Đề cương ôn thi Sinh học kì 1 lớp 9

0
4219
on-thi-sinh-hoc-ki-1-lop-9

Môn sinh học tuy rằng lên tới cấp THCS các em học sinh mới được tiếp xúc, nhưng đây một trong những môn học khiến rất nhiều em gặp khó khăn trong cả lý thuyết và bài tập. Việc nắm vững kiến thức hóa học không chỉ giúp các em hoàn thành tốt bài thi của mình mà các em có thể sử dụng những kiến thức ấy trong những tình huống khác nhau thực tiễn đời thường. Sau đây, HOCMAI gửi tới các em bài Đề cương ôn thi SInh học kì 1 lớp 9. Các em hãy cùng ôn tập với HOCMAI nhé!

A. Các kiến thức trọng tâm ôn thi Sinh 9 học kì 1

I. Các thí nghiệm của Menđen

1. Trường hợp lai một cặp tính trạng

a. Thí nghiệm

Thực hiện giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng.

Ví dụ: P: hoa đỏ ´ hoa trắng ® F1: 100% hoa đỏ ® F2: 3 đỏ : 1 trắng

b. Menden giải thích kết quả thí nghiệm trên

  • Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
  • Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng.
  • Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền được tổ hợp lại bên trong hợp tử tạo thành từng cặp và từ đó quy định kiểu hình của cơ thể.

c. Sơ đồ lai một cặp trính trạng

  • Quy ước gen: A quy ước hoa đỏ, a quy ước hoa trắng

so-do-lai

 

2. Trường hợp lai hai cặp tính trạng

a. Thí nghiệm

Trường hợp khi lai 2 loại đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản với quy ước:

P: hạt màu vàng, vỏ trơn x hạt màu xanh, vỏ nhăn

F1:  100% vàng, trơn

F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

b. Menden giải thích cho kết quả thí nghiệm lai giữa 2 cặp tính trạng

Từ những phân tích kết quả của thí nghiệm trên đã xác định được tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng đều là 3 : 1. Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.

c. Sơ đồ lai 2 cặp tính trạng

Quy ước gen:

  • A – hạt vàng, a – hạt xanh
  • B – vỏ trơn, b – vỏ nhăn

so-do-lai-2-cap-tinh-trang

 

II. Nhiễm sắc thể

1. Nhiễm sắc thể

  • Tế bào của mỗi loài sinh vật sẽ  có bộ NST đặc trưng về số lượng cũng như hình dạng xác định.
  • Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc điển hình gòm hai cromatit đính với nhau ở tâm động.
  • NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, sự tự sao của AND đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

2. Nguyên phân

Các kì

Diễn biến

Kì đầu   –   Các NST bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.

–   Màng nhân, nhân con tiêu biến.

–   Các NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa   – Các NST kép co xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau   –Mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực tế bào.
Kì cuối   –   NST dãn xoắn.

–   Màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại.

 

3. Giảm phân

  • Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST).
  • Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có một lần ở kì trung gian trước lần phân bào Mỗi lần phân bào đều diễn ra 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Giảm phân I

Các kì Diễn biến
Kì đầu I   NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.

Các cặp NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và trao đổi chéo có thể xảy ra giữa 2 cromatit không chị em.

Cuối kì đầu NST kép trong cặp tương đồng tách nhau ra.

Màng nhân, nhân con tiêu biến.

Kì giữa I   NST co xoắn cực đại, NST có hình thái đặc trưng cho loài.

Thoi vô sắc đính vào tâm động ở 1 bên của NST.

Các cặp NST tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau I   Các cặp NST kép tương đồng di chuyển độc lập về 2 cực của tế bào.
Kì cuối I  ki-cuoi-1-giam-phan Sau khi phân ly về hai cực của tế bào, NST bắt đầu dãn xoắn.

Thoi vô sắc tiêu biến, màng nhân, nhân con hình thành.

Kết quả Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép sinh ra 2 tế bào con có bộ NST n kép.

 

  • Giảm phân II
Kì đầu II   Màng nhân, nhân con tiêu biến.
Thoi vô sắc hình thành.
Kì giữa II   NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Thoi vô sắc đính vào 2 phía của NST kép.
Kì sau II   NST tách nhau tại tâm động trượt trên thoi vô sắc di chuyển về hai cực tế bào.
Kì cuối II   NST dãn xoắn.
Màng nhân, nhân con xuất hiện.
Kết quả
Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST n đơn.

