Đề cương ôn thi giữa kì 1 Vật lý 8 – Đầy đủ lý thuyết và bài tập

0
7634
de-cuong-on-thi-giua-ki-1-vat-ly-8

Đề cương ôn thi giữa kì 1 vật lý 8 được HOCMAI biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa, phù hợp cho các em học sinh trong giai đoạn ôn thi giữa học kì này. Như các em đã biết, môn vật lý là một trong những môn thách thức nhất đối với các em trong tổng số mười ba môn mà các em phải học trên trường, nên rất cần các em phải thật sự nghiêm túc, tập trung và chăm chỉ học bài. Bây giờ, chúng ta cùng nhau ôn tập đề cương thôi nào!

banner-on-thi-giua-ki-inpost

A. ÔN THI GIỮA KÌ 1 VẬT LÝ 8: PHẦN LÝ THUYẾT

I. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

– Chuyển động cơ học hay còn gọi tắt là chuyển động là sự thay đổi về vị trí của một vật theo thời gian so với một vật khác.

– Một vật chuyển động so với vật mẫu nghĩa là vị trí của vật so với vật mốc ấy đã thay đổi.

Ví dụ: Ô tô chuyển động so với cái cột bên đường, thuyền trôi trên sông chuyển động so với người đứng trên bờ,…

– Vật đứng yên so với vật mốc có nghĩa là vị trí của vật so với vật mốc không có sự thay đổi.

Ví dụ: Bác tài đứng yên so với chiếc xe buýt, hành khách trên xe taxi đứng yên so với chiếc xe taxi,…

– Một vật có thể là chuyển động với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác. Chuyển động hay đứng yên thì đều mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: Người tài xế chuyển động so với người đứng ven đường nhưng lại đứng yên so với người ngồi trong ô tô.

II. VẬN TỐC

– Vận tốc có chức năng cho biết độ nhanh chậm của chuyển động, được đo đạc bằng quãng đường vật di chuyển được trong một đơn vị thời gian nhất định.

– Công thức để tính được vận tốc là như sau: 

V = S/T

 Trong đó:

V → vận tốc

S → quãng đường

T → thời gian vật chuyển động.

III. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

– Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không hề thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Xe máy chạy ở vận tốc 40 km/h trong suốt 20 phút. Trong 20 phút ấy xe máy đã chuyển động đều.

– Chuyển động không đều là kiểu chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Chuyển động của xe đạp khi lên dốc rồi xuống dốc khác nhau, vậy đó là chuyển động không đều.

IV. CÁCH BIỂU DIỄN LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

– Lực bản chất là một đại lượng vectơ, được biểu diễn bằng mũi tên có:

+ Gốc → là điểm/nơi đặt của lực

+ Phương, chiều → trùng với phương và chiều của lực.

+ Độ dài → biểu diễn được cường độ của lực đó theo một tỉ lệ xích cho trước.

– Hai lực cân bằng là hai lực có cùng một độ lớn, cùng một phương nhưng lại ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng.

Ví dụ: Chiếc hộp được đặt nằm yên trên mặt bàn thì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (hai lực bằng nhau) là trọng lực và lực nâng của bàn.

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-vat-ly-8-1

V. QUÁN TÍNH

– Quán tính là tính chất giữ nguyên trạng thái chuyển động của vật, nói cách khác là giữ nguyên vận tốc cả về hướng và độ lớn.

– Khi không có một lực nào tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật đó đều cân bằng nhau thì:

+ Vật mà đang đứng yên thì sẽ tiếp tục đứng yên.

+ Vật mà đang chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

VI. LỰC MA SÁT

– Lực ma sát là các lực cản trở sự chuyển động khi các vật tiếp xúc, va chạm nhau.

– Có các loại lực ma sát thường hay gặp như là: lực ma sát lăn, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.

+ Lực ma sát trượt → xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.

Ví dụ: Trượt băng, mài dao

+ Lực ma sát lăn → xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác.

Ví dụ: Viên bi lăn trên mặt đất, quả bóng lăn trên sân.

+ Lực ma sát nghỉ → giữ cho vật không trượt cũng không lăn khi vật đó chịu tác dụng của lực khác.

Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giúp bàn chân ta không trượt về phía trước khi thân nghiêng về phía sau.

B. ÔN THI GIỮA KỲ 1 VẬT LÝ LỚP 8: PHẦN BÀI TẬP

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1: Một vật là đang đứng yên khi vị trí của vật với vật mốc:

A. càng xa.

B. càng gần.

C. thay đổi.

D. không đổi.

Câu 2: Kết luận nào sau đây là kết luận không đúng:

A. Lực là nguyên nhân để duy trì được chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân để khiến vật thay đổi hướng của chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân để khiến vật thay đổi được vận tốc.

