Tổng kết chương II: Nhiệt học (Vật lý 8 học kì 2)

0
1098
tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-thumbnail

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh khối 8 bài Tổng kết chương II: Nhiệt học nằm trong chương trình Vật lý 8. Những kiến thức trong bài đã được tổng hợp rất chi tiết và đầy đủ, các em hãy tham khảo sau để ôn thi hiệu quả nhé!

A. LÝ THUYẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC (VẬT LÝ 8)

1. Cấu tạo chất – Nguyên tử và phân tử

a) Các chất được cấu tạo như thế nào?

– Mọi chất đều được cấu tạo từ những hạt riêng biệt được gọi là các hạt nguyên tử, phân tử.

(Nguyên tử ⇒ là hạt chất nhỏ nhất, phân tử ⇒ là một nhóm các hạt nguyên tử kết hợp lại)

– Giữa những hạt phân tử, nguyên tử thì luôn luôn có khoảng cách.

+ Trong chất rắn: Các hạt nguyên tử, phân tử xếp gần nhau (khoảng cách gần).

+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các hạt nguyên tử, phân tử là rất lớn (so với ở trong chất rắn và trong chất lỏng).

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-1

b) Chuyển động của các phân tử, nguyên tử

– Các hạt chất nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng hướng đến mọi phía trong không gian, chuyển động đó được gọi là chuyển động nhiệt hoặc hay chuyển động Brown.

– Nhiệt độ của sự vật càng cao thì các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên sự vật đó chuyển động càng nhanh.

c) Hiện tượng khuếch tán

Hiện tượng các hạt nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào với nhau được gọi là hiện tượng khuếch tán.

Bài viết tham khảo thêm:

2. Nhiệt năng

a) Nhiệt năng là gì?

Nhiệt năng của một sự vật là tổng động năng của các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật đó.

Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên sự vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ sự vật nào cũng có nhiệt năng.

Nhiệt độ của sự vật càng cao, các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của sự vật càng lớn.

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-2

b) Các cách làm thay đổi nhiệt năng

Nhiệt năng của sự vật có thể thay đổi với hai cách:

+ Thực hiện công.

+ Truyền nhiệt.

c) Nhiệt lượng

– Nhiệt lượng ⇒ là phần nhiệt năng mà sự vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi ở trong quá trình truyền nhiệt.

– Kí hiệu: Q

– Đơn vị của nhiệt lượng và nhiệt năng đều là Jun (J), Kilôjun (kJ)

1 kJ = 1000 J

Bài viết tham khảo thêm:

3. Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt

a) Sự dẫn nhiệt

* Sự dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể được truyền từ phần này sang phần khác của một sự vật, từ sự vật này sang sự vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

* Khả năng dẫn nhiệt của các chất.

– Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất. Trong các loại chất rắn, kim loại là dẫn nhiệt tốt nhất.

– Chất lỏng dẫn nhiệt kém hơn (ngoại trừ thủy ngân và dầu).

– Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.

b) Đối lưu

Đối lưu là một hiện tượng truyền nhiệt bằng những dòng chất khí và chất lỏng, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí và chất lỏng.

Chú ý: Ở trong chân không và ở trong chất rắn không xảy ra hiện tượng đối lưu.

c) Bức xạ nhiệt

– Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

– Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

– Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.

Bài viết tham khảo thêm:

4. Nhiệt lượng – Phương trình cân bằng nhiệt

a) Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật nóng lên

– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà sự vật nhận được thêm hoặc mất bớt đi.

– Nhiệt lượng của sự vật cần thu vào để làm nóng lên thì phụ thuộc vào 3 yếu tố này của sự vật:

+ Khối lượng

+ Độ tăng nhiệt độ

+ Chất cấu tạo

b) Nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết được về nhiệt lượng cần để truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng được thêm 1°C.

Kí hiệu: c

Đơn vị: J/kg.K

c) Công thức tính nhiệt lượng

Công thức để tính được phần nhiệt lượng thu vào: 

Q = m.c. Δt

Trong đó:

Q ⇒ nhiệt lượng thu vào của sự vật (J)

m ⇒ khối lượng của sự vật (kg)

c ⇒ nhiệt dung riêng của chất làm nên sự vật (J/kg.K)

Δt ⇒ độ tăng nhiệt độ của sự vật (°C hoặc °K)

Δt = t2 – t1 ⇒ với t1 là chỉ số nhiệt độ ban đầu, t2 là chỉ số nhiệt độ cuối cùng.

Chú ý:

– Đơn vị của khối lượng phải để về kg.