4. Phát sinh giao tử và thụ tinh

  • Qua giảm phân, ở động vật, mỗi tinh bào bậc 1 cho ra 4 tinh trùng, còn mỗi noãn bào bậc 1 chỉ cho ra 1 trứng.
  • Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái, về bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.

5. Cơ chế xác định giới tính

  • Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính.
  • Sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh được gọi là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
  • Bên cạnh đó, quá trình phân hóa giới tính còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài và bên trong.

 

6. Di truyền liên kết

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau và được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể (NST) cùng phân li trong quá trình phân bào.

a. Thí nghiệm về di truyền liên kết

Moocgan đã thực hiện thí nghiệm lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng.

P: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt

F1: 100% thân xám, cánh dài

F1′: thân đen, cánh cụt

F2: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

b. Giải thích thí nghiệm trên

  • Thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn được di truyền đồng thời.
  • Các nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

c. Sơ đồ lai của di truyền liên kết

Quy ước gen: B – thân xám, b – thân đen

V – cánh dài, v – cánh cụt

 

III. ADN và Gen

1. ADN

  • Phân tử ADN có cấu tạo từ các nguyên tố bao gồm C, H, O, N và P. ADN được phân loại thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà trong đó đơn phân là nucleotit thuộc 4 loại: A, T, X và G.
  • ADN của mỗi loài có đặc thù bởi thành phần, số lượng cũng như trình tự sắp xếp của các nucleotit. Do trình tự sắp xếp của 4 loại nucleotit khác nhau đã tạo nên tính đa dạng của ADN.
  • ADN là một chuỗi có dạng xoắn kép bao gồm hai mạch song song, xoắn đều. Các nucleotit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và G liên kết với X.
  • Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Từ đó, 2 ADN con được tạo ra sẽ giống ADN mẹ.

  • Gen là một đoạn của ADN, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.
  • ADN lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

2. ARN

  • Là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các nucleotit thuộc 4 loại A, U, G, X liên kết tạo thành một chuỗi xoắn đơn.
  • ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

3. Prôtêin

  • Protein được xếp vào loại đại phân tử, có cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố hóa học C, H, O, N.
  • Protein được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là các axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau
  • Phân tử protein có 4 bậc cấu trúc: cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4
  • Chức năng của protein: cấu trúc, xúc tác, điều hòa, bảo vệ, vận chuyển, cung cấp năng lượng và rất nhiều chức năng khác

4. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Gen (1 đoạn ADN) → mARN → Protein → Tính trạng.

 

IV. Biến dị

1. Đột biến gen

  • Đột biến gen là những sự biến đổi trong cấu trúc của gen
  • Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của các tác nhân môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới các phân tử ADN, xuất hiện trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra
  • Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nucleotit, một số dạng đột biến gen điển hình bao gồm có: mất, thêm hoặc thay thế một cặp nucleotit.
  • Đột biến gen thường có hại nhưng trong một số trường hợp lại có lợi

2. Đột biến nhiễm sắc thể

a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

  • Là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, …
  • Nguyên nhân: do các tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh.
  • Thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.

b. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  • Là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ
  • Có 2 loại đột biến số lượng nhiễm sắc thể: đột biến dị bội và đột biến đa bội.
  • Đột biến dị bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Các đột biến này thường do một cặp NST không phân li trong giảm phân, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST.
  • Đột biến đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.

c. Thường biến

  • Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
  • Không di truyền được.
  • Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác

Mức phản ứng do kiểu gen quy định.

  • Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường.

 

V. Di truyền học người

1. Phương pháp ngiên cứu di truyền người

  • Nghiên cứu phả hệ: theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền.
  • Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng: có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

2. Bệnh và tật di truyền ở người

  • Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người.
  • Ví dụ: bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh, tật khe hở môi – hàm, bàn tay mất một số ngón, …

 

VI. Ứng dụng di truyền học

1. Công nghệ tế bào

  • Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để ta ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • Gồm 2 công đoạn: tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, dung hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • Được ứng dụng trong vi nhân giống hay nhân bản vô tính hoặc trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới,…

2. Công nghệ gen

  • Là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác.
  • Gồm 3 khâu cơ bản: tách; cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  • Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và động vật biến đổi gen.
  • Công nghệ sinh học là một ngàng công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
  • Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực là: Công nghệ lên men, Công nghệ tế bào, Công nghệ enzim, Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, Công nghệ sinh học xử lí môi trường, Công nghệ gen, Công nghệ sinh học y – dược.

