Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 8 chi tiết (Kèm đề thi ôn tập)

0
2032
on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8

Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 8 là bài viết do HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và hệ thống kiến thức lại kiến thức Vật Lý học kì 1 lớp 8 để gửi đến các em học sinh. Các em hãy cùng HOCMAI tổng ôn lại tất cả những kiến thức lý thuyết trọng tâm, một số dạng bài tập thường gặp và luyện tập bằng các đề ôn thi học kì 1 lớp 8 môn lý dưới đây nhé!

 

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I – Áp suất

1. Áp lực

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-1

Áp lực là lực ép có phương vuông góc cùng với mặt bị ép.

– Khi độ lớn của áp lực càng lớn hoặc diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.

2. Áp suất

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép.

– Công thức áp suất: 

p = F/S

Trong đó: 

  • F là áp lực, có đơn vị là niu-tơn (N);
  • S là diện tích phần bị ép có đơn vị là mét vuông (m2).
  • Đơn vị của áp suất là N/m2 hay paxcan (Pa): 1 N/m2 = 1Pa.

– Với cùng một áp lực F, diện tích bị ép S càng nhỏ thì áp suất càng lớn.

– Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa ba đại lượng p, F, S:

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-2

3. Áp suất chất lỏng

– Do có trọng lượng, chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

– Công thức áp suất chất lỏng: 

p = d.h

Trong đó: 

  • h – Độ cao tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m);
  • d – Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³);
  • p – Áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m² hay Pa)

– Hệ quả: Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang, có độ lớn như nhau.

4. Bình thông nhau

Bình thông nhau là một bình có hai nhánh được nối thông đáy với nhau.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-3

– Đặc điểm: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng tại các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao (không bị phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh), áp suất tại các điểm trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.

– Ứng dụng: Ấm nước, máy nén thủy lực, ống theo dõi mực chất lỏng,…

5. Máy nén thủy lực

– Máy thủy lực hoạt động dựa vào nguyên lí Pax-can (Pascal).

– Nguyên lí Pax-can: Chất lỏng chứa đầy trong một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất đến mọi nơi của chất lỏng.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-4

– Máy thủy lực hoạt động theo nguyên tắc: Pít-tông nâng có diện tích S lớn hơn pít-tông đẩy s bao nhiêu lần thì độ lớn lực nâng F cũng lớn hơn lực đẩy f bấy nhiêu lần:

F/f = S/s

Trong đó: 

  • F là độ lớn lực nâng lên pít-tông lớn (N) 
  • f là độ lớn áp lực lên pít-tông nhỏ (N) 
  • S là diện tích bề mặt pít-tông lớn (m²) 
  • s là diện tích bề mặt pít-tông nhỏ (m²)

II – Lực đẩy Ác-si-mét – Sự nổi

1. Lực đẩy Ác- si-mét

– Một vật khi nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật đó chiếm chỗ. Lực này được gọi là lực đẩy Ác-si-mét: FA.

– Lực đẩy Ác- si-mét có độ lớn: 

FA = d.V

Trong đó:

  • d – Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³)
  • V – Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m³)

Lưu ý: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ có thể được hiểu là phần thể tích của vật đang chìm ở trong chất lỏng

2. Sự nổi

– Điều kiện để vật nổi chìm:

  • Vật chuyển động lên mặt chất lỏng (nổi lên) khi FA > P
  • Vật lơ lửng bên trong chất lỏng khi FA = P
  • Vật chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình) khi FA < P

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-5

Lưu ý: Xét vật rắn đặc (có trọng lượng riêng d1) ở trong lòng chất lỏng có trọng lượng riêng d2.

  • Vật nổi nếu d2 > d1
  • Vật lơ lửng trong chất lỏng nếu d2 = d1
  • Vật chìm nếu d2 < d1

III – Công cơ học

1. Đặc điểm

– Khi lực tác dụng lên một vật và làm vật dịch chuyển theo phương không vuông góc với phương của lực thì khi đó lực sinh công cơ học, gọi tắt là công.

– Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: 

  • Lực tác dụng vào vật.
  • Quãng đường dịch chuyển.

