới các dạng hình thức văn bản đa dạng như: thư, hồi kí, bút kí, công bố, thông báo, xã luận,…

– Văn bản nhật dụng có phương thức biểu đạt khá đa dạng và phong phú (Có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt cùng lúc trong một văn bản).

– Cũng giống như các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng  không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà thường kết hợp nhiều phương thức với nhau để tăng thêm tính thuyết phục.

 

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng

– Bên cạnh việc đọc sách, tìm hiểu chú thích về nghĩa của từ, học sinh cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện.

– Học sinh cần tạo được thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống

– Mỗi học sinh cần có quan điểm, kiến giải riêng, và trong mỗi trường hợp cụ thể, còn có những kiến nghị, những đề xuất và giải pháp.

– Hình thức của văn bản nhật dụng đa dạng, học sinh cần căn cứ vào các đặc điểm về hình thức của văn bản và các phương pháp biểu đạt.

 

Trên đây là toàn bộ bài viết Soạn văn Tổng kết phần văn bản nhật dụng do HOCMAI biên soạn. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin, tư liệu bổ ích giúp các em học sinh có thể hiểu rõ hơn và ôn tập tốt về loại văn bản này nhé!