 

B. Đề cương ôn thi học kì 1 Sinh 9 phần bài tập 

Câu 1. Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?

A. Bb.

B. AaBB.

C. AaBb.

D. AAbb.

Hướng dẫn giải

Kiểu gen đồng hợp là kiểu gen chứa 2 alen giống nhau của cùng một gen.

  • Đáp án D đúng.

 

Câu 2. Kiểu hình là

A. Kết quả tác động tương hỗ giữa kiểu gen với môi trường.

B. Tập hợp tất cả các tính trạng và đặc tính bên trong, bên ngoài cơ thể sinh vật.

C. Sự biểu hiện của kiểu gen thành hình thái của cơ thể.

D. Sự biểu hiện của kiểu hình thành hình thái của cơ thể.

Hướng dẫn giải

Kiểu hình (tính trạng hay tập hợp các tính trạng) là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

  • Đáp án A đúng.

 

Câu 3. Ở chuột, màu sắc chiều dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một gen chi phối. Khi lai hai dòng thuần chủng lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau.

A. 9 lông đen, dài : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài : 1 lông trắng, ngắn

B. 9 lông đen, dài : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài.

C. 9 lông trắng, ngắn : 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài : 1 lông đen, ngắn

D. 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 lông trắng, dài.

Hướng dẫn giải

Theo đề bài, Ptc: chuột lông đen, dài ´ chuột lông trắng, ngắn → F1: 100% chuột lông đen, ngắn.

→ tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng, tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng lông dài.

Quy ước gen: A – lông đen, a – lông trắng

B – lông ngắn, b – lông dài

Phép lai: Ptc: AAbb (đen, dài) ´ aaBB (trắng, ngắn)

Gp: Ab                aB

F1: 100% AaBb (đen, ngắn) F1 ´ F1: AaBb ´ AaBb

F2: 9A-B- (đen, ngắn) : 3A-bb (đen, dài) : 3aaB- (trắng, ngắn) : 1aabb (trắng, dài).

  • Đáp án D đúng.

 

Câu 4. Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành.

A. Một hàng.

B. Hai hàng.

C. Ba hàng.

D. Bốn hàng.

Hướng dẫn giải

Vào kì giữa nguyên phân, các NST kép xếp thành hàng 1 trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

  • Đáp án A đúng.

 

Câu 5. Ở cà chua, gen A. thân cao, a. thân thấp; B. quả tròn, b. bầu dục. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng. thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ

A. 3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục.

B. 1 cao, bầu dục : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn.

C. 3 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 1 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục.

D. 9 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 3 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ lai: P : AB  ab

AB    ab

GP: AB ab

F1:  AB ab

F1 ´ F1: AB ´ AB

ab     ab

F2: AB : 2 AB : ab

AB      ab    ab

  • Đáp án A đúng.

(3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục).

 

Câu 6. Con gái phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?

A. Y

B. X

C. XX

D. XY.

Hướng dẫn giải

Con gái có cặp NST giới tính XX nên cần phải nhận NST X từ bố.

  • Đáp án B đúng.

 

Câu 7. Giảm phân diễn ra ở tế bào của cơ quan nào trong cơ thể?

A. Cơ quan sinh dưỡng.

B. Cơ quan sinh dục.

C. Cơ quan sinh dưỡng hoặc cơ quan sinh dục.

D. Cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh dục.

Hướng dẫn giải

Quá trình giảm phân diễn ra ở tế bào sinh dục, không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.

  • Đáp án B đúng.

 

Câu 8. Chức năng cơ bản của NST là

A. Lưu giữ thông tin di truyền.

B. Chứa đựng prôtêin.

C. Chứa đựng mARN.

D. Chứa đựng các đặc điểm của sinh vật.

Hướng dẫn giải

NST có chức năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền.

  • Đáp án A đúng.

 

Câu 9. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở trong

A. Tế bào chất.

B. Màng sinh chất.

C. Nhân tế bào.

D. Thành tế bào.

Hướng dẫn giải

Sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực diễn ra ở nhân tế bào.

  • Đáp án C đúng.

