Tổng hợp kiến thức toán 8 – HOCMAI

0
1871

Các em học sinh thân mến, môn toán là một trong những môn học chính mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các em. Môn toán vừa rèn luyện và phát triển cho các em khả năng tư duy vừa có thể áp dụng các công thức từ đại số tới hình học vào cuộc sống đời thường. Vậy nên, việc nắm vững kiến thức môn toán là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây là dành cho những em học sinh khối 8. HOCMAI đã tổng hợp kiến thức toán 8 có trong sách giáo khoa, đây coi như là phần mục lục cho các em vậy. Các em tham khảo bài viết nhé!

Tổng hợp kiến thức toán 8: Chương trình toán 8 cũng như chương trình các lớp khác, sẽ được chia làm hai phần:

  • Toán lớp 8 Đại số
  • Toán lớp 8 Hình học

Kiến thức đại số toán 8

tong-hop-kien-thuc-toan-8-1

Toán lớp 8 Đại số – Chương 1: Phép nhân và phép chia đa thức

Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức

  1. Lý thuyết:
  • Quy tắc nhân đơn thức với đa thức
  • Các phép tính về lũy thừa
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn biểu thức
  • Tính giá trị biểu thức
  • Chứng minh rằng giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến
  • Tìm x thỏa mãn điều kiện cho trước

Bài 2: Nhân đa thức với đa thức

  1. Lý thuyết:
  • Quy tắc nhân đa thức với đa thức
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn biểu thức
  • Tính giá trị biểu thức
  • Chứng minh rằng giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến
  • Tìm x thỏa mãn điều kiện cho trước
  • Chứng minh hai đẳng thức bằng nhau

Bài 3 + 4 + 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ

  1. Lý thuyết:
  • Bình phương của một tổng
  • Bình phương của một hiệu
  • Hiệu của hai bình phương
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn biểu thức
  • Khai triển biểu thức
  • Tính giá trị biểu thức
  • Tìm x

Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung

  1. Lý thuyết:
  • Khái niệm
  • Ứng dụng của việc phân tích đa thức thành nhân tử
  • Phương pháp đặt nhân tử chung
  1. Các dạng bài tập:
  • Phân tích đa thức thành nhân tử
  • Tính giá trị biểu thức
  • Tìm x

Bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức

  1. Lý thuyết:
  • Các hằng đẳng thức đáng nhớ
  • Phương pháp áp dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử
  1. Các dạng bài tập:
  • Phân tích đa thức thành nhân tử
  • Tính giá trị biểu thức
  • Tìm x

Bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử

  1. Lý thuyết:
  • Phương pháp nhóm các hạng tử vào phân tích đa thức thành nhân tử
  • Chú ý
  1. Các dạng bài tập:
  • Phân tích đa thức thành nhân tử
  • Tính giá trị biểu thức
  • Tìm x

Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

  1. Lý thuyết:
  • Phương pháp phối hợp nhiều phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử
  • Chú ý
  1. Các dạng bài tập:
  • Phân tích đa thức thành nhân tử
  • Tính giá trị biểu thức
  • Tìm x

Bài 10: Chia đơn thức cho đơn thức

  1. Lý thuyết:
  • Đơn thức chia hết cho đơn thức
  • Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
  1. Các dạng bài tập:
  • Thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức
  • Tính giá trị của biểu thức
  • Tìm m để phép tính chia cho trước là phép chia hết

Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

  1. Lý thuyết:
  • Quy tắc chia đa thức cho đơn thức
  • Chú ý
  1. Các dạng bài tập:
  • Thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức
  • Tính giá trị của biểu thức
  • Tìm m để phép tính chia cho trước là phép chia hết

Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp

  1. Lý thuyết:
  • Phương pháp chia đa thức một biến đã sắp xếp
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm thương, số dư của phép chia đa thức một biến đã sắp xếp
  • Xác định hằng số a, b sao cho phép chia cho trước là phép chia hết

Toán lớp 8 Đại số – Chương 2: Phân thức đại số

Bài 1: Phân thức đại số

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa phân thức đại số
  • Tính chất cơ bản của phân thức đại số
  • Hai phân thức bằng nhau
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm x
  • Tính giá trị biểu thức
  • Rút gọn biểu thức
  • Chứng minh hai phân thức bằng nhau
  • Tìm giá trị nhỏ nhất (GTNN), giá trị lớn nhất (GTLN) của phân thức.

Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức

  1. Lý thuyết:
  • Tính chất cơ bản của phân thức
  • Quy tắc đổi dấu
  1. Các dạng bài tập:
  • Chứng minh hai phân thức bằng nhau

Bài 3: Rút gọn phân thức

  1. Lý thuyết:
  • Quy tắc rút gọn phân thức
  • Chú ý
  1. Các dạng bài tập:
  • Điền đa thức vào chỗ trống để có đẳng thức.
  • Rút gọn phân thức.
  • Chứng minh đẳng thức.
  • Tính giá trị của biểu thức.
  • Tìm x thỏa mãn đẳng thức cho trước.
  • Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến.
  • Rút gọn biểu thức có điều kiện cho trước.
  • Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của phân thức.
  • Tìm giá trị nguyên của biến để phân thức đạt giá trị nguyên.

Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa quy đồng mẫu thức nhiều phân số
  • Phương pháp quy đồng mẫu thức nhiều phân số
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm mẫu thức chung của các phân thức
  • Quy đồng mẫu thức

Bài 5: Phép cộng các phân thức đại số

  1. Lý thuyết:
  • Cộng hai phân thức cùng mẫu thức
  • Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau
  • Tính chất của phép cộng các phân thức
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn và tính giá trị của biểu thức.
  • Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến.
  • Tìm x thỏa mãn đẳng thức cho trước.
  • Áp dụng phân thức đại số vào bài toán chuyển động.
  • Thực hiện phép tính để rút gọn phân thức.

Bài 6: Phép trừ các phân thức đại số

  1. Lý thuyết:
  • Phép trừ hai phân thức cùng mẫu thức
  • Trừ hai phân thức có mẫu thức khác nhau
  • Tính chất của phép trừ các phân thức
  • Phân thức đối
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn và tính giá trị của biểu thức.
  • Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến.
  • Tìm x thỏa mãn đẳng thức cho trước.
  • Áp dụng phân thức đại số vào bài toán chuyển động.
  • Thực hiện phép tính để rút gọn phân thức.

Bài 7: Phép nhân các phân thức đại số

  1. Lý thuyết:
  • Quy tắc
  • Tính chất của phép nhân phân thức
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn và tính giá trị của biểu thức.
  • Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến.
  • Tìm x thỏa mãn đẳng thức cho trước.
  • Áp dụng phân thức đại số vào bài toán chuyển động.
  • Thực hiện phép tính để rút gọn phân thức.

Bài 8: Phép chia các phân thức đại số

  1. Lý thuyết:
  • Phân thức nghịch đảo
  • Quy tắc
  • Tính chất của phép chia phân thức
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn và tính giá trị của biểu thức.
  • Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến.
  • Tìm x thỏa mãn đẳng thức cho trước.
  • Áp dụng phân thức đại số vào bài toán chuyển động.
  • Thực hiện phép tính để rút gọn phân thức.

Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ

  1. Lý thuyết:
  • Biểu thức hữu tỉ là gì?
  • Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành phân thức
  • Giá trị của phân thức
  1. Các dạng bài tập:
  • Rút gọn biểu thức
  • Điều kiện của x để giá trị phân thức xác định
  • Chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến

Toán lớp 8 Đại số – Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 1: Mở đầu về phương trình

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa
  • Nghiệm của phương trình
  • Giải phương trình
  • Hai phương trình tương đương
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm nghiệm của phương trình
  • Chứng minh hai phương trình tương đương

Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
  • Quy tắc chuyển vế
  • Quy tắc nhân với một số
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm nghiệm của phương trình
  • Tìm giá trị của m thỏa mãn những điều kiện cho trước

Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

  1. Lý thuyết:
  • Phương pháp đưa phương trình về dạng ax + b = 0
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm nghiệm của phương trình
  • Tìm giá trị của m thỏa mãn những điều kiện cho trước

