Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) chi tiết Ngữ văn 8

0
8387
soan-bai-chuong-trinh-dia-phuong-phan-van

Ở một vài bài học trước, các em học sinh đã được học bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt). Thì tới bài học này sẽ là bài Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) được HOCMAI soạn thảo dựa theo chương trình học của các em trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8. Các em học sinh hãy tham khảo bài và soạn bài của riêng mình trước khi tới trường nhé.

Bài viết tham khảo thêm:

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 141)

Các em hãy lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ mà quê của họ ở thành phố, tỉnh hoặc quận, huyện nơi em ở theo mẫu dưới đây.

Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có những sáng tác được công bố vào trước năm 1975.

Lời giải chi tiết:

Họ và tên Bút danh Năm sinh, năm mất Tác phẩm chính
Nguyễn Tuân Nhất Lang, Thanh Hà, Thanh Thuỷ 1910 – 1987 – “Vang bóng một thời” (năm 1933),

– “Sông Đà” (năm 1960),

– “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (năm 1972) … 

Tô Hoài Nguyễn Sen, Mắt Biển, Mai Trang, Thái Yên, Hồng Hoa 1920 – 2014 – “Dế Mèn phiêu lưu ký” (năm 1941),

– “O chuột” (năm 1942),

– “Truyện Tây Bắc” (năm 1953)

Nguyễn Huy Tưởng 1912 – 1960 “Đêm hội Long Trì” (tiểu thuyết, năm 1942), “Vũ Như Tô” (kịch, năm 1941)…
Nguyễn Đình Thi 1924 – 2003 “Xung kích” (văn xuôi, năm 1951), “Đất nước” (thơ)
Nguyễn Đình Lễ Thế Lữ 1907 – 1989 “Mấy vần thơ” (tập thơ, năm 1935), “Vàng và máu” (truyện, năm 1934)…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 141)

Các em hãy sưu tầm và chép trọn một ven một bài thơ hoặc một bài văn (nếu bài văn dài khoảng vài trang thì có thể là chỉ cần trích đoạn) mà các em thấy hay, viết về chủ đề con người, phong cảnh thiên nhiên, truyền thống lịch sử, sinh hoạt văn hóa của quê hương em.

Hướng dẫn giải bài:

Hồ Gươm

Nhà tôi ở tại Hà Nội, cách Hồ Gươm một đoạn không xa. Khi từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ giống như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng chói long lanh.

Cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên một gốc đa già, lá rễ xum xuê. Xa một chút chính là Tháp Rùa, cổ kính tường rêu. Tháp được xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

(Theo Ngô Quân Miện)

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

(“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi)

“Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa”

(“Hà Nội” của Trần Đăng Khoa)

Vậy là các em học sinh thân mến đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) rồi. Bài soạn hôm nay thật dễ hiểu, dễ học các em nhỉ? Chỉ vỏn vẹn có hai bài tập thôi, HOCMAI mong rằng các em sẽ chủ động tìm cho mình thật nhiều ví dụ khác về tác giả, bài thơ, bài văn để trả lời hai câu trên nhé. Các em học sinh cũng đừng quên truy cập vào hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa nhé!