2. Biểu thức

A = F.s

Trong đó: 

  • F là lực tác dụng vào vật (N);
  • s – Quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực (m)

– Jun là đơn vị của công (ký hiệu là J): 

1 J = 1 N | 1 m = 1 N.m | 1 kJ = 1000 J.

Chú ý: Đơn vị kilôoat giờ (kW.h) là đơn vị của công: 1 kW.h = 3600000 J.

3. Định luật về công

Định luật: Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì sẽ thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

IV – Công suất

1. Khái niệm 

Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công là Công suất, được xác định bằng công thực hiện ở trong một đơn vị thời gian.

2. Biểu thức

P = A/t

Trong đó: A – Công thực hiện được ở trong thời gian t.

– J/s: Đơn vị công suất được gọi là oát, ký hiệu là W

  • 1 kW (kilô oát) = 1000 W
  • 1 MW (mêga oát) = 1000 kW = 1000000 W

V – Cơ năng

1. Khái niệm 

Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học (chứ không cần vật đã thực hiện công cơ học) thì vật có cơ năng.

2. Đặc điểm

Hai dạng của cơ năng là động năng và thế năng. Một vật có thể có đồng thời cả động năng và thế năng, khi đó cơ năng của vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó: 

Cơ năng =  Thế năng + Động năng

– Cơ năng cũng có đơn vị là Jun (J) giống như công, nhưng cần phải lưu ý rằng cơ năng không phải là công.

3. Động năng và thế năng

Động năng

Thế năng
Thế năng trọng trường

Thế năng đàn hồi

– Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.

– Động năng của một vật phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và khối lượng của nó.

– Cơ năng của một vật có được khi vật ở trên một độ cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được ta chọn làm mốc), được gọi là thế năng trọng trường. – Cơ năng của một vật có được khi vật bị biến dạng  đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi.

Ví dụ: Dây cung bị kéo căng có thế năng đàn hồi

+) Vật có khối lượng càng to và chuyển động càng nhanh → Động năng càng lớn.

+) Nếu vật đứng yên → Động năng của vật bằng 0.

+ Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao → Thế năng trọng trường của vật càng lớn.

– Một vật sẽ có thế trọng trường khác nhau nếu chọn mốc tính độ cao khác nhau.

– Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì khi vật nằm trên mặt đất có thế năng trọng trường bằng 0.

– Khi vật bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của nó càng lớn.

B – MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP – ÔN THI HỌC KÌ 1 LÝ 8

1. Dạng bài xác định áp suất chất lỏng tại một điểm cho trước

– Công thức áp suất chất lỏng: 

p = d.h

Trong đó: 

  • h là độ cao được tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m);
  • d – Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³);
  • p là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m² hay Pa)

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-6

– Đối với trường hợp trong bình chứa nhiều loại chất lỏng không hòa tan với nhau, áp suất chất lỏng tại một điểm được xác định bằng biểu thức:

pA  = p1.d1 + p2.d2

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-7

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-8

2. Dạng bài tập về bình thông nhau

– Công thức áp suất chất lỏng: 

p = d.h

Trong đó: 

  • h là độ cao được tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng chất lỏng (m);
  • d – Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³);
  • p là áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m² hay Pa)

– Trong bình thông nhau có chứa cùng một chất lỏng đứng yên, những mặt thoáng của chất lỏng tại các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao (không bị phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh), áp suất tại những điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều sẽ bằng nhau.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-9

Phương pháp:

– Xác định vị trí cần tính áp suất tại 2 điểm trên cùng trên một mặt phẳng (thường xét ở vị trí đáy của một cột chất lỏng hoặc tại mặt phân cách giữa hai chất lỏng)

– Lập phương trình áp suất tại 2 vị trí cùng nằm trên một mặt phẳng bằng nhau

– Kết hợp với đề bài để tính toán trả lời câu hỏi của bài toán

Chú ý: Nhánh chất lỏng nào có chất lỏng có trọng lượng riêng nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng sẽ lớn hơn.