Bài 4: Phương trình tích

  1. Lý thuyết:
  • Phương trình tích có dạng như thế nào?
  • Cách giải phương trình tích
  1. Các dạng bài tập:
  • Giải phương trình và tìm nghiệm

Bài 5: Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức

  1. Lý thuyết:
  • Điều kiện xác định
  • Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
  1. Các dạng bài tập:
  • Tìm điều kiện xác định của phương tình
  • Giải phương trình và tìm nghiệm

Bài 6 + 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

  1. Lý thuyết:
  • Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
  • Một số lưu ý về chọn ẩn và điều kiện thích hợp của ẩn
  1. Các dạng bài tập:
  • Loại tìm số gồm hai hoặc ba chữ số
  • Làm công việc chung – riêng
  • Loại toán chuyển động
  • Loại toán về hình hình học
  • Loại toán phần trăm

Toán lớp 8 Đại số – Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

  1. Lý thuyết:
  • Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số
  • Bất đẳng thức
  • Tính chất cộng cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức
  • Tính chất
  • Chú ý
  1. Các dạng bài tập:
  • Chứng minh bất đẳng thức và so sánh các biểu thức dựa vào định nghĩa và tính chất cơ bản

Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

  1. Lý thuyết:
  • Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số
  • Tính chất nhân cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức
  • Tính chất bắc cầu
  • Bất đẳng thức Cô-si
  • Tính chất: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương và số âm
  1. Các dạng bài tập:
  • So sánh các biểu thức
  • Chứng minh bất đẳng thức

Bài 3: Bất phương trình một ẩn

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa về bất phương trình một ẩn
  • Tập nghiệm của bất phương trình
  • Bất phương trình tương đương
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định nghiệm, tập nghiệm của phương trình
  • Xác định hai bất phương trình tương đương

Bài 4 + 5: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn
  • Hai quy tắc biến đổi bất phương trình (Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số)
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định nghiệm, tập nghiệm của phương trình

Bài 6: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

  1. Lý thuyết:
  • Giá trị tuyệt đối là gì?
  • Dấu của nhị thức bậc nhất
  1. Các dạng bài tập:
  • Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |P(x)| = k
  • Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |P(x)| = |Q(x)|
  • Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |P(x)| = Q(x)
  • Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |A(x)| + |B(x)| = C(x)
  • Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |A(x)| + |B(x)| =  |A(x) + B(x)|

Kiến thức hình học toán 8

tong-hop-kien-thuc-toan-8-2

Toán lớp 8 Hình học – Chương 1: Tứ giác

Bài 1: Tứ giác

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa tứ giác
  • Tổng các góc của một tứ giác
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính số đo góc của tứ giác
  • Tổng số đo hai hoặc nhiều góc

Bài 2: Hình thang

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình thang
  • Hình thang vuông
  • Tính chất cạnh và góc của hình thang và hình thang vuông
  • Công thức tính chu vi và diện tích hình thang
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính số đo góc của tứ giác
  • Tổng số đo hai hoặc nhiều góc

Bài 3: Hình thang cân

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình thang cân
  • Tính chất cạnh và góc của hình thang cân
  • Công thức tính chu vi và diện tích hình thang cân
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính số đo góc của tứ giác
  • Tổng số đo hai hoặc nhiều góc

Bài 4: Đường trung bình của tam giác. Đường trung bình của hình thang.

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa và định lí đường trung bình của tam giác
  • Định nghĩa và định lí đường trung bình của hình thang
  1. Các dạng bài tập:
  • Chứng minh các hệ thức về cạnh và góc. Tính các cạnh và góc
  • Chứng minh một cạnh là đường trung bình của tam giác, hình thang

Bài 5: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang

  1. Lý thuyết:
  • Bài toán dựng hình
  • Bài toán dựng hình đã biết
  • Dựng hình thang
  1. Các dạng bài tập:
  • Các bài tập dựng hình theo yêu cầu

