Theo kết quả khảo sát gần 1000 phụ huynh trên cả nước có con trong độ tuổi học Tiểu học và THCS, do HOCMAI tiến hành vào tháng 8/2018 cho thấy có đến 75% phụ huynh cho con đi học thêm.
Học thêm tràn lan không giúp con giỏi hơn mà khiến con mệt mỏi, học hành sa sút
Theo kết quả khảo sát gần 1000 phụ huynh trên cả nước, có con trong độ tuổi học Tiểu học và THCS, do HOCMAI tiến hành vào tháng 8/2018 cho thấy có đến 75% phụ huynh cho con đi học thêm offline. Trong con số đã thống kê này, có 65% phụ huynh cho con đi học thêm với mong muốn con cải thiện được kết quả học tập, con sẽ học giỏi hơn.
Kết quả của cuộc khảo sát này cũng đã chỉ ra có 40% phụ huynh cho con đi học thêm 3 môn là Toán – Ngữ văn – tiếng Anh, 60% là nhu cầu học thêm nhiều hơn 3 môn như Hóa, Lý, Sinh học…
Từ những con số thống kê này có thể thấy, hiện nay học sinh đang phải học thêm quá nhiều. Lịch học dày đặc và việc phải di chuyển nhiều từ lớp học thêm này sang lớp học thêm khác khiến các em mệt mỏi, không còn tinh thần để tiếp thu kiến thức môn học.
Học thêm tràn lan khiến con mệt mỏi, kết quả học tập bị giảm sút
Xác nhận về thực trạng này, chị L.D.Hạnh – một phụ huynh đang có con học lớp 8 ở quận Thanh Xuân cho biết: “Mình thừa nhận việc bắt con phải học thêm quá nhiều không giúp con giỏi hơn mà kết quả học tập của con lại kém hơn trước. Khi mình hỏi lý do thì con chia sẻ là lớp học quá đông và ồn, con cảm thấy “khó thở” khi phải đi học ở những lớp như vậy. Bên cạnh đó con cũng nói vì phải đi lại nhiều, lịch học kín tuần nên con lúc nào cũng thèm ngủ chứ không muốn học. Thương con lắm mà chưa biết làm thế nào để thay đổi. ”
Cũng rơi vào tình trạng trên, anh V.Hùng (quận Hà Đông) chia sẻ: “Cháu nhà mình học kém nên vợ chồng mình cho con đi học thêm để cải thiện kết quả học tập. Nhưng chỉ được thời gian đầu, còn về sau mình thấy việc học thêm đang gây tác dụng ngược lại. Có lẽ vì con phải đi học quá nhiều, không có thời gian để ngủ nghỉ và vui chơi nên đầu óc lúc nào cũng ở trạng thái căng thẳng, kết quả học tập thì không tiến bộ là mấy. Còn chưa kể việc đưa đón con đi học thêm ở chỗ này chỗ khác cũng khiến vợ chồng mình mất rất nhiều thời gian, cuộc sống sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Nếu cứ kéo dài mãi như thế này cũng không ổn. Chắc sắp tới mình phải tìm phương án khác thôi!”
>>> Xem ngay: Phụ huynh chia sẻ về lộ trình thi vào lớp 10 trường chuyên của con
Thay vì cho con đi học thêm, cha mẹ hãy rèn con tự học
Từ thực trạng học thêm tràn lan của học sinh hiện nay, khiến các em mệt mỏi, kết quả học tập bị sa sút. Vậy thay vì cho con em mình đi học thêm dày đặc ở các lớp học chật chội, đông đúc thì tại sao cha mẹ không rèn con tự học?
Cha mẹ hãy rèn cho con tự học bằng cách sắp xếp lại thời gian biểu hợp lý với kế hoạch học tập phù hợp với năng lực học tập hiện tại của con. Hãy học cùng con để kịp thời hỗ trợ và phụ đạo kiến thức cho con nếu con bị hổng hay yếu kém phần nào đó.