Ví dụ 1: Hai hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 100cm² và 200cm² được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá k như hình vẽ. Lúc đầu khoá k dùng để ngăn cách hai bình, sau đó đổ thêm 3 lít dầu vào bình A và đổ 5,4 lít nước vào bình B. Sau đó mở khoá k để tạo ra một bình thông nhau. Cho biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d1 = 8000 N/m³ ; d2 = 10 000 N/m³. Độ cao mực nước ở  bình A và bình B lần lượt là:

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-10

Hướng dẫn giải

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-11

Ví dụ 2: Một bình thông nhau hình dạng chữ U có chứa thủy ngân. Người ta đổ một cột nước cao h1 = 0,8m vào trong nhánh phải, đổ một cột dầu cao h2 = 0,4m vào trong nhánh trái. Tính độ chênh lệch mức thủy ngân tại hai nhánh, cho trọng lượng riêng của nước, dầu và thủy ngân lần lượt là d1 = 10000N/m³, d2 = 8000 N/m³ và d3 = 136000 N/m³.

Hướng dẫn giải

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-12

3. Dạng bài tính hiệu suất của máy cơ đơn giản

Trong thực tế, tại các máy cơ đơn giản bao giờ cũng sẽ có ma sát, do đó công thực hiện phải bằng tổng công dùng để nâng vật khi không có ma sát và công để thắng ma sát. Công này được gọi là công toàn phần, công nâng vật lên là công có ích, còn công để thắng ma sát là công hao phí:

Công toàn phần = Công có ích + Công hao phí

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-14

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-8-13

 

C – BÀI TẬP LUYỆN TẬP ÔN THI HỌC KÌ 1 LÝ 8

Câu 1: Khi nhúng một khối lập phương vào trong nước, mặt nào của khối lập phương sẽ chịu áp lực lớn nhất của nước?

A) Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
B) Mặt trên.
C) Mặt dưới.
D) Các mặt bên.

Câu 2: Khi đoàn tàu đang chuyển động ở trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng với lực nào?

A) Lực kéo do đầu tàu tác dụng tới toa tàu.
B) Trọng lực của tàu.
C) Lực ma sát ở giữa tàu và đường ray.
D) Cả 3 lực trên.

Câu 3: Tác dụng của áp lực sẽ phụ thuộc vào

A) phương của lực.
B) chiều của lực.
C) điểm đặt của lực.
D) độ lớn của áp lực và diện tích của mặt bị ép.

Câu 4: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,8.104 N/m². Diện tích của bàn chân tiếp xúc cùng với mặt sàn là 0,03m². Trọng lượng của người đó là:

A) 5,4N.
B) 54N.
C) 540N.
D) 5400N.

Câu 5: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg , vật thứ hai có khối lượng m2 = 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật ở trên mặt sàn nằm ngang.

A) p1 = p2.
B) p1 = 2p2.

C) 2p1 = p2.

D) Không xác định.

Câu 6: Một khối gỗ khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x  6cm x 7cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Áp suất tác dụng lên mặt bàn không thể đạt giá trị nào sau đây?

A) 3000Pa.
B) 2800Pa.
C) 2400Pa.
D) 2000Pa.

Câu 7: Điều nào là đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A) Chất lỏng sẽ gây ra áp suất theo phương chiều ngang.
B) Chất lỏng sẽ gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và những vật ở bên trong nó.
C) Chất lỏng sẽ gây ra áp suất theo phương chiều thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D) Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm dưới đáy bình chứa.

Câu 8: Một bình hình trụ cao 2m chứa đầy nước. Biết rằng 1000kg/m³ là khối lượng riêng của nước. Áp suất của nước tác dụng tới đáy bình là:

A) 2000Pa.
B) 500Pa.

C) 20000Pa.

D) 200Pa.

Câu 9: Để đảm bảo an toàn khi lặn dưới biển, người thợ lặn có gắn thêm một áp kế ở trên người và lúc này áp kế chỉ 5.105(N/m²). Một lúc sau thì người thợ lặn thấy áp kế chỉ 105(N/m²). Hỏi người thợ lặn này đã nổi lên hay lặn xuống?