Bài 6: Đối xứng trục

  1. Lý thuyết:
  • Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng
  • Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng
  • Hình có trục đối xứng
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính độ dài cạnh,chu vi tam giác, tứ giác
  • Chứng minh các hình đối xứng nhau qua một đường thẳng

Bài 7: Hình bình hành

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình bình hành
  • Tính chất hình bình hành
  • Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
  • Công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành
  1. Các dạng bài tập:
  • Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh tính chất hình học và tính toán
  • Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành

Bài 8: Đối xứng tâm

  1. Lý thuyết:
  • Hai điểm đối xứng qua một điểm
  • Hai hình đối xứng qua một điểm
  • Hình có tâm đối xứng
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính độ dài cạnh, chu vi tam giác, tứ giác
  • Xác định tâm đối xứng của một hình. Xác định các yếu tố đối xứng nhau qua một điểm. Chứng minh các hệ thức hình học

Bài 9: Hình chữ nhật

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình chữ nhật
  • Tính chất hình chữ nhật
  • Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
  • Công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
  • Áp dụng vào tam giác
  1. Các dạng bài tập:
  • Vận dụng tính chất hình chữ nhật  để chứng minh tính chất hình học và tính toán
  • Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật

Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

  1. Lý thuyết:
  • Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
  • Tính chất của các điểm cách đều một đoạn thẳng cho trước
  • Đường thẳng song song cách đều
  1. Các dạng bài tập:
  • Chứng minh hai đoạn thẳng song song
  • Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau

Bài 11: Hình thoi

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình thoi
  • Tính chất hình thoi
  • Dấu hiệu nhận biết hình thoi
  1. Các dạng bài tập:
  • Vận dụng tính chất hình thoi để chứng minh tính chất hình học và tính toán
  • Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình thoi

Bài 12: Hình vuông

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình vuông
  • Tính chất hình vuông
  • Dấu hiệu nhận biết hình vuông
  1. Các dạng bài tập:
  • Vận dụng tính chất hình vuông để chứng minh tính chất hình học và tính toán
  • Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình vuông

Toán lớp 8 Hình học – Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác

Bài 1: Đa giác. Đa giác đều

  1. Lý thuyết:
  • Đa giác lồi
  • Đa giác đều
  • Góc trong đa giác
  • Số đường chéo của đa giác
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính số đo các góc trong ngoài của đa giác đều
  • Tìm các cạnh các đường chéo của đa giác
  • Chứng minh một đa giác là đều

Bài 2: Diện tích hình chữ nhật

  1. Lý thuyết:
  • Khái niệm diện tích đa giác
  • Công thức diện tích hình chữ nhật
  • Công thức diện tích hình vuông
  • Công thức diện tích tam giác vuông
  1. Các dạng bài tập:
  • Dựa theo công thức, tính diện tích hình chữ nhật
  • Dựa theo công thức, tính diện tích hình vuông
  • Dựa theo công thức, tính diện tích hình tam giác vuông

Bài 3: Diện tích tam giác

  1. Lý thuyết:
  • Định lý
  • Hệ quả
  1. Các dạng bài tập:
  • Dựa theo định lí và hệ quả, tính diện tích tam giác

Bài 4: Diện tích hình thang

  1. Lý thuyết:
  • Công thức tính diện tích hình thang
  • Công thức tính diện tích hình bình hành
  1. Các dạng bài tập:
  • Dựa theo công thức, tính diện tích hình thang
  • Dựa theo công thức, tính diện tích hình bình hành

Bài 5: Diện tích hình thoi

  1. Lý thuyết:
  • Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc
  • Công thức tính diện tích hình thoi
  1. Các dạng bài tập:
  • Dựa theo công thức, tính diện tích hình thoi
  • Tính độ dài hình thoi khi biết độ dài hai đường chéo
  • Tính độ dài đường chéo khi biết diện tích và độ dài đường chéo còn lại

Bài 6: Diện tích đa giác

  1. Lý thuyết:
  • Chia đa giác bất kì thành những hình tam giác hoặc hình thang riêng biệt, diện tích của đa giác sẽ bằng tổng diện tích những hình tam giác và hình thang đó
  1. Các dạng bài tập:
  • Áp dụng cách chia hình đa giác bất kì thành những hình tam giác riêng biệt sau đó tính diện tích theo những hình tam giác đó