Khi lập kế hoạch học tập cho con cha mẹ nên chủ động lập sớm, cân đối với chương trình học của con trên lớp. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến thầy cô giáo ở trên lớp học của con để xem con học giỏi môn nào, yếu kém môn nào để lưu ý con dành thời gian nhiều hơn cho việc bổ trợ môn học đó. Trong quá trình học cùng con cha mẹ tuyệt đối không làm bài tập giúp con mà chỉ nên hướng dẫn con, điều này về lâu dài sẽ tạo thói quen cho con, để con không ỷ lại vào sự giúp đỡ của cha mẹ mỗi khi gặp bài tập khó.
Thay vì để con vất vả đi học thêm, cha mẹ hãy rèn con tự học tại nhà
Rèn con tự học không chỉ giúp nâng cao ý thức của con, giúp con luôn tự chủ với việc học của bản thân mình, giúp tăng khả năng tư duy và phát triển tính sáng tạo của con.
Với nhiều năm kinh nghiệm học cùng con, chị L.T.Hòe (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) chia sẻ: “Con nhà mình năm nay học lớp 8. Trong suốt những năm đi học cho đến nay con đều đạt danh hiệu học sinh Giỏi và học đều các môn. Chủ yếu là do con tự học tại nhà và mình kèm con chứ mình không cho con đi học thêm ở đâu cả, vì con học trên lớp cũng đủ vất vả rồi. Mình thấy việc để con tự học như vậy rất hay vì sau giờ học con có rất nhiều thời gian để làm một số việc khác như chơi thể thao, phụ mẹ việc nhà. Quan trọng là tinh thần con thoải mái. Đó mới là điều quan trọng.”
Bên cạnh đó cha mẹ hãy dành thời gian sắp xếp lại việc của con. Theo đó cha mẹ nên quan tâm sát sao đến việc học chính khóa của con ở trường để từ đó cân đối lại lịch học của con sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình. Đặc biệt cha mẹ nên cân nhắc về việc cho con đi học thêm chỉ nên dựa trên nhu cầu và mong muốn tiếp thu kiến thức của con, tránh tình trạng cho con đi học thêm tràn lan, hoặc môn nào cũng cần học thêm.
Hoặc nếu con học quá kém, cần phụ đạo để nâng cao năng lực thì cha mẹ nên tham khảo thêm các phương pháp khác như cho con học online. Đây được đánh giá là một trong những giải pháp giúp giải quyết triệt để những vấn đề bất cập của việc học thêm vì những lợi ích bất ngờ mà nó mang lại cho cả học sinh và phụ huynh.
Lý giải về điều này thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI giải thích: “Học online đang ngày càng khẳng định được những lợi ích mà nó mang lại cho người học trong thời đại giáo dục 4.0 như hiện nay. Với hình thức này học sinh có thể ngồi học tại nhà mà không phải mất nhiều thời gian di chuyển. Các em tiếp thu kiến thức theo định hướng của giáo viên với nội dung chương trình học bám sát sách giáo khoa. Học online không chỉ giúp các em tiến bộ hơn mà còn rèn được tính chủ động, tự chủ với việc học của mình, các em vẫn có thời gian để tham gia các hoạt động giải trí, thể thao giúp thư giãn đầu óc. Đặc biệt với cách học này phụ huynh cũng nhận được lợi thế là không phải mất công đưa đón con đi học, có thể theo sát được việc học của con thông qua các ứng dụng tiện lợi như Gmail hay SMS…”
>>> Phụ huynh có thể tham khảo và đăng ký cho con học tại nhà với ưu đãi tháng 11 tại: https://hocmai.link/Ren-con-tu-hoc-tai-nha
Quan tâm con không phải là cho con đi học thêm tràn lan, bắt con phải học hết môn này môn khác. Quan tâm chính là khi cha mẹ biết lắng nghe mong muốn của con, tìm hiểu cho con hình thức học phù hợp để con vừa tiến bộ, vừa đảm bảo tinh thần và sức khỏe!
>>> Xem thêm: Cha mẹ nên làm gì để giúp con thoát khỏi tình trạng học lệch?