Bài tập về tiếp tuyến đường tròn (có đáp án)

0
14495
bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron

Trong chương trình toán 9, các em học sinh đã được học về tiếp tuyến đường tròn, khái niệm, tính chất và dấu hiệu nhận biết của nó.  Ở bài viết dưới đây, HOCMAI sẽ đưa cho các em những bài tập về tiếp tuyến đường tròn có hướng dẫn bài giải dễ hiểu cho các em tham khảo. Tiếp tuyến đường tròn là phần rất dễ cho các em ăn điểm trong các bài kiểm tra, các em chú ý nắm vững kiến thức và ôn luyện chăm chỉ nhé. Còn bây giờ chúng ta cùng vào bài thôi nào!

Để ôn lại kiến thức về tiếp tuyến đường tròn, các em học sinh có thể tham khảo:

Bài tập về tiếp tuyến đường tròn

Bài 1: Cho tam giác ABC, có cạnh AB và cạnh AC bằng nhau. Kẻ đường cao AH và BK, giao nhau tại I. Hãy chứng minh:

a. Đường tròn đường kính AI đi qua điểm K

b. Đường tròn đường kính AI có tiếp tuyến là HK.

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-1

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-2

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-3

Bài 2: Cho đường tròn tâm O, AB là đường kính. Cho hai tia Ax và By là hai tia tiếp tuyến của đường tròn. Lấy hai điểm C, D (C nằm trên tia Ax, D nằm trên tia By) sao cho góc COD bằng 90 độ. Hãy chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-4

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-5

Bài 3: Cho đường tròn tâm O bán kính R, đường kính AB. Vẽ đoạn AC sao cho góc CAB bằng 30 độ. Trên tia đối của tia BA lấy điểm M sao cho BM bằng bán kính R. Chứng minh:

a. MC là một tiếp tuyến của đường tròn tâm O

b. MC = R√3

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-6

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-7

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-8

Bài 4: Cho đường tròn tâm O và bán kính R. Tạo ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn, dây BC giao OA tại M sao cho góc BMA bằng 90 độ, độ dài OM bằng độ dài MA.

a. Tứ giác OCAB là hình gì?

b. Kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) tại B cắt đường thẳng OA tại D. Tính BD theo R.

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-9

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-10

Bài 5: Cho đường tròn tâm O, trên đường tròn lấy hai điểm A, B. Kể hai tiếp tuyến từ B và C giao nhau tại A.

a. Chứng minh đoạn AO là đường trung trực của đoạn BC.

b. Vẽ đường kính CD của đường tròn (O). Chứng minh đoạn BD và đoạn OA song song với nhau.

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-11

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-12

Bài 6: Cho hai tiếp tuyến tại điểm A và điểm B của đường tròn tâm O giao nhau tại điểm M. Đường thẳng vuông góc với đoạn OA tại điểm O, cắt đoạn MB tại điểm C. Chứng minh đoạn CM bằng đoạn CO.

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-13

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-14

Bài 7: Cho đường tròn tâm O bán kính R, lấy A là một điểm nằm ngoài đường tròn. Vẽ các tiếp tuyến đường tròn AB và AC (B và C là hai tiếp điểm)/ Chứng minh góc BAC bằng 60 độ khi và chỉ khi đoạn OA  bằng độ dài đường kính.

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-15

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-16

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-17

Bài 8: Cho đường tròn tâm O, điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M vẽ hai tiếp tuyến ME và MF (tiếp điểm E và F) sao cho góc EMO bằng 30 độ. Biết số đo chu vi tam giác MEF bằng 30 cm.

a. Tính độ dài đoạn EF

b. Tính số đo diện tích tam giác MEF

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-18

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-19

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-20

Bài 9: Cho nửa đường tròn tâm O có AB là đường kính. Vẽ hai tiếp tuyến Ax và By. Điểm M nằm trên đường tròn sao cho tiếp tuyến tại M cắt Ax tại C, cắt By tại D. Chứng minh:

a. AC + BD = CD

b. Góc COD bằng 90 độ

c. AC nhân BD bằng bình phương  OA

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-21

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-22

Bài 10: Cho tam giác ABC có số đo góc BAC bằng 90 độ. Kẻ đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm A bán kính AH. Từ B kẻ tiếp tuyến BD (tiếp điểm D), từ C kẻ tiếp tuyến CE (tiếp điểm E).

a. Chứng minh, điểm A, điểm D, điểm E thẳng hàng

b. Chứng minh BD nhân CE bằng bình phương DE chia bốn

Hướng dẫn giải:

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-23

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-24

bai-tap-ve-tiep-tuyen-duong-tron-25

Kiến thức tham khảo thêm:

Trên đây là những bài tập về tiếp tuyến đường tròn, các em hãy làm bài tập này nhiều lần để nắm vững hơn những dạng bài này nhé. Khi đã thành thạo những bài trên thì tiếp tuyến đường tròn sẽ trở thành những bài ăn điểm của các em trong bài thi. Cùng nhau cố gắng lên nào! Các em đừng quên truy cập vào hoctot.hocmai.vn để tìm thêm nhiều bài tập về đa dạng chủ đề khác nhau nhé!