Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (Ngữ văn 8)

0
1294
soan-bai-de-van-thuyet-minh-va-cach-lam-bai-van-thuyet-minh

Trong chương trình Sách giáo khoa ngữ văn 8, các em học sinh sẽ được làm quen với những văn bản thuyết minh, tìm hiểu về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết, chức năng của văn bản thuyết minh trong bài tập làm văn, soạn thảo văn bản và trong giao tiếp đời thường. Hôm nay HOCMAI muốn gửi tới các em bài Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

Bài viết tham khảo thêm:

I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

1. Đề văn thuyết minh

– Đối tượng của một đề văn thuyết minh là sự vật, con người, địa điểm, di tích, lễ hội…

– Các đề văn thuyết mình đều được chia làm hai phần:

  • Phần một: Đề cập đến đối tượng cần thuyết minh (gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, chiếc nón lá Việt Nam, một tập truyện, đôi dép lốp kháng chiến, chiếc áo dài…)
  • Phần hai: Nêu lên yêu cầu thuyết minh (giới thiệu, thuyết minh,…)

2. Cách làm bài văn thuyết minh

a) Đối tượng thuyết minh là: chiếc xe đạp.

b) Các phần là:

– Phần một: Phần mở bài (Từ đầu đến “chuyển động nhờ sức người”): Vai trò, tác dụng của chiếc xe đạp trong đời sống.

– Phần hai: Phần thân bài (Từ tiếp theo đến “một hoạt động thể thao”): Cấu tạo từng phần của chiếc xe đạp.

– Phần ba: Phần kết bài (Phần còn lại): Khẳng định lại tầm quan trọng của chiếc xe đạp.

c)

– Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã lựa chọn trình bày cấu tạo chiếc xe gồm ba bộ phận chính. Những bộ phận đó là:

  • Hệ thống chuyển động.
  • Hệ thống chuyên chở.
  • Hệ thống điều khiển.

– Trình bày một cách hợp lý, có trình tự theo cấu tạo của chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rất rõ ràng và cụ thể.

d) Phương pháp thuyết minh trong bài văn này là: phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, phương pháp dùng số liệu, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp phân tích.

Tổng kết:

– Bài văn thuyết minh nêu lên những đối tượng để người làm bài trình bày những tri thức về chúng.

– Để có thể làm được một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, người làm cần tìm hiểu kỹ đối tượng đang thuyết minh, xác định rõ được phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng những phương pháp thuyết minh thích hợp và ngôn từ chính xác dễ hiểu.

– Bố cục một bài văn thuyết minh bao gồm có ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần được thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày về cấu tạo, đặc điểm, lợi ích… của đối tượng.
  • Kết bài: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ với đối tượng.

II. Luyện tập (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 | Trang 140)

Các em hãy lập dàn ý cho đề văn sau: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.

Hướng dẫn giải bài:

1) Mở bài

Giới thiệu một cách khái quát về chiếc nón lá Việt Nam:

Ví dụ: Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng thông dụng để che nắng che mưa vừa tiện lợi lại vừa duyên dáng, nó gắn bó lâu đời với con người Việt Nam ta.

2) Thân bài

a) Cấu tạo

– Hình dáng: Nón lá thường là hình chóp nhọn, ngoài ra tuy ít được sử dụng nhưng còn có loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.

– Nguyên liệu làm nón lá: lá cọ, lá buông, lá cối, lá hồ, rơm, tre, lá du quy diệp, nhưng chủ yếu được làm từ lá nón.

– Cách để làm một chiếc nón:

  • Sườn nón là các gậy nan tre. Một chiếc nón thường thường cần khoảng 14 – 15 nan. Các nan tre sẽ được uốn thành những vòng tròn. Đường kính của vòng tròn to nhất là khoảng 40 cm. Các vòng tròn khác sẽ có đường kính nhỏ dần đều là 2 cm.
  • Cách để xử lý lá: Lá cắt về rửa xong phơi khô, sau đó xén tỉa chúng theo kích thước phù hợp.
  • Cách để chằm nón: Người làm nón đặt lá lên sườn nón sau đó dùng dây cước và kim khâu để chằm nón tạo hình thành hình chóp.
  • Cách để trang trí cho nón: Nón sau khi đã thành hình thì được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tăng tính thẩm mỹ (có thể trang trí thêm những nét họa mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

– Một số địa điểm ở Việt Nam làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có thể bị bắt gặp khắp mọi nơi, khắp mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên có một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng nhất như là: Huế, Hà Tây (làng Chuông), Quảng Bình,…

b) Công dụng

Trong cuộc sống nông thôn thời xưa:

– Những hình ảnh đẹp gắn liền với hình ảnh chiếc nón lá.

– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và những người bình dân ngày xưa:

  • Ca dao (cho ví dụ)
  • Câu hát giao duyên (cho ví dụ)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với sự phát triển của công nghệ và máy móc:

– Trong những sinh hoạt hàng ngày: vẫn được các bà, các mẹ sử dụng và thường là khi đi bộ hoặc đi xe đạp.

– Trong các lĩnh vực khác:

  • Trong lĩnh vực nghệ thuật: Chiếc nón lá đã được đi sâu vào những tác phẩm thơ ca nhạc hoạ.
  • Người Việt Nam có một điệu “múa nón” Truyền thống rất duyên dáng.
  • Trong lĩnh vực du lịch: là biểu tượng du lịch của Việt Nam, khách nước ngoài tới Việt Nam luôn mua những chiếc nón lá làm quà kỷ niệm.

3) Kết bài

Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.

Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong bài Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh rồi các em học sinh thân mến. Những phương pháp thuyết minh được sử dụng để khiến cho những nội dung mà chúng ta dùng để giao tiếp hoặc trong làm văn đều trở nên rõ ràng, mạch lạc, hợp lý hơn rất nhiều. Các em học sinh cũng đừng quên truy cập vào hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa nhé!