Soạn bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (Ngữ văn 8)

0
2642
soan-bai-dau-ngoac-don-va-dau-hai-cham

Trong quá trình Soạn bài Ngữ văn 8, các em sẽ được tiếp cận với đa dạng những kiến thức vô cùng bổ ích, nhất là trong quá trình tạo câu, soạn thảo văn bản, viết bài văn. Trong đó, các em sẽ được học cách sử dụng các dấu câu đúng cách. Ở bài viết này, HOCMAI đã soạn thảo bài Soạn bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Các em tham khảo rồi sau đó áp dụng vào bài học của mình nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Dấu ngoặc đơn

– Dấu ngoặc đơn được sử dụng trong các đoạn trích trên có tác dụng để:

a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm mục đích làm rõ đối tượng nói đến (những người bản xứ).

b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà khi đó tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh (ba khía).

c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của nhà thơ Lý Bạch là “ (701 – 762)” và phần cho người đọc biết thêm thông tin Miên Châu trực thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

– Nếu bỏ đi phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không có sự thay đổi. Bởi các phần này chỉ đơn giản là phần bổ sung thêm, không phải là nội dung chính.

Tổng kết: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (bổ sung thêm, giải thích, thuyết minh).

II. Dấu hai chấm

– Dấu hai chấm được sử dụng trong những đoạn trích sau có tác dụng để:

a) Báo trước về lời đối thoại.

b) Báo trước về lời dẫn trực tiếp.

c) Đánh dấu rõ phần giải thích.

Tổng kết:

Dấu hai chấm được sử dụng để:

– Đánh dấu (hoặc báo trước) phần giải thích, phần thuyết minh cho đoạn trước đó.

– Đánh dấu (hoặc báo trước) về lời dẫn trực tiếp (dùng cùng với dấu ngoặc kép) hay về lời đối thoại (dùng cùng với dấu gạch ngang).

III. Luyện tập dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 135):

Các em hãy giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích ở trong sách giáo khoa.

Hướng dẫn giải bài:

a) Công dụng ở đây là đánh dấu phần giải thích ý nghĩa cho các cụm từ như: “định phận tại thiên thư”, “tiệt nhiên” và “hành khan thủ bại hư”.

b) Công dụng ở đây là đánh dấu phần thuyết minh cho người đọc hiểu rõ về chiều dài của chiếc cầu là 2290 mét có tính thêm phần của cả phần cầu dẫn.

c)

– Công dụng ở đây là đánh dấu phần bổ sung thêm đối tượng là: người nói (hoặc người viết)

– Công dụng ở đây là đánh dấu phần bổ sung thêm phần giải thích là: phương tiện ngôn ngữ (câu, từ…)

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 136):

Giải thích công dụng của những dấu hai chấm trong đoạn trích ở trong sách giáo khoa.

Hướng dẫn giải bài:

a) Công dụng ở đây là báo trước phần giải thích cho vế trước đó: “Họ thách nặng quá”.

b) Công dụng ở đây là báo trước lời đối thoại của nhân vật Dế Choắt với nhân vật Dế Mèn.

c) Công dụng ở đây là báo trước phần thuyết minh cho ý “đủ màu”.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 136):

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích ở trong sách giáo khoa được hay không? Trong đoạn trích này, tác giả có sử dụng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải bài:

– Dấu hai chấm ở trong đoạn trích là được sử dụng để dẫn lời dẫn gián tiếp.

– Chúng ta không thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích này được.

– Lý do là vì: Việc sử dụng dấu hai chấm nhằm nhấn mạnh vào nội dung của lời dẫn, khi bỏ đi thì sẽ mất đi tác dụng nhấn mạnh.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 137):

Các em hãy đọc câu sau và trả lời câu hỏi:

“Phong Nha gồm hai bộ phận: Đông khô và Động nước”.

(Trần Hoàng, “Động Phong Nha”)

Hướng dẫn giải bài:

– Các em có thể thay dấu hai chấm đổi bằng dấu ngoặc đơn.

– Ý nghĩa của câu bên trên khi thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn sẽ không thay đổi. Nhưng người đọc sẽ chỉ hiểu nội dung trong dấu ngoặc đơn là mang tính chất bổ sung, không phải là nội dung chính cần nói đến giống như khi sử dụng dấu hai chấm.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 137):

Hướng dẫn giải bài:

– Bạn đó chép lại đoạn văn mà trong đó đổi thành dấu ngoặc đơn là hoàn toàn sai. Bởi vì xét trên phương diện hình thức, dấu ngoặc đơn bắt buộc phải được dùng thành cặp (có mở ngoặc và đóng ngoặc).

– Phần nội dung ở bên trong dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 137):

Dựa vào nội dung mà em đã học ở văn bản “Bài toán dân số”, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự tối cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.

Hướng dẫn giải bài:

Văn bản “Bài toán dân số” (Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, năm 1995) đã đề cập đến một vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại – gia tăng dân số. Từ câu chuyện bài toán cổ trong văn bản, tác giả đã thành công dẫn dắt được người đọc liên tưởng, đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số tồn tại hiện nay. Đặc biệt là sự gia tăng dân số quá mức mất kiểm soát ở các nước còn chậm phát triển đã kéo theo sự thụt lùi về kinh tế, cũng như vấn đề an sinh xã hội càng ngày càng gia tăng. Cuối cùng là lời kêu gọi: “Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc” – một lời kêu gọi thật sâu sắc và hùng hồn.

IV. Bài tập ôn luyện

Viết một đoạn văn trong đó em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Hướng dẫn giải bài:

Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (trích từ tác phẩm “Tắt đèn”) kể về một gia đình nông dân nghèo rất đỗi khổ cực: gia đình chị Dậu. “Nhà nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu cùng cực phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình mà cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem đứa Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu cho anh Dậu. Đêm hôm ấy người ta đã cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đều tốt bụng đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến bên cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì bè lũ cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách hết lòng quỳ lạy van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên mà đáp trả lại.

Vậy là HOCMAI đã cùng các em học sinh thân mến soạn xong bài Soạn bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Khi hiểu đúng và áp dụng đúng các những dấu câu này các em có thể làm cho bài văn của mình được rõ ràng và mạch lạc hơn rất nhiều. Các em học sinh cũng đừng quên truy cập vào hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa nhé!