– Ngoài J, KJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo

1 Kcal = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J

– Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công thức: m = V.D. Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m³

d) Nguyên lí truyền nhiệt

Khi có hai vật truyền nhiệt với nhau thì:

+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

+ Nhiệt lượng do vật này thu vào bằng nhiệt lượng do vật kia tỏa ra.

e) Phương trình cân bằng nhiệt

– Trong quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

– Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa ra = Qthu vào

Trong đó:

Qthu vào = m.c. Δt

t là độ tăng nhiệt độ

Δ t = t2 – t1 (t2 > t1)

Qtỏa ra = m’.c’. t’

t’ là độ giảm nhiệt độ

Δt’ = t1’ – t2’ (t1’ > t2’)

Bài viết tham khảo thêm:

5. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

a) Nhiên liệu

Nhiên liệu là những chất đốt cháy được, khi cháy thì tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: Than, dầu, xăng, khí gas, củi, cồn,…

b) Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Đại lượng cho biết được nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn thì được gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có kí hiệu là q, đơn vị là J/kg.

c) Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra

Công thức:

Q = q.m

Trong đó:

Q ⇒ nhiệt lượng tỏa ra (J)

q ⇒ năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)

m ⇒ khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)

Bài viết tham khảo thêm:

6. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt – Động cơ nhiệt

a) Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác

Nhiệt năng, cơ năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

b) Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng

– Các dạng của cơ năng (động năng và thế năng) có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

– Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

c) Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

d) Động cơ nhiệt

Động cơ nhiệt là động cơ mà trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu sẽ bị đốt cháy và được chuyển hóa thành cơ năng.

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-3

e) Động cơ nổ bốn kì

* Cấu tạo

Động cơ gồm có xilanh, bên trong có pittong (3) được nối với cái tay quay (5) và trục bằng biên (4). Trên trục quay thì có gắn vô lăng (6). Phía trên xilanh thì có hai van (1) và (2) tự động đóng và mở khi cái pittong chuyển động. Ở trên xilanh có gắn bugi (7) để bật được tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu trong xilanh.

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-3

Động cơ hoạt động có 4 kì:

+ Kỳ thứ nhất ⇒ Hút nhiên liệu.

+ Kỳ thứ hai ⇒ Nén nhiên liệu.

+ Kỳ thứ ba ⇒ Đốt nhiên liệu, sinh công.

+ Kỳ thứ tư ⇒ Thoát khí đã cháy, đồng thời tiếp tục hút nhiên liệu vào trong xilanh, chuẩn bị trở lại kỳ thứ nhất.

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-5

f) Hiệu suất của động cơ nhiệt

Hiệu suất động cơ nhiệt:

H = A/Q

Trong đó:

A ⇒ công có ích do máy tạo ra (J)

Q ⇒ nhiệt lượng tỏa ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J)

Bài viết tham khảo thêm:

B. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC (VẬT LÝ 8)

Bài 1: Tính chất nào bên dưới đây không phải của phân tử và nguyên tử?

A)Chuyển động không ngừng.

B)Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của sự vật càng cao.

C)Giữa các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên sự vật luôn có khoảng cách.

D)Chỉ có thế năng mà không có động năng.

Chỉ có thế năng, không có động năng là không phải tính chất của nguyên tử và phân tử.

⇒ Đáp án D

Bài 2: Khi nhiệt độ của một sự vật tăng lên thì:

A)Động năng của các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật tăng.

B)Thế năng của các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật tăng.

C)Động năng của các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật giảm.

D)Nội năng của vật giảm

Khi nhiệt độ của một sự vật tăng lên thì động năng của các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật tăng.

⇒ Đáp án A

Bài 3: Đổ một chất lỏng có nhiệt dung riêng là c1, nhiệt độ là t1 và khối lượng là m1 vào một chất lỏng có khối lượng m2 = 2m1, nhiệt dung riêng c2 = (1/2)c1 và nhiệt độ t2 > t1. Nếu bỏ qua yếu tố trao đổi nhiệt giữa hai loại chất lỏng với môi trường (không khí, cốc đựng…) thì khi xảy ra cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai loại chất lỏng trên có giá trị là:

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-6

Nếu bỏ qua yếu tố trao đổi nhiệt giữa hai loại chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí…) thì khi xảy ra cân bằng nhiệt, nhiệt độ t theo phương trình cân bằng nhiệt ta sẽ có: Phần nhiệt lượng thu vào và tỏa ra bằng nhau nên:

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-7

⇒ Đáp án B

Bài 4: Một chiếc ô tô chạy quãng đường dài 100km với lực kéo bằng 700 N thì tiêu thụ hết 4 kg xăng. Biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng thì ta thu được nhiệt lượng bằng 46.10^6 J. Hiệu suất của động cơ là:

A)13%

B)18%

C)28%

D)38%

Công có ích mà động cơ sinh ra:

A = 100000.700 = 7.10^7 J

Nhiệt năng mà xăng cháy sinh ra:

Q = q.m = 46 . 10^6 . 4 = 18,4 . 10^7 J

Hiệu suất của động cơ:

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-8

⇒ Đáp án D

Bài 5: Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng ở trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do:

A)nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

B)phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa.

C)phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

D)Cả ba lí do trên.

Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa

⇒ Đáp án B

Bài 6: Thả ba miếng kim loại chì, nhôm, đồng có cùng khối lượng vào trong một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào bên dưới đây?