 

Câu 10. Từ 2 phân tử ADN qua quá trình nhân đôi 1 lần sẽ thu được số phân tử ADN là

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Hướng dẫn giải

Số phân tử ADN sinh ra sau 1 lần nhân đôi từ 2 phân tử ADN ban đầu là: 2´ 21 = 4 (phân tử)

  • Đáp án B đúng.

 

Câu 11. Prôtêin thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc bậc 1.

B. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.

C. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.

D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

Hướng dẫn giải

Prôtêin thực hiện được chức năng chủ yếu ở cấu trúc bậc 3 và 4.

  • Đáp án D đúng.

 

Câu 12. Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là vì

A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G,

B. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G,

C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G,

D. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G,

Hướng dẫn giải

Phân tử ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X khác với phân tử ADN có 2 mạch, có các đơn phân là A, T, G, X nên chúng có số mạch đơn và đơn phân khác nhau.

  • Đáp án B đúng.

 

Câu 13. Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN có

A. G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô.

B. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô.

C. Các liên kết hidrô theo nguyên tắc bổ sung.

D. G liên kết với A bằng 2 liên kết hiđrô.

Hướng dẫn giải

Các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T bằng 2 liên kết hidrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidrô.

  • Đáp án C đúng.

 

Câu 14. Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng

A. mất một cặp A – T

B. thêm một cặp A – T

C. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.

D. thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.

Hướng dẫn giải

Chiều dài của gen sau đột biến không thay đổi nên không thể là dạng thêm/mất nuclêôtit, số liên kết hiđrô tăng thêm 1 nên đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

  • Đáp án C đúng.

 

Câu 15. Hiện tượng nào sau đây là đột biến?

A. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.

B. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.

C. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.

D. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.

Hướng dẫn giải

Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

  • Đáp án D đúng.

 

Câu 16. Hiện tượng đa bội phổ biến ở đối tượng

A. Vi sinh vật.

B. Vi khuẩn.

C. Động vật.

D. Thực vật.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng đột biến đa bội xảy ra phổ biến ở thực vật, thể đa bội có kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.

  • Đáp án D đúng.

 

Câu 17. Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFG.HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDCDEFG.HI. Có thể kết luận trong giảm phân đã xảy ra đột biến

A. mất đoạn.

B. đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. chuyển đoạn.

Hướng dẫn giải

Giao tử tạo ra có NST chứa trình tự gen CD bị lặp lại hai lần.

  • Quá trình giảm phân đã xảy ra dạng đột biến lặp đoạn NST.

 

Câu 18. Cây hoa liên hình, màu sắc của hoa phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Hiện tượng này gọi là

A. thường biến.

B. mức phản ứng.

C. đột biến.

D. lai tạo giống.

Hướng dẫn giải

Màu sắc hoa phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên đây là thường biến.

  • Đáp án A đúng.

 

Câu 19. Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp

A. nhân bản vô tính.

B. dung hợp tế bào trần.

C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật.

D. nuôi cấy hạt phấn.

Hướng dẫn giải

Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô thực vật.

  • Đáp án C đúng.

 

Câu 20. Phú và Cường là hai anh em sinh đôi cùng trứng, do điều kiện gia đình nên mỗi anh em phải sống ở một nơi. Tính trạng nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường sống hơn là kiểu gen?

A. Màu sắc của mắt và hình dạng của mũi.

B. Độ dày của môi và hình dạng của mũi.

C. Màu sắc của mắt và các giao tiếp với mọi người.

D. Các giao tiếp với mọi người và trọng lượng cơ thể.

Hướng dẫn giải

Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng lớn hơn từ môi trường so với các tính trạng chất lượng.

  • Đáp án D đúng.

BẢNG ĐÁP ÁN

1.D 2.A 3.D 4.A 5.A 6.B 7 8.A 9.C 10.B
11.D 12.B 13.C 14.C 15.D 16.D 17.C 18.A 19.C 20.D

 

C. Đề ôn thi học kỳ I môn Sinh lớp 9 (có hướng dẫn giải chi tiết)

Sau đây là bộ tài liệu gồm 20 đề ôn thi học kỳ I môn Sinh 9 có lời giải chi tiết do HOCMAI tổng hợp. Các bạn học sinh hãy tải xuống rồi in ra giấy thực hành trực tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

 

Một số bài viết liên quan các em học sinh có thể tham khảo:

Ôn thi học kì 1 lớp 9 môn tiếng Anh

Ôn thi Vật Lý lớp 9 học kì 1

Ôn thi hóa lớp 9 học kì 1