Toán lớp 8 Hình học – Chương 3: Tam giác đồng dạng

Bài 1: Định lý Ta-lét trong tam giác

  1. Lý thuyết:
  • Tỉ số của hai đường thẳng
  • Đoạn thẳng tỉ lệ
  • Định lý Ta-lét trong tam giác
  1. Các dạng bài tập:
  • Biết tỉ số của hai đường thẳng, tính độ dài đoạn thẳng
  • Biết độ dài các đoạn thẳng, tính tỉ lệ giữa các đoạn thẳng

Bài 2: Định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-lét

  1. Lý thuyết:
  • Định lý Talet đảo
  • Hệ quả của định lý Ta-lét
  1. Các dạng bài tập:
  • So sánh tỉ số của các đường thẳng
  • Tính độ dài đoạn thẳng

Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

  1. Lý thuyết:
  • Định lý đường phân giác trong tam giác
  • Chú ý
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính độ dài cạnh, chu vi, diện tích
  • Chứng minh đẳng thức hình học và các bài toán khác

Bài 4: Khái niệm tam giác đồng dạng

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa tam giác đồng dạng
  • Định lý tam giác đồng dạng
  1. Các dạng bài tập:
  • Sử dụng tam giác đồng dạng để tính độ dài cạnh, chu vi, tỉ số đồng dạng, số đo góc…
  • Sử dụng tam giác đồng dạng để chứng minh các yếu tố hình học (hai đường thẳng song song, …)

Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất

  1. Lý thuyết:
  • Định lý trường hợp đồng dạng thứ nhất ( cạnh – cạnh – cạnh)
  1. Các dạng bài tập:
  • Sử dụng tam giác đồng dạng để tính toán
  • Chứng minh hai tam giác đồng dạng và các hệ thức liên quan

Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai

  1. Lý thuyết:
  • Định lý trường hợp đồng dạng thứ hai( cạnh – góc – cạnh)
  1. Các dạng bài tập:
  • Sử dụng tam giác đồng dạng để tính toán
  • Chứng minh hai tam giác đồng dạng và các hệ thức liên quan

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba

  1. Lý thuyết:
  • Định lý trường hợp đồng dạng thứ ba( góc – góc)
  1. Các dạng bài tập:
  • Sử dụng tam giác đồng dạng để tính toán
  • Chứng minh hai tam giác đồng dạng và các hệ thức liên quan

Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông

  1. Lý thuyết:
  • Áp dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vào tam giác vuông
  • Dấu hiệu đặc biệt nhận biết hai tam vuông đồng dạng
  • Tỉ số hai đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng
  1. Các dạng bài tập:
  • Sử dụng tam giác đồng dạng , tỉ số đường cao, tỉ số diện tích để tính toán.
  • Chứng minh hai tam giác đồng dạng và các vấn đề liên quan.

Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng

  1. Lý thuyết:
  • Đo gián tiếp chiều cao của vật
  • Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
  1. Các dạng bài tập:
  • Tính chiều cao của vật
  • Tính khoảng cách giữa hai địa điểm

Toán lớp 8 Hình học – Chương 4: Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều

Bài 1 + 2: Hình hộp chữ nhật

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình hộp chữ nhật
  • Định nghĩa hình lập phương
  • Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
  • Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có các vị trí
  • Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố: điểm, đường thẳng, mặt phẳng của hình hộp chữ nhật.
  • Tính toán các yếu tố cạnh, góc… của hình hộp chữ nhật

Bài 3: Thể tích hình hộp chữ nhật

  1. Lý thuyết:
  • Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
  • Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng
  • Các công thức tính thể tích
  1. Các dạng bài tập:
  • Sử dụng mối quan hệ vuông góc để xác định các đường thẳng và mặt phẳng vuông góc.
  • Sử dụng các công thức tính thể tích để tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
  • Sử dụng các công thức tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, định lý Pytago và các kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương để tính toán.