A)Nhiệt độ của ba miếng là bằng nhau.

B)Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

C)Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.

D)Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

⇒ Đáp án A

Bài 7: Câu nào dưới đây nêu ra sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?

A)Khi sự vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.

B)Khi sự vật tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.

C)Nếu sự vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.

D)Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Khi sự vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật không tăng

⇒ Đáp án A

Bài 8: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?

A)50°C

B)60°C

C)70°C

D)80°C

Nhiệt lượng thu vào và tỏa ra bằng nhau nên: Q = m1 . c . Δt1 = m2 . c . Δt2

Vì m2 = 3 . m1 ⇒ 3 . Δt2 = Δt1

Nên Δt1 = t – 20 = 3.(20 – 10) = 30°C ⇒ t = 50°C

⇒ Đáp án A

Bài 9: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán:

A)xảy ra nhanh lên

B)xảy ra chậm đi

C)không thay đổi

D)ngừng lại

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên

⇒ Đáp án A

Bài 10: Chọn câu sai:

A)Chất khí không có hình dạng xác định.

B)Chất lỏng không có hình dạng xác định.

C)Chất rắn có hình dạng xác định.

D)Cả ba chất rắn, lỏng, khí có thể tích xác định.

Chất rắn và lỏng có thể tích xác định còn chất khí không có thể tích xác định.

⇒ Đáp án D

Bài 11: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra?

A)Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.

B)Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.

C)Đường tự tan vào nước.

D)Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.

Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra

⇒ Đáp án A

Bài 12: Dẫn nhiệt là một hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A)chỉ ở chất lỏng và khí

B)chỉ ở chất lỏng và rắn

C)chỉ ở chất khí và rắn

D)ở cả chất rắn, lỏng và khí

Dẫn nhiệt là một hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chất rắn, lỏng và chất khí

⇒ Đáp án D

Bài 13: Khối đồng có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng hồ là:

A.380 J/kg.K   B. 2500 J/kg.K   C. 4200 J/kg.K   D. 130 J/kg.K

Nhiệt lượng thu vào của đồng: Q = mcΔt

Vậy tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-9

⇒ Đáp án A

Bài 14: Pha m1 (g) nước ở nhiệt độ 100°C vào trong m2 (g) nước ở nhiệt độ 40°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước này là 70°C. Biết m1 + m2 = 200 g. Khối lượng m1 và m2 là:

A)m1 = 125 g, m2 = 75 g

B)m1 = 75 g, m2 = 125 g

C)m1 = 50 g, m2 = 150 g

D)m1 = 100 g, m2 = 100 g

Nhiệt lượng tỏa ra của nước nóng: Q1 = m1 . c . Δt1

Nhiệt lượng thu vào của nước lạnh: Q2 = m2 . c . Δt2

Vì Q1 = Q2 và Δt1 = Δt2 nên m1 = m2 = 100 g

⇒ Đáp án D

Bài 15: Chọn câu trả lời sai:

Hãy nêu những quá trình qua đó có thể thấy được nhiệt năng của một sự vật có thể biến đổi khi một công được thực hiện.

A)Cọ xát vật đó với vật khác.

B)Va chạm giữa vật đó với vật khác.

C)Nén vật đó.

D)Cho vật tiếp xúc với một vật khác có nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật.

Cho vật tiếp xúc với một vật khác có nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của một vật biến đổi mà không thực hiện công

⇒ Đáp án D

Bài 16: Khi nhiệt độ của một miếng kim loại đồng tăng thì:

A)thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.

B)khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

C)số nguyên tử đồng tăng.

D)Cả ba phương án trên đều không đúng.

Khi nhiệt độ của miếng kim loại đồng tăng thì khoảng cách giữa những hạt nguyên tử đồng tăng

⇒ Đáp án B

Bài 17: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn ở trong một chất khí khi

A)giảm nhiệt độ của khối khí.

B)tăng nhiệt độ của khối khí.

C)tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

D)cho khối khí dãn nở.

Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi tăng nhiệt độ của khối khí

⇒ Đáp án B

Bài 18: Một chiếc xe ô tô có công suất 16000W chạy trong vòng 575 giây. Biết rằng hiệu suất của động cơ là 20%. Biết khi ta đốt cháy hoàn toàn 1 kg thì ta thu lại được nhiệt lượng bằng 46.10^6 J. Khối lượng xăng tiêu hao để chiếc xe chạy trong vòng 1 giờ là:

A) 6,26 kg

B) 10 kg

C) 8,2 kg

D) 20 kg

Nhiệt lượng xăng cần phải tỏa ra trong 1 giờ là:

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-10

Khối lượng xăng tiêu hao:

tong-ket-chuong-2-nhiet-hoc-11

⇒ Đáp án A

Các em tham khảo thêm bài tập ôn luyện tại: Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học

Vậy là các em học sinh khối 8 thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong Tổng kết chương II: Nhiệt học. Kiến thức thật thú vị và bổ ích phải không các em. Các em có thể tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa tại website hoctot.hocmai.vn.