A) Người thợ lặn nổi lên.
B) Người thợ lặn lặn xuống.
C) Người thợ lặn đứng yên.
D) Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 10: Người ta đổ thủy ngân vào một cái bình có độ cao đủ lớn sao cho thủy ngân cách đáy ống là 0,5m. Tính áp suất thủy ngân tại điểm A cách đáy ông 0,24m? Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 (N/m²)

A) 32640 (N/m² ).
B) 3264 (N/m²).
C) 35360 (N/m²).
D) 3536 (N/m²).

Câu 11: Hai bình có tiết diện bằng với nhau. Bình thứ nhất có chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1 và chiều cao h1; bình thứ hai có chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1 và chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình bình thứ hai là p2 thì.

A)  p2 = 3p1
B) p2 = 9p1
C) p2 = 0,9p1
D) p2 = 0.3p1

Câu 12: Một bình hình trụ cao 50cm chứa nước ở độ cao 20cm và còn lại là dầu, phía trên có một pittông  mỏng, nhẹ. Người ta  tác dụng  một lực  theo  phương  thẳng  đứng  có  độ  lớn F = 45N xuống pittông. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m³, trọng lượng riêng của dầu là 8000kg/m³, tiết diện của pit tông là 15cm²

A) 34400 (N/m²)
B) 25600 (N/m²)
C) 4400 (N/m²)
D) 25000 (N/m²) 

Câu 13: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

A) Bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông với nhau là bình thông nhau.
B) Tiết diện của những nhánh bình thông nhau phải bằng với nhau.
C) Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng tại các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Câu 14: Cho hai bình trụ thông với nhau bằng một ống nhỏ có khóa thẻ tích không đáng kể. Bán kính đáy bình A là r1 và bình B là r2 = 0,5.r1. Đổ vào bình A một lượng nước có thể tích là V = 20L. Tính chiều cao của cột nước tại mỗi bình, biết r1 = 8cm.

A) 0,44m.
B) 0,293m.
C) 0,22m.
D) 0,147m.

Câu 15: Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ cùng đường kính tiết diện, trong bình chứa thủy ngân. Đổ nước vào nhánh trái cho đến khi độ chênh lệch mức thủy ngân ở hai nhánh là 3cm, Tính độ cao của cột nước. Cho biết khối lượng riêng của thủy ngân là D1 = 13600N/m³, của nước là D2 = 1000N/m³.

A) 17,4cm
B) 20,4cm.
C) 37,8cm.
D) 40,8cm.

Câu 16: Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ không giống nhau và chứa nước. Tiết diện của nhánh lớn gấp 3 lần so với tiết diện của nhánh nhỏ. Người ta đổ dầu vào nhánh lớn cho tới khi mực nước ở nhánh này giảm đi 1,6cm. Biết 10000N/m³ là trọng lượng riêng của nước và của dầu là 8000N/m³. Độ cao của cột dầu đã đổ vào trong nhánh lớn và mực nước tại nhánh nhỏ đã dâng thêm lần lượt là.

A) 8cm và 4,8cm.
B) 8cm và 3,2cm.
C) 2cm và 4,8cm
D) 6cm và 4,8cm.

Đáp án

1 – C

2 – B 3 – D 4 – C 5 – D 6 – A 7 – B 8 – C
9 – A 10 – C 11 – C 12 – A 13 – B 14 – A 15 – D

16 – A

 

Tham khảo chi tiết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 8 ngay tại đây (↓):

 

D – Tham khảo một số đề ôn thi học kì 1 lớp 8 môn Vật Lý

Đề ôn thi học kì 1 lớp 8 môn Lý – Đề số 1
 

Đề ôn thi học kì 1 lớp 8 môn Lý – Đề số 2
 

Đề ôn thi học kì 1 lớp 8 môn Lý – Đề số 3
 

→  Tham khảo 3 đề tự luyện thi học kì 1 lớp 8 môn Lý ngay tại đây!

Tham khảo thêm đề cương ôn tập các môn khác:

 

Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 8 trên đây là bài viết hệ thống lại toàn bộ những kiến thức mà các em học sinh đã được học ở trong chương trình môn Toán học kì I lớp 8. Hãy tham khảo thật kĩ, ôn tập và luyện tập nhiều đề để chuẩn bị được tốt nhất cho bài thi cuối học kì I sắp tới nhé!