D. Một vật có thể bị biến dạng là do có lực đã tác động vào nó.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc thì phụ thuộc vào ?

A. đơn vị của yếu tố chiều dài

B. đơn vị của yếu tố thời gian

C. đơn vị của yếu tố chiều dài và đơn vị của yếu tố thời gian.

D. những yếu tố khác.

Câu 4: Cho một người đi xe máy từ điểm A đến điểm B. Trên đoạn đường đầu, người đó đi hết mười lăm phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong khoảng thời gian là ba mươi phút với vận tốc là 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu đó dài bao nhiêu? Biết rằng vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường từ điểm A đến điểm B là 36 km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng trong những câu trả lời dưới đây?

A. 3 km.

B. 5,4 km.

C. 10,8 km.

D. 21,6 km.

Câu 5: Chuyển động của một vật được coi là càng nhanh khi:

A. Thời gian chuyển động của vật đó càng dài.

B. Thời gian chuyển động của vật đó càng ngắn.

C. Vận tốc chuyển động của vật đó càng lớn.

D. Vận tốc chuyển động của vật đó càng nhỏ.

Câu 6: Lực là nguyên nhân đã làm cho:

A. Tăng vận tốc chuyển động của vật.

B. Giảm vận tốc chuyển động của vật.

C. Không đổi vận tốc chuyển động của vật.

D. Thay đổi vận tốc chuyển động của vật.

Câu 7: Dưới tác dụng của những lực cân bằng thì:

A. Một vật thì sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.

B. Một vật mà đang đứng yên thì sẽ tiếp tục đứng yên.

C. Một vật mà đang chuyển động thẳng thì vẫn sẽ chuyển động thẳng

D. Chỉ A, B sai.

Câu 8: Cách làm nào sau đây sẽ có thể giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc. 

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

C. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc. 

D. Tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.

Câu 9: Nếu vật phải chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này sẽ không thể làm vật:

A. Đang chuyển động thì có thể chuyển động nhanh lên.

B. Đang chuyển động thì có thể chuyển động chậm lại.

C. Đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Sẽ bị biến dạng.

Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách đang chuyển động đều trên đoạn đường dài 54km, với vận tốc là 36km/h. Thời gian để đi hết quãng đường đó của xe sẽ là:

A. 2/3 h

B. 1,5 h

C. 75 phút

D. 120 phút

II. TỰ LUẬN

Câu 11: Em hãy nêu khái niệm của chuyển động đều? Cho ví dụ minh họa

Câu 12: Một ôtô bắt đầu khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng là lúc 10 giờ. Cho biết đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô sẽ là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?

Câu 13: Tại sao chúng ta phải dùng những con lăn bằng gỗ hay là các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy to nặng để di chuyển dễ dàng.

Câu 14: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái bàn có bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế với mặt đất là 8cm2 . Em hãy tính áp suất của các chân ghế khi tiếp xúc lên mặt đất.

Hướng dẫn giải bài:

I.TRẮC NGHIỆM(5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C B C D D B C B

II.TỰ LUẬN(5 điểm)

Câu 11: Chuyển động đều là kiểu chuyển động mà vận tốc của vật sẽ không thay đổi theo thời gian.

VD : Chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định

Câu 12:

Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?

Khoảng thời gian mà ôtô đi từ Hà Nội tới được Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h

Vận tốc của ôtô là:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-vat-ly-8

Đổi ra m/s là: 

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-vat-ly-8

Câu 13: Sử dụng con lăn bằng gỗ hoặc các ống thép kê dưới những cỗ máy to nặng khi đó thì ma sát lăn sẽ có độ lớn nhỏ, nên ta có thể dễ dàng di chuyển cỗ máy.

Câu 14:

Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg,

S = 4.8cm2 =32cm2 = 0,0032m2

p = ? N/m2

Bài giải

– Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là:

P= 10m= 10 (60+4) = 640N = F (vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên giữ vai trò là áp lực)

– Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 (N/m2 )

Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 (N/m2)

Các em có thể tham khảo thêm bài viết:

Vậy là chúng ta đã cùng nhau hoàn thành bài đề cương ôn thi giữa kì 1 vật lý 8. Đề cương ôn tập này được biến soạn rất đầy đủ và chi tiết đấy các em thân mến. HOCMAI mong các em chăm chỉ học theo đề cương này và vượt qua bài thi một cách dễ dàng. Các em hãy truy cập kho tài liệu khổng lồ hoctot.hocmai.vn để kiếm thêm thật nhiều bài tập, kiến thức cho mình nhé!