Bài 4: Hình lăng trụ đứng

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa hình lăng trụ đứng
  • Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng
  • Thể tích hình lăng trụ đứng
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hình lăng trụ đứng (cạnh, góc, mặt phẳng)
  • Tính độ dài cạnh, diện tích, thể tích…của hình lăng trụ đứng

Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng

  1. Lý thuyết:
  • Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng
  • Diện tích toàn phần hình lăng trụ đứng
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hình lăng trụ đứng (cạnh, góc, mặt phẳng)
  • Tính độ dài cạnh, diện tích, thể tích…của hình lăng trụ đứng

Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ đứng

  1. Lý thuyết:
  • Thể tích hình lăng trụ đứng
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hình lăng trụ đứng (cạnh, góc, mặt phẳng)
  • Tính độ dài cạnh, diện tích, thể tích…của hình lăng trụ đứng

Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

  1. Lý thuyết:
  • Định nghĩa và tính chất hình chóp
  • Định nghĩa và tính chất hình chóp đều
  • Định nghĩa và tính chất hình chóp cụt đều
  1. Các dạng bài tập:
  • Dựa theo định nghĩa và tình chất, xác định đây là hình chóp, hình chóp đều hay hình chóp cụt đều

Bài 8: Diện tích xung quanh của hình chóp đều

  1. Lý thuyết:
  • Công thức diện tích xung quanh của hình chóp đều
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hình chóp đều, hình chóp cụt đều (cạnh, góc, mặt phẳng)
  • Tính độ dài cạnh, diện tích, thể tích…của hình chóp đều, hình chóp cụt đều

Bài 9: Thể tích của hình chóp đều

  1. Lý thuyết:
  • Công thức thể tích của hình chóp đều
  1. Các dạng bài tập:
  • Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của hình chóp đều, hình chóp cụt đều (cạnh, góc, mặt phẳng)
  • Tính độ dài cạnh, diện tích, thể tích…của hình chóp đều, hình chóp cụt đều

Phương pháp học toán 8 hiệu quả

Các em học sinh thân mến, chương trình toán lớp 8, cả đại số lẫn hình học đều là những kiến thức nền tảng quan trọng dành cho những kỳ thi lớn như kỳ thi học kỳ và kỳ thi chuyển cấp. Các em cần phải nắm chắc những kiến thức này để dễ dàng giải những bài phương trình và hình học ở lớp học cao hơn. Sau đây là lời khuyên nho nhỏ mà HOCMAI muốn gửi gắm tới các em học sinh để các em học tập hiệu quả và đạt được kết quả cao trong các bài thi.

Biết điểm yếu của chính mình

Hiểu mình luôn là điều quan trọng nhất. Các em luôn có thế mạnh riêng và điểm yếu riêng cần phải khắc phục. Tương tự trong môn toán, sẽ có những bài học rất vào, có những bài thì đọc đi đọc lại cũng chưa hiểu kỹ. Vậy nên, hãy dành nhiều thời gian cho việc ôn lại phần mình còn yếu kém, chưa hiểu. Hãy trực tiếp nhờ sự giúp đỡ từ giáo viên của mình hoặc những người bạn xuất sắc tiêu biểu trong lớp, đó là cách để mình cải thiện nhanh chóng nhất.

Lưu ý khi làm bài thi

Ngay khi các em nhận đề thi, hãy đọc đề một lượt để xác định xem đề có sai sót gì không để yêu cầu giám thị đổi đề. Đồng thời, sau khi làm bài xong các em hãy dành ra năm phút để soát lại bài. Rất nhiều trường hợp sơ sẩy mất điểm đáng tiếc do tính ẩu, ghi sai đề, quên ghi họ tên, vẽ thiếu nét,v.v.

 Vậy là bài viết tổng hợp kiến thức toán 8 đã kết thúc rồi. HOCMAI mong rằng những kiến thức toán lớp 8 và những lời khuyên trong bài viết sẽ giúp ích cho các trên hành trình chinh phục những bài thi lớn. Các em hãy nhớ truy cập hoctot.hocmai.vn để tìm thêm những kiến thức vô cùng chi tiết và bổ ích cho mình nữa nhé!